(THE SPACE BETWEEN PERCEPTION AND REACTION):
MỞ ĐẦU
Trong phần đầu của loạt bài viết về Kinh Ānāpānasati (MN 118), chúng ta đã phân tích ý nghĩa rộng hơn của thuật ngữ "Ānāpānasati" không chỉ giới hạn ở hơi thở mà còn mở rộng thành "Chánh Niệm Về Sự Vào-Ra" của cả thân và tâm. Bài viết này tiếp tục đi sâu vào một khía cạnh quan trọng khác: khoảng không giữa nhận biết và phản ứng (the space between perception and reaction). Khoảng không này có thể được ví như một "phổi thứ hai", giúp chúng ta tiếp nhận các thiện pháp (sīla) và loại bỏ các bất thiện pháp (āsava).
1. KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN BIẾT VÀ PHẢN ỨNG (THE SPACE BETWEEN PERCEPTION AND REACTION)
- Khi hít vào: Chúng ta ý thức đưa vào những phẩm chất thiện như tỉnh giác, chánh niệm, từ bi, kiên nhẫn.
- Khi thở ra: Chúng ta ý thức loại bỏ những bất thiện như tham lam, sân hận, si mê, cố chấp.
- Khi khoảng không giữa nhận biết và phản ứng được mở rộng, ta có thể quan sát và chọn lựa trước khi tiếp nhận hay loại bỏ một yếu tố tâm thức.
2. CHÁNH NIỆM LÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH PHỔI TÂM
Phương pháp chính để vận hành "phổi thứ hai" của tâm chính là chánh niệm (sati). Khi thực hành chánh niệm (ba phần: làm gì, làm như thế nào, làm để làm gì?)
- Ta không bị cuốn theo dòng suy nghĩ và cảm xúc ngay lập tức. Thay vào đó, trong khoảng không này ta có thể kịp nhận diện và quan sát trước khi phản ứng.
- Trong khoảng không này, ta mới có khả năng chọn lọc những gì nên hấp thụ vào tâm và những gì nên loại bỏ, giống như cách phổi chọn lọc oxy và thải ra CO₂.
- Ta phát triển sự an lạc nội tâm, vì không còn bị chi phối bởi những phản ứng vô thức, vốn là nguồn gốc của khổ đau.
3. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NHẬN DIỆN KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ PHẢN ỨNG
- Dừng lại (Pause): Khi gặp một tình huống hoặc kích thích mạnh, thay vì phản ứng ngay lập tức, hãy dừng lại trong một khoảnh khắc. (Tắt tiếng nói thầm Gợi lên trạng thái Không Nói)
- Quan sát mà không đánh giá (Describe, Don't Judge): Khi nhận diện hơi thở, chỉ đơn thuần ghi nhận: "hơi thở vào", "hơi thở ra", "hơi thở dài", "hơi thở ngắn", không thêm nhận xét như "tốt", "xấu". Khi quan sát cảm xúc, ghi nhận "đây là cảm giác vui", "đây là cảm giác buồn", "đây là cảm giác trung tính", thay vì phán đoán. (Không định danh, Không dán nhản Đối Tượng)
- Nhận diện sự sanh-trụ-hoại-diệt: Khi quan sát một suy nghĩ hay cảm xúc, nhận ra nó có sự khởi lên, tồn tại trong một khoảng thời gian, rồi biến mất.
- Hít vào - Thở ra (Breathe Mindfully): Thực hành quán niệm hơi thở như một phương pháp làm dịu tâm và tạo thêm khoảng không, cần thiết.
- Ghi nhớ Tam Pháp Ấn (Reflect on Three Marks of Existence): Nhận ra mọi phản ứng, cảm xúc đều vô thường (anicca), có thể là nguyên nhân của khổ (dukkha), và không có cái "tôi" bất biến (anattā).
- Ghi chú quan trọng:
Chính bước số 2: Mô tả mà không đánh giá, nếu thực hành đúng sẽ làm cho khoảng không/thời gian giữa nhận thức và phản ứng tâm được “nới rộng” ra, làm nền tảng cho việc nội quán và tu tập. Nó có tác dụng làm lớn lên lá “phổi tâm” là thanh lọc tâm.
Ngôn ngữ xử dụng trong bước 2 là ngôn ngữ có tính chất mô tả theo chân lý quy ước: Ví Dụ: “Tôi Biết Tôi Thở Ra Dài”, “Tôi Biết Tôi đang cảm thọ một cảm thọ khổ”, “Tôi Biết Trong Tâm Tôi đang có vọng tưởng”
4. KẾT LUẬN
Khoảng không giữa nhận biết và phản ứng là một yếu tố cốt lõi trong hành trì chánh niệm. Ví như phổi thứ nhất giúp cơ thể thanh lọc khí, phổi thứ hai giúp tâm thanh lọc phiền não, giúp chúng ta tiếp nhận thiện pháp và loại bỏ bất thiện pháp.
Tuệ Huy - Tô Đăng Khoa