HT Thích Thông Triệt – Aus der Nachleselektüre
Übersetzt ins Deutsche von Quang Định
DIE BETRACHTUNG DES LEIDENS
(Dukkhānupassanā)
Leiden weist auf das universelle Merkmal allen Seins hin. Im Allgemein kann man sagen, dass die Unzufriedenheit zu inneren Konflikten führt.
Im Prinzip ist das Leiden ein Ergebnis, das sich im Geist eines Menschen gebildet hat, der noch nicht die Prinzipien der Vergänglichkeit und des „Nicht-Selbst“ kennt. Es sind schmerzhafte Erfahrungen, die ein gewöhnlicher Mensch nicht vermeiden kann, wenn er in eine tragische Lage gerät wie der Verlust einer geliebten Person, der Verlust eines Jobs, der Ehebruch, der Misserfolg in der Arbeit, im Geschäft oder sein Land wird von fremden Eindringlingen überfallen usw…
Der Hauptgrund dieses Leidens ist, dass wir eine falsche Sicht über das Leben, über die weltlichen Phänomene und vor allem über uns selbst haben. Wir halten das Leben für immer schön und sicher und wir glauben, dass alle weltlichen Phänomene ewig und beständig sind. Wir glauben, dass das „Ich – Selbst“ real ist.
Leider ist die Realität das Gegenteil von diesem Glauben. Daher vergießen wir die Tränen, wenn wir mit harten Realitäten konfrontiert werden. Wir sind dann launenhaft und träge, wir haben physische Belastungen, Essstörungen oder Schlaflosigkeit, wir haben dann ständigen inneren Aufruhr im Kopf.
Zuerst müssen wir aber erkennen, dass der Schlüssel des Leidens ist, dass wir die Gesetze der Vergänglichkeit und des „Nicht-Selbst“ nicht erkannt haben. Wir wollen immer gegen die Naturgesetze leben. Wir wollen ewig leben, wir wollen nicht krank werden, wir wollen nicht alt werden, wir wollen erfolgreich und reich sein, wir wollen alle Annehmlichkeiten des Lebens genießen, wir wollen, dass unsere Kinder und Enkelkinder erfolgreich sind, dass sie höhere Schulabschlüsse haben. Aber die Realität ist das Gegenteil unserer Wünsche. Das ist die Ursache des Leidens. Das ist das Verlangen und wer ist der Herr dieses Verlangens? Wir selbst.
Daher müssen wir dieses Verlangen beenden. Um es zu beenden, müssen wir das „Ich-Selbst“ zerstören. Um das „Ich-Selbst“ zu zerstören, müssen wir das „Nicht-Selbst“ erreichen. Um das „Nicht-Selbst“ zu erreichen, müssen wir das wortlose Bewusstsein erlangen und um das wortlose Bewusstsein zu erlangen, müssen wir die „Yathabhuta“ praktizieren.
Alternativ können wir auch folgende Methode anwenden:
1. Zunächst müssen wir die Ursache des Leidens herausfinden. In Wirklichkeit ist das Leiden nur ein Phänomen, das von innen kommt, aufgrund unseres unerfüllten Verlangens nach Dingen, die außerhalb unserer Reichweite liegen. Daher müssen wir das „Genug“ kennenlernen. Genug vom materiellen Reichtum und von den Genüssen des alltäglichen Lebens. Wir suchen nicht nach etwas, was Übermäßiges ist. Wir müssen das Gesetz der Vergänglichkeit und des „Nicht-Selbst“ kennen.
2. Wir versuchen das Leiden zu identifizieren. Wie sieht es aus? Welche Form und Farbe hat es? Sicherlich werden wir es nie zu sehen bekommen, weil es nur ein psycho-emotionaler Prozess ist, der durch innere Unzufriedenheit verursacht wird. Es entsteht aus inneren Konflikten zwischen Gut und Böse, zwischen Moral und Unmoral; zwischen Sehnsüchten und Anklammern und der Unzufriedenheit, da das angestrebte Ziel nicht erreicht wurde. Leiden hat keine Substanz, keine Form. Es sind nur emotionale Prozesse, die auf der Grundlage von Begierde, von Festhalten am Selbst entstehen. Sonst hätten wir es ja gesichtet.
Wir können das Leiden beenden bzw. begrenzen, indem wir die Vergänglichkeit, das „Nicht-Selbst“ oder die Leerheit aufmerksam betrachten oder wir praktizieren die Übung „ wortloses Wissen“ in den vier Körperhaltungen: gehen, stehen, liegen und sitzen.
Aus der Nachleselektüre „Die Betrachtung von Leiden“ des Zen-Meisters Thich Thong Triet
______________________________________________________________________________________
Link zum vietnamesischen Artikel: https://tanhkhong.org/p105a3377/ht-thich-thong-triet-quan-kho
QUÁN KHỔ
(Dukkhānupassanā: the Contemplation of Suffering)
Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "QUÁN"
do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn
Khổ chỉ cho đặc tính phổ biến của tất cả sự hiện hữu, nói chung đều bất toại nguyện (unsatisfactoriness) đưa đến những xung đột nội tâm.
Trên nguyên tắc, khổ là quả được hình thành trong tâm người chưa giác ngộ về những nguyên lý vô thường, vô ngã. Nó là những kinh nghiệm thống khổ (anguishing experiences), đau đớn mà người chưa giác ngộ không thể tránh, khi họ lâm vào những hoàn cảnh bi thương tang tóc, đớn đau, như người thân thương ra đi vĩnh viễn, như gia đình tan nát, như đất nước bị ngoại xâm, như bị tình phụ, bị lường gạt, như thất bại trên thương trường, trên sự nghiệp chánh trị, như bị mất sở làm, như tai bay vạ gió bất chợt chụp lên gia đình ta…
Lý do chủ yếu của những nỗi thống khổ đó là do ta có cái nhìn lầm lạc (a perverted vision) về cuộc đời, về thế gian và hiện tượng thế gian; đặc biệt nhất là ta lầm lạc đối với chính ta. Ta xem cuộc đời lúc nào cũng đẹp và an toàn, thế gian là nơi ta tận hưởng những hạnh phúc khoái lạc vật chất, tất cả hiện tượng thế gian là thường hằng vĩnh cửu và Ta – cái ngã này là thật. Nó sống lâu. Nó luôn luôn sống sung sướng, khỏe mạnh, đẹp, “jobs” làm an toàn. Nhưng sự thực đều trái ngược. Do đó, khi chạm trán với những thực tại phũ phàng, niềm đau khổ liền dâng lên. Nước mắt tuôn trào. Trái tim không ngừng se thắt. Ủ dột, biếng ăn, lười nói, nghẹn ngào cứ dai dẳng xuất hiện trong tâm ta. Tùy miên uất cảm ray rứt nội tâm.
Đây là cơ hội để ta có dịp quán sát. Trước hết, ta phải thấy rằng đầu mối đưa đến thống khổ là do ta không giác ngộ những định luật vô thường, vô ngã, không hài hòa trong vũ trụ. Ta nghĩ và ham muốn trái ngược với quy luật vũ trụ. Ta muốn sống mãi, muốn không bệnh, muốn không già, muốn thỏa mãn những dục lạc xa hoa. Ta muốn giàu sang, muốn sống êm đẹp trong gia đình đầy đủ tiện nghi, muốn các con, cháu đều ăn nên làm ra, hoặc tốt nghiệp đại học với những bằng cấp cao. Hoặc ta muốn mình có cuộc sống bình thường, muốn có mái nhà đơn sơ, muốn con cháu khỏe mạnh và biết giữ đạo đức theo nếp sống Á đông. Nhưng sự thực đều trái ngược với lòng khát khao ham muốn của ta. Vậy, mầm thống khổ bắt đầu từ nguyên nhân này. Đó là khát ái. Nhưng ai là chủ khát ái? Chính ta. Vậy thì khổ, do ta vì quá say mê trong những thứ ham muốn đủ loại.
Do đó, bằng cách tiến thẳng vào nguyên nhân, ta cần chấm dứt ái dục. Muốn chấm dứt ái dục, ta phải triệt tiêu ý niệm ngã. Muốn triệt tiêu ngã, ta phải đạt được cái vô sanh. Muốn đạt đươc cái vô sanh, ta phải đạt được cái Không Lời. Muốn đạt được cái Không Lời, ta phải thực hành cách biết như thực.
Ngoài ra, trong phương thức thứ hai, ta áp dụng như sau:
1. Trước hết, ta hãy tìm xem khổ bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Trên thực tế, khổ chỉ là một hiện tượng xảy ra từ nội tâm, do ta không toại nguyện những điều mong muốn ngoài tầm tay của ta. Ta không theo nguyên tắc biết đủ do Phật dạy. Lòng tham của ta không đáy. Vì thế, chính những mong muốn hay lòng tham ngoài tầm tay là nguyên nhân tạo ra khổ trong tâm ta. Do đó, muốn chấm dứt khổ, ta phải sống biết đủ. Biết đủ từ của cải vật chất đến những tiện nghi trong cuộc sống hằng ngày. Không ham muốn quá mức. Không ham muốn ngoài tầm tay. Sau đó ta phải thông suốt cái vô thường và vô ngã.
2. Thứ hai, nếu không áp dụng lý luận trên, ta hãy tìm thực tướng hay bản thể của Khổ bên trong tâm ta như thế nào. Nó ở đâu? Hình dáng nó ra sao? Màu sắc nó như thế nào? Chắc chắn ta sẽ không bao giờ thấy được nó. Vì nó chỉ là những tiến trình xúc cảm tâm lý do sự bất toại nguyện từ nội tâm ta khởi ra. Hoặc nó khởi ra từ những xung đột nội tâm ta giữa thiện và ác, giữa đạo đức và phi đạo đức; giữa những khao khát, thèm muốn, bám chặt và thất bại cay đắng, không đạt được mục tiêu ước nguyện. Chứ khổ không có bản thể. Nó chỉ là những tiến trình xúc cảm được phát xuất dựa trên khát ái, trên ngã chấp. Nếu nó có bản thể, ta sẽ biết nó ở tại đâu trong tâm ta.
Như vậy, ta có khả năng chấm dứt khổ hay hạn chế khổ bằng những phương thức quán lý vô thường, vô ngã, quán không, hay thực tập phương thức Không Lời trong bốn oai nghi.