VITAMIN TRONG TRÁI CÂY VÀ RAU
Vitamin là những chất cần thiết cho cơ thể mà con người không thể tự chế ra.
Phần lớn vitamin đem đến bằng thức ăn. Có những loại vitamin tan trong nước (vitamin C và những loại vitamin B) ngoài ra có những vitamin tan trong chất béo (như A, D, E và K).
Tất cả những loại đó có những vitamin chống oxy hóa mà chúng ta tìm thấy trong trái cây và rau.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học bệnh lý đã nói rõ nếu trong thức ăn có nhiều rau, trái cây thì sẽ làm giảm được những bệnh kinh niên kể cả những bệnh tim mạch và ung thư.
Những vitamin chống oxy hóa làm vô hiệu những gốc tự do của công thức hóa học mà những phản ứng của nó có thể làm hại tế bào. Những gốc tự do này góp phần trong sự lão hóa và trong sự thoái hóa như những bệnh tim mạch, ung thư, mắt cườm, hệ thống miễn dịch suy giảm và những bệnh thoái hóa của hệ thần kinh.
Những vitamin chống oxy hoá trong rau quả là vitamin C, vitamin E và carotenoïdes.
Carotenoïdes là những sắc tố đem lại màu đỏ, màu cam, màu vàng của rau quả. Có đến hơn năm trăm loại carotenoïdes được nhận ra trong thiên nhiên. Chúng ta có thể kể ra năm loại sau đây:
Cà chua chứa rất nhiều vitamin C và lycopene. Trái kiwi và cam là nguồn chứa nhiều vitamin C. Vitamin E được thấy trong dầu (dầu oliu).
Tiêu thụ trái cây và rau ngoài những vitamin chống oxy hóa chúng còn đem đến cho chúng ta những thành phần chính cho cơ thể như những hỗn hợp hóa học thực vật, những flavonoides và nhiều chất chưa được định danh nhưng chúng ta cũng không thể thay thế bằng các viên thuốc bổ được.
Song song với sự công nhận ngày càng tăng về công hiệu của rau quả trong việc phòng ngừa những bệnh kinh niên, các cơ quan chính thức về dinh dưỡng đã ấn định ra số lượng tối thiểu rau quả mà dân chúng phải cần nếu muốn sức khoẻ tốt hơn.
Cơ quan bảo vệ sức khoẻ cho dân chúng ở Hoa Kỳ và tổ chức Y tế Thế Giới đã khuyên nên dùng mỗi ngày ít nhất 400g rau quả, chia ra 5 xuất 80g như sau:
Một chế độ ăn uống bình thường đa dạng, đủ để cung cấp số lượng vitamin cho mỗi ngày nhưng chúng ta còn phải để ý đến sự thất thoát trong lúc bảo quản và chế biến thực phẩm.
Vitamin E và caretonoïdes (alpha và beta carotene, lycopene) chịu được sức nóng nhưng thay đổi rất nhanh với ánh sáng. Lycopene trong cà chua được hấp thụ dễ dàng hơn với chất béo (dầu). Vitamin C không chịu được sức nóng nhưng ngược lại không thay đối với ánh sáng. Tóm lại sự thất thoát của vitamin C không thể tránh khỏi trong quá trình nấu hay trong khi lưu trữ.
Một nghiên cứu trên số dân từ 45 đến 65 tuổi của 3 xứ Pardubice (Xứ Tiệp khắc) Augsburg (Đức Quốc) Jesuralem (Israel) đã so sánh tỷ lệ người Tiệp Khắc bị bệnh về tim mạch nhiều hơn người dân Đức và dân Israel. Mặc dù tỷ lệ của bệnh tiểu đường, hút thuốc lá và béo phì thì lại bằng nhau. Những nguyên nhân thông thường hay nói đến là chất béo và chất đường dường như không chứng minh được sự khác biệt về tỷ lệ bệnh tim của các giống dân này.
Số lượng thấp về carotenoïde và số lượng cao về homocysteine của người dân Tiệp Khắc có thể giải thích bằng sự ăn uống ít rau quả nên tỷ lệ người bị bệnh tim mạch cao hơn ở xứ này.
Axit folic (vitamin B9) đặc biệt có rất nhiều trong rau lá xanh, Axit Folic làm giảm những nguy cơ dị tật ống thần kinh của bào thai và Axit Folic cũng giữ một vai trò trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch và ung thư.
Huệ Thuận
(Lausanne Hội Thiền Tánh Không Thụy Sĩ )