Thêm một "Ngày Truyền Thống"
Khi tôi tới với " Tánh-Không", tôi cảm-nhận ngay được cái không khí thân thương giữa mọi người. Tôi như tìm lại được "cái đại gia đình" mà tôi đã lạc từ tiền kiếp, mặc dầu đó là lần đầu tôi tới nơi này.
Tôi thầm nghĩ là mình sẽ trụ lại nơi đây. Cảm nhận đó càng rõ rệt hơn khi tôi thấy Tánh Không có những truyền thống thật dễ thương. Ngay sau buổi họp đạo tràng đầu tiên, anh Tuệ-Nguyên tuyên-bố:" Thầy mới đi Việt-Nam về, và, theo truyền-thống thì mỗi khi Thầy đi xa về, các thiền-sinh sẽ về Tổ-đình vấn-an thầy, nghe thầy kể truyện về chuyến đi và nói pháp, vậy, ai muốn lên thiền viện thăm thầy vào ngày mai xin ghi tên."
"ồ, cái truyền-thống này dễ-thương quá !", tôi thầm nghĩ. Và, vì cái truyền-thống dễ-thương này mà tôi ghi tên lên thiền-viện vấn-an Thầy ngay ngày hôm sau, mặc-dầu tôi mới chân ướt, chân ráo tới với " Tánh-Không" được đúng một ngày và cũng chưa là đệ tử của "Tánh Không"
Rồi với thời-.gian, tôi biết thêm được là "Tánh -Không" còn có những truyền-thống khác cũng dễ thương vô-cùng. Nào là: Truyền -thống "Đêm hoa-đăng" vào ngày đầu năm ta, truyền-thống "chúc thọ thầy rồi được thầy lì-xì " vào ngày mùng 1 Tết....
Thế là, tôi đã thực sự "Trụ" lại "Tánh-Không"...Tôi đi họp đạo-tràng, tôi lên Tổ-đình làm công-quả, tôi tham dự những buổi nhập-thất khi có thể....Tôi quả thực đã tìm được niềm-vui, tôi như trẻ lại, tôi thấy như tôi còn là một cô nữ-sinh 18 tuổi của thời xa xưa, mặc-dầu tuổi đã xế-chiều.
Và rồi, theo chân thầy, theo gót Phật, tôi chuyển-đổi nhận-thức, tôi sống hài-hòa với các bạn đạo, tôi xa lánh mọi ưu-phiền, tôi nhìn mọi ganh-đua ngoài đời, mọi phiền-muộn đến và đi không một chút dính mắc...
Tôi sống vui như thế với những thiền sinh đến trước và sau tôi, với những truyền-thống dễ-thương sẵn có...
Rồi Thiền Tánh-Không có thêm người..., thêm những điều dễ-thương, những sắc-thái sinh-động khác nẩy-sinh....
Nhất là từ khi gia-đinh anh Kiên Nguyễn-Helene, bây giờ là Tuệ Thiền và Nhật Như, vào với "Tánh-Không" thì luôn có những đóng góp thật khởi-sắc.
Anh Tuệ Thiền và Nhật Như, vào những dịp đặc-biệt như Tết Trung-Thu, Giáng-Sinh, Lễ Tạ-ơn... thường tổ-chức những bữa tiệc nho nhỏ, mời mọi người tham-dự, tạo thêm sự thân-mật, gần gũi giữa các thiền sinh cũ và mới....
Năm ngoái, Lễ Thanksgiving rơi vào đúng ngày có lớp học trên Thiền-viện, anh Tuệ Thiền và bà xã đưa ra ý kiến tổ chức Lễ Tạ -ơn Thầy và được moị người hưởng ứng...Thế là thầy và mọi người có một Lễ Tạ-ơn thật vui....
Mọi việc trôi đi.... Năm nay mùa Thanksgiving lại tới , Tôi nhận đươc email của Tuệ Thiền gửi cho mọi người, hỏi ý-kiến về việc tổ chức Lể Tạ ơn thầy,
Email gửi ra đã được 3 ngày, Ngoài chị Huệ Như lên tiếng tán đồng, tôi chưa thấy có ai cho ý kiến, tôi thầm nghĩ: "Có thể đây chưa phải là một truyền-thống chăng?"
Suy-nghĩ mãi, (thât tình tôi thích có đươc những dịp được lên Tổ-đình, được gặp Thầy, gặp mọi người, vì trong những dịp như thế tôi thật sự có được sự tĩnh lặng của tâm hồn và có được niềm vui dào dạt,) tôi mới email góp ý, nói rằng tôi thấy việc này nên làm, nhưng cần có sự đồng-ý của các "trưởng-lão"...
Rồi "Trưởng-lão-bộ" đồng ý là Tạ-ơn Thây nhân-ngày Thanksgiving là một điều nên làm... Rồi ngày tổ-chức được chọn...
Sáng hôm đó, tôi hân-hoan, vui vẻ lên đường, lòng tràn-ngập niềm vui vì tôi biết mình sẽ được gặp Thầy, gặp mọi người, sẽ được sống trong bầu không-khí trong-lành, thiêng-liêng nơi Thiền-viện, trong sự thương yêu, hài-hòa của mọi người...
Thầy Tuệ-Chân đai-diện tăng-đoàn lên tạ-ơn Thầy để mở đầu cho buổi lễ, rồi lần lượt Tuệ-Huy, Tuệ-Chiếu, đại-diện Nam CaLi. chị Sương đại-diện Sacramento lên nói lời tạ ơn thầy thật chân tình và cảm-động.
Sau đó, thầy ra lời pháp nhủ. Pháp-nhủ của thầy thật ngắn gọn và thật ý-nghĩa: Thầy đưa ra một câu hỏi : " Cách tạ ơn thầy tốt nhất là điều gì?"
Hai chị Huệ Như và Huệ Chiếu đứng lên trả lời câu hỏi này. Lối trình bày của 2 chị khác nhau, nhưng tựu trung nói là cách tốt nhất và ý nghĩa nhất để tạ ơn thầy là phải cố gắng tu-tập theo pháp thầy dạy để bản thân mình được tiến bộ, tiến dần tới giác-ngộ, giải-thoát, đồng thời còn phải hoằng pháp, tiêp-nối công-trình thầy đã làm, hầu giúp tất cả mọi người.... Thầy vừa ý với câu trả lời đó, và nhắn nhủ thiền-sinh là từ đây cho tới ngày Lễ Tạ-ơn sang năm mọi người phải cố-công tu-tập để ai cũng có sắc-thái tươi-sáng trên nét mặt vì hiên-tại cũng còn một số người chưa đạt được điều đó. Đồng-thời, thầy gợi ý mọi người là từ nay "Tánh-Không" có thêm một ngày Truyền-thống nữa, đó là ngày Tạ-ơn.
Sau phần pháp-nhủ của Thầy, mọi người lên chia-xẻ kinh-nghiệm tu-tập, đóng góp văn-nghệ giúp vui. ...
Chi Huệ Như góp ý là để cho "ngày Tạ-ơn thầy" đầy đủ ý-nghĩa, những lần tổ chức sau này nên được bổ-sung bằng 1 tuần lễ hay ít nhất 2 ngày nhập thất để mọi người bầy tỏ trọn-vẹn sự tạ ơn của mình. Anh Tuệ-Nguyên ghi nhận ý-kiến đó và hứa sẽ cố-gắng thực-hiện.
Buổi lễ kết-thúc bằng một bữa tiệc thịnh-soạn do 2 anh chi Tuệ-Thiền Nhật-Như khoản đãi. Thực-phẩm thật nhiều và thật ngon, lòng người ai cũng vui như mở hội.
Thật là một ngày vui trọn-vẹn, hoàn-toàn. Tôi ra về , tâm-hồn tràn ngập niềm vui với ý-nghĩ :" Từ nay "Tánh-Không " lại thêm một ngày truyền-thống dễ-thương nữa : “Ngày Tạ-ơn thầy"
Xin cám ơn thầy, cám-ơn mọi người và đặc-biệt xin cám ơn hai thiền-sinh Tuệ-Thiền-Nhật-Như đã đem truyền-thống tốt đẹp của quê-hương thứ hai này vào gia-đình "Tánh-Không". Khi làm điều này chúng ta đã thực-sự đi đúng tinh-thần và truyền-thống của người Việt là luôn-luôn mở rộng vòng tay đón nhận những tập-tục tốt đẹp vào gia-tài dân-tộc.
Duyên-Như (Thảo-Nguyễn.)