Đạo tràng Nam Cali
Chương Trình CÙNG NHAU TU HỌC
Lớp TÌM HIỂU và ỨNG DỤNG kinh NGUYÊN THỦY 2024
Kính chia sẻ với quý anh chị CÁC TÀI LIỆU HỌC TẬP BÀI 12 ngày 19 tháng 8, 2024:
Tuệ Huy trình bày chủ đề: Tổng Quan về LÝ DUYÊN KHỞI và PHÁP DUYÊN SANH
- VIDEO
- SLIDES bài giảng
- và bài kinh liên quan đến bài học
SLIDES:
Kinh Duyên, Tương Ưng Bộ Kinh (SN 12.20)
Dẩn nhập: Bài Kinh Duyên, Tương Ưng Bộ Kinh (SN 12.20) là một bài Kinh rất quan trọng mà hành giả tu hành cần hết sức đặc biệt chú ý. Trong bài kinh này có một số thuật nhữ rất quan trọng bao gồm: dhammaṭṭhitatā, dhammaniyāmatā, idappaccayatā (phân đoạn 3) và tathata, avitathatā, anaññathatā (phân đoạn 5)
Vì nhận thấy lối hành văn và phân đoạn của bản việt dịch phổ thông (HT Thích Minh Châu) có một vài chổ chưa rỏ và vì tầm quan trọng của bài Kinh này, nên chúng tôi xin hiệu đính lại để làm cho bài kinh thêm rõ nghĩa cho sự tu học của chính mình. Văn bản này chỉ lưu lành nội bộ cho những ai hữu duyên.
Để tiện việc tham khảo cho một số vị có tâm học tập đến rốt ráo, xin mạn phép đính kèm những phiên bản dịch khác của HT Thích Minh Châu, nguyên bản Pali, và bản English của http://accesstoinsights.com
Tài Liệu Tham Khảo Số 1:
Bản Dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu
XX. Duyên (Tạp 12.14, Đại 2, 84b) (S.ii,25)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông lý duyên khởi và các pháp duyên sanh. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, già, chết khởi lên.
Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.
4) Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, nên có già, chết. Do duyên hữu, này các Tỷ-kheo, nên có sanh. Do duyên thủ, này các Tỷ-kheo, nên có hữu. Do duyên ái, này các Tỷ-kheo, nên có thủ. Do duyên thọ, này các Tỷ-kheo, nên có ái. Do duyên xúc, này các Tỷ-kheo, nên có thọ. Do duyên sáu xứ, này các Tỷ-kheo, nên có xúc. Do duyên danh sắc, này các Tỷ-kheo, nên có sáu xứ. Do duyên thức, này các Tỷ-kheo, nên có danh sắc. Do duyên các hành, này các Tỷ-kheo, nên có thức. Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, nên có hành. Dầu cho Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt tánh ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.
5) Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, có các hành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là như tánh, bất hư vọng tánh, bất dị như tánh, y duyên tánh ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lý duyên khởi.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là duyên sanh pháp? Già, chết, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.
7) Sanh, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.
8) Hữu, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.
9) -- 16) Thủ, này các Tỷ-kheo... ái, này các Tỷ-kheo... Thọ, này các Tỷ-kheo... Xúc, này các Tỷ-kheo... Sáu xứ, này các Tỷ-kheo... Danh sắc, này các Tỷ-kheo... Thức, này các Tỷ-kheo... Các hành, này các Tỷ-kheo...
17) Vô minh, này các Tỷ-kheo, là vô thường hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là duyên sanh pháp.
18) Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?"
19) Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay trước ta là gì, và nay trong tương lai ta sẽ là gì?"
20) Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: "Ta hiện có mặt? Ta hiện không có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?" Sự kiện như vậy không xảy ra.
21) Vì sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đã khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ, định lý duyên khởi này với các pháp duyên sanh này.
Tài Liệu Tham Khảo Số 2: Tiếng Pali
Saṃyutta Nikāya 12.20. Paccayasutta
12S2:119.1 Sāvatthiyaṃ viharati. “Paṭiccasamuppādañca vo, bhikkhave, desessāmi paṭiccasamuppanne ca dhamme. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha, bhāsissāmī”ti. “Evaṃ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca:
“12S2:120.2Katamo ca, bhikkhave, paṭiccasamuppādo? Jātipaccayā, bhikkhave, jarāmaraṇaṃ. Uppādā vā tathāgatānaṃ anuppādā vā tathāgatānaṃ, ṭhitāva sā dhātu dhammaṭṭhitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā. Taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti. Abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññāpeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti. ‘Passathā’ti cāha: ‘jātipaccayā, bhikkhave, jarāmaraṇaṃ’.
12S2:121.3 Bhavapaccayā, bhikkhave, jāti … pe … upādānapaccayā, bhikkhave, bhavo … taṇhāpaccayā, bhikkhave, upādānaṃ … vedanāpaccayā, bhikkhave, taṇhā … phassapaccayā, bhikkhave, vedanā … saḷāyatanapaccayā, bhikkhave, phasso … nāmarūpapaccayā, bhikkhave, saḷāyatanaṃ … viññāṇapaccayā, bhikkhave, nāmarūpaṃ … saṅkhārapaccayā, bhikkhave, viññāṇaṃ … avijjāpaccayā, bhikkhave, saṅkhārā uppādā vā tathāgatānaṃ anuppādā vā tathāgatānaṃ, ṭhitāva sā dhātu dhammaṭṭhitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā. Taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti. Abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññāpeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti. ‘Passathā’ti cāha: ‘avijjāpaccayā, bhikkhave, saṅkhārā’. Iti kho, bhikkhave, yā tatra tathatā avitathatā anaññathatā idappaccayatā– ayaṃ vuccati, bhikkhave, paṭiccasamuppādo.
12S2:122.4 Katame ca, bhikkhave, paṭiccasamuppannā dhammā? Jarāmaraṇaṃ, bhikkhave, aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ. Jāti, bhikkhave, aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā. Bhavo, bhikkhave, anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo. Upādānaṃ bhikkhave … pe … taṇhā, bhikkhave … vedanā, bhikkhave … phasso, bhikkhave … saḷāyatanaṃ, bhikkhave … nāmarūpaṃ, bhikkhave … viññāṇaṃ, bhikkhave … saṅkhārā, bhikkhave … avijjā, bhikkhave, aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā. Ime vuccanti, bhikkhave, paṭiccasamuppannā dhammā.
12S2:123.5 Yato kho, bhikkhave, ariyasāvakassa ‘ayañca paṭiccasamuppādo, ime ca paṭiccasamuppannā dhammā’ yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti, so vata pubbantaṃ vā paṭidhāvissati: ‘ahosiṃ nu kho ahaṃ atītamaddhānaṃ, nanu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kiṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kathaṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kiṃ hutvā kiṃ ahosiṃ nu kho ahaṃ atītamaddhānan’ti; aparantaṃ vā upadhāvissati: ‘bhavissāmi nu kho ahaṃ anāgatamaddhānaṃ, nanu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ, kiṃ nu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ, kathaṃ nu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ, kiṃ hutvā kiṃ bhavissāmi nu kho ahaṃ anāgatamaddhānan’ti; etarahi vā paccuppannaṃ addhānaṃ ajjhattaṃ kathaṅkathī bhavissati: ‘ahaṃ nu khosmi, no nu khosmi, kiṃ nu khosmi, kathaṃ nu khosmi, ayaṃ nu kho satto kuto āgato, so kuhiṃ gamissatī’ti– netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Taṃ kissa hetu? Tathā hi, bhikkhave, ariyasāvakassa ayañca paṭiccasamuppādo ime ca paṭiccasamuppannā dhammā yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā”ti.
Tài Liệu Tham Khảo Số 3: English:
saṃyutta nikāya 12
Connected Discourses On Causation
20. Conditions
At Savatthī. “Bhikkhus, I will teach you dependent origination and dependently arisen phenomena. Listen and attend closely, I will speak.”
“Yes, venerable sir,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
“And what, bhikkhus, is dependent origination? ‘With birth as condition, aging-and-deathcomes to be’: whether there is an arising of Tathagatas or no arising of Tathagatas, that element still persists, the stableness of the Dhamma, the fixed course of the Dhamma, specific conditionality. A Tathagata awakens to this and breaks through to it. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it. And he says: ‘See! With birth as condition, bhikkhus, aging-and-death.’
“‘With existence as condition, birth’ … ‘With clinging as condition, existence’ … ‘With craving as condition, clinging’ … ‘With feeling as condition, craving’ ... ‘With contact as condition, feeling’ … ‘With the six sense bases as condition, contact’ … ‘With name-and-form as condition, the six sense bases’ … ‘With consciousness as condition, name-and-form’ … ‘With volitional formations as condition, consciousness’ … ‘With ignorance as condition, volitional formations’: whether there is an arising of Tathagatas or no arising of Tathagatas, that element still persists, the stableness of the Dhamma, the fixed course of the Dhamma, specific conditionality. A Tathagata awakens to this and breaks through to it. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it. And he says: ‘See! With ignorance as condition, bhikkhus, volitional formations.’
“Thus, bhikkhus, the actuality in this, the inerrancy, the nototherwiseness, specific conditionality: this is called dependent origination.
“And what, bhikkhus, are the dependently arisen phenomena? Aging-and-death, bhikkhus, is impermanent, conditioned, dependently arisen, subject to destruction, vanishing, fading away, and cessation. Birth is impermanent ... Existence is impermanent … Clinging is impermanent … Craving is impermanent … Feeling is impermanent ... Contact is impermanent ... The six sense bases are impermanent ... Name-and-form is impermanent … Consciousness is impermanent … Volitional formations are impermanent … Ignorance is impermanent, conditioned, dependently arisen, subject to destruction, vanishing, fading away, and cessation. These, bhikkhus, are called the dependently arisen phenomena.
“When, bhikkhus, a noble disciple has clearly seen with correct wisdom as it really is this dependent origination and these dependently arisen phenomena, it is impossible that he will run back into the past, thinking: ‘Did I exist in the past? Did I not exist in the past? What was I in the past? How was I in the past? Having been what, what did I become in the past?’ Or that he will run forward into the future, thinking: ‘Will I exist in the future? Will I not exist in the future? What will I be in the future? How will I be in the future? Having been what, what will I become in the future?’ Or that he will now be inwardly confused about the present thus: ‘Do I exist? Do I not exist? What am I? How am I? This being—where has it come from, and where will it go?’
“For what reason is this impossible? Because, bhikkhus, the noble disciple has clearly seen with correct wisdom as it really is this dependent origination and these dependently arisen phenomena.”
◀ SAṂYUTTA NIKĀYA 12.19▲ TOPSAṂYUTTA NIKĀYA 12.21 ▶
Tài Liệu Tham Khảo Số 4
(Bản hiệu đính của Tuệ Huy Tô Đăng Khoa)
1) Trú ở Sàvatthi…
2) -- Này các Tỷ-kheo: “Lý Duyên Khởi và Pháp Duyên Sanh”. Hãy lắng nghe và khéo chú tâm suy nghiệm, Ta sẽ soi sáng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là Lý Duyên Khởi?
“Do có sanh ra, này các Tỷ-kheo, cho nên có già, chết.”
Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện,
nguyên lý tự nhiên đó (tức là “Do có sanh ra nên có già chết”) vẫn đứng vững,
các pháp an trú vững chắc trong nguyên lý đó (dhammaṭṭhitatā ),
các pháp được thiết lập một cách trật tự trong nguyên lý đó (dhammaniyāmatā),
các pháp y các duyên (điều kiện riêng biệt) mà hiện khởi theo đúng nguyên lý đó (idappaccayatā).
Nguyên lý này Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn thấu suốt rốt ráo cùng tột. Sau khi đã hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn thấu suốt rốt ráo cùng tột, Như Lai (dùng ngôn ngữ khái niệm quy ước) tuyên bố, chỉ bày, phơi bày, khai triển, thiết lập (khái niệm), phân tích, phân loại, làm cho phơi bày rõ ràng ý nghĩa Chân Thật Như Vậy của nguyên lý đó: “Này các Tỷ Kheo, hãy đến để mà thấy (đúng rõ ràng Như Vậy): “Do có sanh ra, nên có già, chết.”
4) “Do duyên hữu, này các Tỷ-kheo, nên có sanh.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên thủ, này các Tỷ-kheo, nên có hữu.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên ái, này các Tỷ-kheo, nên có thủ.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên thọ, này các Tỷ-kheo, nên có ái.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên xúc, này các Tỷ-kheo, nên có thọ.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên sáu xứ, này các Tỷ-kheo, nên có xúc.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên danh sắc, này các Tỷ-kheo, nên có sáu xứ.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên thức, này các Tỷ-kheo, nên có danh sắc.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên các hành, này các Tỷ-kheo, nên có thức.” Dầu các Như Lai…
“Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, nên có hành.”
Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, nguyên lý tự nhiên đó vẫn đứng vững, các pháp an trú vững chắc trong nguyên lý đó (dhammaṭṭhitatā ), các pháp được thiết lập một cách trật tự trong nguyên lý đó (dhammaniyāmatā), các pháp y các duyên (điều kiện riêng biệt) mà hiện khởi theo đúng nguyên lý đó (idappaccayatā). Nguyên lý này Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn thấu suốt rốt ráo cùng tột. Sau khi đã hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn thấu suốt rốt ráo cùng tột, Như Lai (dùng ngôn ngữ khái niệm quy ước) tuyên bố, chỉ bày, phơi bày, khai triển, thiết lập (khái niệm), phân tích, phân loại, làm cho phơi bày rõ ràng ý nghĩa Như Vậy của nguyên lý đó: “Này các Tỷ Kheo, hãy đến để mà thấy: Do có vô minh, nên có các hành.”
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây nguyên lý vừa phơi bày rõ ràng mang bản tánh chân thật là Như Vậy (tathatā), không hề hư vọng (avitathatā), không thể nào khác hơn Như Vậy (anaññathatā), các pháp đều y theo các duyên (điều kiện riêng biệt) mà hiện khởi theo đúng nguyên lý “Y Duyên Khởi Pháp Tánh”, tức là do cái này có nên cái kia có (idappaccayatā).
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nguyên lý Duyên Khởi (paṭiccasamuppādopaṭiccasamuppāda)
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Duyên Sanh Pháp?
Già, chết, này các Tỷ-kheo, là pháp vô thường (aniccaṃ), là pháp bị làm ra (saṅkhataṃ), là pháp do phụ thuộc nhân duyên mà sanh ra (paṭiccasamuppannaṃ), là pháp bị biến hoại (khayadhammaṃ), là pháp bị biến diệt (vayadhammaṃ), là pháp không nên tham trước hay chấp trước (virāgadhammaṃ), là pháp bị đoạn diệt (nirodhadhammā).
7) Sanh, này các Tỷ-kheo, là pháp vô thường…
8) Hữu, này các Tỷ-kheo, là pháp vô thường……..
17) Vô minh, này các Tỷ-kheo, là pháp vô thường (aniccaṃ), là pháp bị làm ra (saṅkhataṃ), là pháp do phụ thuộc nhân duyên mà sanh ra (paṭiccasamuppannaṃ), là pháp bị biến hoại (khayadhammaṃ), là pháp bị biến diệt (vayadhammaṃ), là pháp không nên tham trước hay chấp trước (virāgadhammaṃ), là pháp bị đoạn diệt (nirodhadhammā).
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp Duyên Sanh.
18) Do vì, này các Tỷ-kheo, “Lý Duyên Khởi và pháp Duyên Sanh” này được các vị Thánh đệ tử thấu suốt rõ ràng như thật như chơn với chánh trí tuệ ( yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti) cho nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?"
19) Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt
trong tương lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay trước ta là gì,
và nay trong tương lai ta sẽ là gì?"
20) Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: "Ta hiện có mặt?
Ta hiện không có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?" Sự kiện như vậy không xảy ra.
21) Vì sao? Vì rằng này các Tỷ-kheo, “Lý Duyên Khởi và pháp Duyên Sanh” này được các vị Thánh đệ tử thấu suốt rõ ràng như thật như chơn với chánh trí tuệ ( yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti)