HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD0449 HL Trần Văn Đạt BIÊN KHẢO - Bài 2/4: HAI THIỀN PHÁI XUẤT HIỆN THỜI BẮC THUỘC

Thursday, November 10, 202210:37 AM(View: 2537)

BIÊN KHÀO: Thử Tìm hiểu Thiền Tông Việt Nam
Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM
https://www.tanhkhong.org/a3437/phat-giao-va-thien-thoi-co-dai-o-viet-nam
Bài 2/4: HAI THIỀN PHÁI XUẤT HIỆN THỜI BẮC THUỘC
https://www.tanhkhong.org/a3440/dd0448-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-2-4-hai-thien-phai-xuat-hien-thoi-bac-thuoc
Bài 3/4: Các THIỀN PHÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐỘC LẬP PHONG KIẾN
https://www.tanhkhong.org/a3457/bai-3-4-cac-thien-phai-chinh-o-viet-nam-trong-thoi-doc-lap-phong-kien
Bài 4/4: CÁC THIỀN SƯ LÃO THÀNH NỔI BẬT HIỆN NAY
https://www.tanhkhong.org/a3468/dd0457-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-4-4-cac-thien-su-lao-thanh-noi-bat-hien-nay

Bài 2/4:

HAI THIỀN PHÁI
XUẤT HIỆN THỜI BẮC THUỘC 
(~ 500 – 939)

 H.L. Trần Văn Đạt

(Đạo tràng Nam Cali)

 

Các dòng thiền Phật giáo đã được khởi xướng từ khi Đức Thế Tôn hành đạoẤn Độ và được truyền từ quốc gia này đến Việt NamTrung Quốc từ lúc nào?

Ấn độ, thiền là một hoạt động thiết yếu và thường xuyên trong Phật sự ngay lúc Đức Thế tôn còn tại thế, chẳng hạn Đức Thế tôn dạy các đệ tử quán niệm hơi thở, Tứ niệm xứ (anapanasati), đây là con đường độc nhất đưa đến chứng ngộ Niết Bàn. Về sau, Đại sư Ma-ha-ca-diếp được các hậu duệ Phật giáo tôn vinh là Sơ tổ đầu tiên trong 28 vị Tổ của các thiền phái ở xứ này. Cho nên, khi Phật giáo bắt đầu hiện diện trên đất Việt cổ cách nay khoảng 2.300-2.200 năm vào cuối thời đại Hùng Vương, sinh hoạt thiền tông đương nhiên cũng có mặt từ thời cổ sơ này; trong khi đó Phật giáo đến Trung Quốc muộn hơn vào năm 67 sau Tây lịch. Vì vậy, Đại sư Khương Tăng Hội, một dịch giả và thiền sư rất nổi tiếng ở Giao Châu và Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch đã được một số nhà nghiên cứu Phật học trong nước đề nghị là Sơ tổ khởi xướng Thiền  tông ở Việt Nam vào buổi đầu.  

            Sau Đại sư khoảng 300 và 600 năm, hai thiền phái lớn mạnh của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam và trở nên thịnh hành, đó là phái Tỳ-ni-da-lưu-chi xuất hiện năm 580 và phái Vô Ngôn Thông năm 820.

 

  • Thế kỷ thứ 6 - Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi [1,2,3]

Đến thế kỷ thứ 6, Thiền tông Trung Hoa lần đầu tiên được truyền sang Việt Nam bởi Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci: ? - 594) còn được gọi trong tiếng Hán là Diệt Hỉ, xuất thân từ miền Nam Ấn Độ (thung lũng Swat), đệ tử của Tam tổ Tăng XánThiền sư sinh trưởng trong một gia đình Bà La Môn. Sau khi xuất gia, Ngài du hành khắp các miền Tây và Nam Ấn Độ để học thiền. Năm 574, Ngài đến Trường An, Trung Hoa gặp Tổ Tăng Xán. Ông được Tổ khuyên đi về phương Nam hành đạo và đến Giao Chỉ khoảng 580, trụ trì ở chùa Pháp Vân hay chùa Dâu[1] ngày nay, Luy Lâu, tỉnh Bắc Ninh. Ở đây, ngài gặp Sư Pháp Hiền đang dạy chúng và truyền pháp cho nhà sư này. Đại sư là vị sơ tổ sáng lập ra dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi tại Việt Nam, đã hoằng hóa tại đây 14 năm cho đến khi viên tịch năm 594. Thiền sư được xem là một trong những người đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Thiền tông Việt Nam.

Tư tưởng chính của dòng thiền này là tu tập theo Kinh điển Đại ThừaLục Độ Ba La Mật và Trí Tuệ Bát Nhã, theo tinh thần bất lập văn tự nhưng không quên nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu và hướng về Mật giáo. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tỳ-ni- đa-lưu-chi thường có hình thức tu tập "Tổng Trì Tam Muội" (Dharani samadhi) là một pháp thiền Mật tông để giữ pháp thiện và ngăn pháp ác. Bằng chứng Mật tông được tìm thấy ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình); đó là một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỷ thứ 10 có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của trường phái này.

Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ hơn là của Trung Hoa. Đây là một dòng thiền rất thích nghi với văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa dấn thân vào đời sống thực tế và mộc mạc của quần chúng [4].

Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi

Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi


Các vị Đại sư kế tục Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, ngoài tư tưởng Thiền, còn là những vị nghiêng về Mật tông, với Sấm ký, pháp thuật như Sùng PhạmVạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Pháp Thuận…(Biểu đồ VII. 1) Thiền phái này được truyền qua 19 thế hệ và 28 thiền sư, để lại ảnh hưởng rất lớn cho các vua nhà Lý như Lý Thái Tông.

 

  • Thế kỷ thứ 9 - Thiền phái Vô Ngôn Thông  [1,2,4]

Vào thế kỷ thứ 9, Đại sư Vô Ngôn Thông (759-826) là đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải, quê ở Quảng Châu, xuất gia tại chùa Song Lâm, Vũ Châu, Trung Quốc đến Việt Nam lập ra một thiền phái thứ hai trong thời Bắc thuộc: Vô Ngôn ThôngNhà sư vốn tính tình điềm đạm ít nói, nhưng thông minh nên người đương thời gọi là Vô Ngôn Thông. Năm 820, Sư sang Việt Nam trú tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh, để truyền pháp Thiền Nam phương của Lục Tổ Huệ Năng.

Đại sư Vô Ngôn Thông
Đại sư Vô Ngôn Thông

Tư tưởng chính của thiền phái này là chủ trương đốn ngộ và “dĩ tâm truyền tâm”. Phật chính là tâm, bất nhị, và nhấn mạnh giáo pháp vô đắc (sự giác ngộ chỉ do mình tự thực hiện lấy). Có lẽ pháp thoại đầu được đặc biệt quan tâm trong giáo hóatruyền pháp của thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngoài ra, dòng thiền này còn sử dụng không những kinh Bát nhã mà còn kinh Viên giácPháp hoa.

Các Thiền sư nổi tiếng của phái này như Thiện Hội (thế hệ 3), Định Hương (thế hệ 7), Ngộ Ấn (thế hệ 9). Thiền phái này còn có các Thiền sư dùng thơ để giải đáp cho người hỏi đạo, mở đầu cách nêu thoại đầu bằng thi ca, gồm có Thiền Lão (thế hệ 7), Viên Chiếu (thế hệ 8), Trí Bảo (thế hệ 11), Tịnh Không (thế hệ 11) (Biểu đồ VII. 2). Phái Vô Ngôn Thông cũng giống như thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, rất gần gũi với đời sống xã hội, nhập thế trong khi vẫn duy trì sinh hoạt tâm linh siêu việt của mình; nhưng thiền phái này còn mang nhiều sắc thái Phật giáo Trung Quốc trong việc tổ chức tu việnsử dụng thoại đầu [3].

Sau khi Đại sư Vô Ngôn Thông viên tịch thiền phái này gồm tất cả 17 thế hệ và 38 thiền sư. Tăng Thống Khuông Việt thiền sư (933-1.011) là đời thứ 4, quốc sư của vua Đinh Tiên Hoàng. Mãn Giác là đời thứ 8. Đỗ Thuận là đời thứ 10, quốc sư của vua Lê Đại Hành.

Nhìn vào lịch sử thiền của Việt Nam, người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy không có phái thiền nào khởi xướng ở trong nước suốt 5 thế kỷ đầu Tây lịch (dù đã có mặt ở Ấn Độ cả ngàn năm); trong khi đó đã có các hoạt động văn hóa Phật giáo nhộn nhịp tại thị tứ Luy Lâu vốn có mặt trước thời TL ở đồng bằng sông Hồng, và nơi đó có hàng trăm ngôi chùa miếu thờ và rất nhiều đại chúng tu học. Ở Trung Quốc cũng vậy, có trung tâm Phật giáo Lạc Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay), và một trung tâm khác là Bành Thành (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay) dù muộn hơn Luy Lâu. Ngoài ra, ở Việt Nam, tài liệu về Phật giáo trước thời ĐạiKhương Tăng Hội, một dịch giả và thiền sư nổi tiếng bấy giờ rất hiếm thấy; chỉ có quyển “Lý hoặc Luận”, tác phẩm về đạo Phật bằng chữ Hán đầu tiên được Mâu Tử (160-230)[2] viết tại Giao Chỉ năm 189 STL được ghi nhận và thường nhắc tới. Ngay cả tài liệu liên quan về sự nghiệp và các hoạt động Phật sự của Đại sư Tăng Hội vào thế kỷ thứ 3 STL lúc còn ở Việt Nam cũng không tồn tại; nhưng lịch sử đóng góp công đức của Ngài vào phát triển thiền giáo ở kinh đô Kiến Nghiệp, Giang Tô đến nay vẫn còn lưu giữ khá đầy đủ ở Trung Quốc!  

Rõ ràng thiền tông chính thức chỉ bắt đầu tại Trung Quốc từ năm 520 STL khi Tổ thứ 28 Bồ-đề-đạt-ma của Ấn Độ đưa pháp thiền của Phật giáo vào Trung Quốc và theo sử liệu của họ từ nơi này một thiền phái mới được đưa vào Việt Nam bởi Thiền sư Tỳ-ni-đa-lư-chi vào thế kỷ thứ 6. Có thể đây là ý đồ của kẻ xâm lược phương Bắc trong thời đô hộ không muốn có những lãnh tụ và các sự kiện phát triển bản xứ nổi bật dù từ lãnh vực tôn giáo. Nếu không, Đại sư Khương Tăng Hội cũng đáng được đề cử là người có thể khởi xướng thiền tông ở cả Việt NamTrung Quốc vì Ngài đã hoằng pháp hơn ba thập niên và tịch diệt ở Kiến Nghiệp được ban là Siêu hóa Thiền sư, trước khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma đến nước này khoảng 300 năm.

Một số tài liệu đã minh chứng Phật giáo truyền từ Ấn Độ đến Việt Nam (thế kỷ thứ 3-2 TTL) trước Trung Quốc (67 năm STL), cho nên đạo Phật có thể từ trung tâm văn hóa tôn giáo Luy Lâu lan tỏa về phương Bắc, nhưng họ không nghĩ như vậy!

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Lang. 2014. Việt Nam Phật giáo Sử luận. Nxb Văn Học (langmai.org)
  2. ­­­­­­Wikipedia: Lịch sử Phật Giáo Việt Nam:

(https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam

  1. Sơ lược các dòng thiền Việt Nam (https://www.phattuvietnam.net/so-luoc-cac-dong-thien-viet-nam/ )
  2. Nguyên Giác. 2020. The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ) - Thiền - Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org)
  3. Thư viện hoa sen: Biểu Đồ Các Tông Phái Phật Giáo Từ Ấn Độ Đến Việt Nam (thuvienhoasen.org)

 Phụ đề: Biểu Đồ Các Tông Phái Phật Giáo Từ Ấn Độ Đến Việt Nam (thuvienhoasen.org)[5]
AAA_Thử tìm hiểu THIỀN TÔNG VN _BÀI 2_8-22 Picture 2

 

 

 

 

 



[1] Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự (Wiki).

[2] Mâu Tử tên thật là Mâu Bác, sinh vào khoảng năm 160 và mất ~ năm 230 STL. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Ông là một trong số ít người đầu tiên ở nước ngoài đến Giao Châu (miền Bắc VN ngày nay) tu học và khai truyền đạo Phật tại đây vào cuối thế kỷ thứ 2 đến đầu thế kỷ thứ 3 (Wiki).

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Thursday, April 24, 20259:49 AM(View: 107)
Và trong khoảnh khắc ấy, bạn nhận ra: khi mọi thứ tan rã, ngay cả vô thường cũng không thể làm tan sự tĩnh lặng này. Ví như mưa bão đì đùng cũng không phá hủy nổi không gian.
Wednesday, April 23, 20258:38 AM(View: 214)
Trên bước đường tu, Tham Sân Si là 3 chướng ngại lớn nhất được gọi là Tam độc. Gọi là "độc" bởi vì nó tiêm nhiễm vào tâm của con người, khiến con người trở nên mù quáng và hành động theo sự lôi kéo của nó mà không cưỡng lại được.
Tuesday, April 22, 20253:26 PM(View: 59)
Không trung lơ lửng vầng trăng / Không treo! sao lại vững vàng chẳng rơi? / Không khêu! tại sao sáng ngời? / Ai tắt? mỗi khi ngày về thế đêm...
Monday, April 21, 202510:25 PM(View: 74)
Con xin tri ân Ni Sư, thầy Quang Dũng, tăng đoàn Thiền Tánh Không và ban Tổ chức đã tổ chức long trọng những buổi lễ: kỷ niệm 30 năm hoằng hoá, lễ truyền y, lễ xuất gia, khóa học năm ngày và buổi thiền trà. Tất cả đều thật chu đáo. Chúng con đã được trở về Tổ Đình trong không khí ấm cúng.
Monday, April 21, 202510:38 AM(View: 57)
Monday, April 14, 20258:45 PM(View: 213)
Chúng con xin có lời cảm ơn chân thành đến ban tổ chức, tăng ni đoàn và các thiền sinh đã bỏ nhiều công sức chuẩn bị từ nhiều tháng nay để tiếp đón chúng con thật chu đáo và thân tình.
Monday, April 14, 20253:59 PM(View: 180)
Video Mừng Ngày Truyền Thống 2025.
Monday, April 14, 20253:44 PM(View: 174)
Lần đầu trở về sau hơn 30 năm tại Cali, thăm lại ngôi nhà xưa, đồi xanh, mây trắng, đỏ thắm giàn hoa giấy, rực rỡ hoa tím vàng bên ven đồi. Lối xưa chỉ cách Tổ đình 30 phút lái xe, nhưng mất 30 năm mới bắt đầu những bước chân đầu tiên!
Monday, April 14, 20253:25 PM(View: 187)
Ttrước hết con trân trọng chào mừng sự có mặt của tất cả quý vị trong Ngày Truyền Thống 30 năm thành lập Hội Thiền Tánh Không. Chúng con xin dâng lên lòng tri ơn sâu sắc cho sự thành lập và giáo dưởng của Thầy Thiền chủ làm bước đầu cho sự phát triển Hội TTK nay đã lan tỏa khắp nơi trên thế giới.
Monday, April 14, 20252:47 PM(View: 182)
Con xin đại diện cho toàn thể thiền sinh đạo tràng Montreal kính chúc Ni Sư cùng các chư Tăng đức pháp thể luôn khinh an. Thân chúc các anh chị các đạo tràng bạn luôn tinh tấn trên con đường tu tập.
Monday, April 14, 202510:57 AM(View: 185)
Khi còn trẻ, thì mặt hoa da phấn./ Đến Già thì, da lấm chấm đồi mồi. / Ánh mắt mệt mõi, ngó, liếc, nhìn đời. / Tóc trắng như bông, đứng đi xiêu vẹo !!!
Monday, April 14, 202510:45 AM(View: 158)
Trên núi trọc. Nở một vùng xanh tươi. Chim hót, hoa cười, mừng Tánh Không nở rộ...
Thursday, April 10, 20259:43 AM(View: 265)
Vốn là đồi trọc hoang sơ / Ba mươi năm ấy, bây giờ xanh tươi / Trên cao Thiền Chủ mỉm cười / Tổ Đình hoa nở đón người Năm Châu
Wednesday, April 9, 20258:40 PM(View: 267)
Tổ Đình có nhiều cây xanh, mấy cái tiêu cao ngút, thân phải 2 người ôm, lá xanh rũ thướt tha, đôi khi còn làm dáng với vài trái tiêu đỏ. Rất nhiều cây thông, cây tùng dọc lối đi, một loại cây có gai nhọn mà Ni Sư đã kể trong bài Chuyện xóc dầm. Ngoài ra bao nhiêu loại bông đỏ vàng tím khoe mình, hàng chục loại cactus gốc rễ cứng chắc, sanh sôi nẩy nở trong nắng ấm. Đúng là một thảo nguyên giữa sa mạc!
Tuesday, April 8, 20259:37 PM(View: 273)
Năm nay có nhiều duyên lành tụ hội nên ngày Truyền Thống không chỉ là ngày kỷ niệm mà còn bao gồm nhiều sự kiện lịch sử. Thế nên phải tổ chức trong hai ngày mới đủ, gọi là hai ngày Đại Lễ vào thứ bảy và chủ nhật, April 5-6, 2025 tại Tổ Đình Tánh Không, thành phố Perris, California.
Wednesday, April 2, 20257:59 AM(View: 429)
Hiểu rằng không có việc gì xảy ra mà chẳng có nguyên nhân. Hãy kham nhẫn khi muốn chuyển nghiệp. Cần thành thật xem lại chính mình và dũng cảm chấp nhận những sự thật không vui. Mình là ông chủ của đời mình. Và chỉ mình mới thay đổi được mình mà thôi. Và rằng “muốn là được.”
Tuesday, April 1, 20257:21 PM(View: 732)
Nhưng… có bao giờ ta dừng lại và hỏi: / Điều gì thật sự làm ta khổ? / Là sự việc xảy ra, hay là vì nó không xảy ra như ta muốn?
Tuesday, April 1, 20256:32 PM(View: 212)
Tổ Sư khai tiếng chuông / Từ đó ngân không ngừng / Ba mươi năm vang dội / Khắp bốn bể năm châu!!!
Monday, March 31, 20253:48 PM(View: 351)
Ba mươi năm hoa Thiền nở rộ / Giữa cuộc đời đau khổ triền miên / Mừng Thầy THÔNG TRIỆT khai duyên / Tánh Không tỏa sáng mọi miền thế gian.
Thursday, March 27, 202512:30 PM(View: 261)
Và có thể, chỉ khi đó…/ Bạn mới thật sự sống với cái đẹp của vô thường./ Không phải cái đẹp của cái còn mãi, / Mà là cái đẹp của điều đang mất – mà ta không còn sợ mất nữa.
Tuesday, March 25, 20258:40 AM(View: 659)
Ai đạt bi-trí vững vàng / Thế gian biến động vẫn an nhiên cười. / Bước đi trên lối thảnh thơi / Tâm không ràng buộc, giữa đời hữu dư.
Monday, March 24, 202510:55 AM(View: 234)
Sunday, March 23, 20258:45 AM(View: 235)
Xin đa tạ một tấm lòng / Của người Pháp Tỷ Tánh Không, cùng THẦY!
Wednesday, March 19, 20259:31 AM(View: 197)
Yêu thương mà không mong muốn sở hữu, hiểu rõ rằng trong ý nghĩa tối thượng, không có sự sở hữu và không có người sở hữu: đây là tình yêu cao nhất. Yêu thương mà không nói và không nghĩ đến "tôi," hiểu rõ rằng cái gọi là "tôi" chỉ là một ảo tưởng. Yêu thương không chọn lọc và loại trừ, hiểu rõ rằng làm như vậy có nghĩa là tạo ra các tương phản của chính tình yêu: sự ghét bỏ, ác cảm và thù hận...
Monday, March 17, 20256:06 AM(View: 301)
Hắn, kẻ sát nhân trốn về lại chùa tá túc, đêm khuya lén ra tự tử. Thầy cứu được, nhưng đánh cho một trận nên thân, để hiểu thêm thế nào là Khổ. Sáng, khi lính tìm tới bắt đi, Thầy xin để hắn viết hết bài kinh Bát Nhã bằng con dao của tội ác.
Sunday, March 16, 20256:59 PM(View: 251)
Cũng như ta bước qua những trang kinh Phật, những áng thơ cổ, những lời huyền triết của Lão Tử, nhưng ta không bao giờ chạm đến chính xác ý nghĩa của chúng trong khoảnh khắc đầu tiên khi chúng được viết ra. Chúng đã rơi xuống khỏi bối cảnh nguyên thủy, rồi lại tiếp tục rơi một lần nữa khi bước vào ý thức của ta.
Sunday, March 16, 20251:56 PM(View: 277)
Gió đưa mây giăng cả bầu trời / Lúc thổi nắng, sưởi ấm mọi nơi / Lại cứ ngỡ gió làm tất cả / Vén màn đêm chỉ có mặt trời.
Sunday, March 16, 20259:51 AM(View: 310)
Sunday, March 16, 20258:55 AM(View: 336)
Lão đã “CHÍN CHỤC” mùa XUÂN / Xin cho phép Lão tự mừng tuổi nghe? / Lão xin hứa, sẽ nín khe! / Chỉ viết số 9, cặp kè số 0.
Wednesday, March 12, 20252:50 PM(View: 608)
Nghẹt Tim, một phần do ăn / Một phần do uống, phần tăng vui buồn / Vui buồn”vừa”, Tim bình thường / Buồn vui quá mức, tổn thương não đầu
Wednesday, March 12, 20251:41 PM(View: 285)
Người xưa có câu “ Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười". Bởi thế, Hãy sống một cuộc đời đáng sống, bạn nhé!
Saturday, March 8, 20256:39 PM(View: 277)
Câu nói này tôi nghe từ mẹ đã lâu lắm rồi, nhưng cho đến nay khi tuyến lệ gần cạn, tôi càng thấm thía lời nói ấy,
Wednesday, March 5, 20251:17 PM(View: 295)
Làm sao soi được Tâm ta ? / Khi Tâm bị bụi “ta bà” phủ bao ! / Bụi phủ từ lũy kiếp nào / Chớ không phải kiếp bụi bao bây giờ
Sunday, March 2, 20258:52 AM(View: 315)
Hương thơm các loại hoa thường / Khó cưỡng lại gió, cuốn bay theo dòng / Hương người Đức hạnh thong dong / Ngược theo chiều gió, tỏa lòng muôn phương!
Tuesday, February 25, 20256:22 PM(View: 492)
Hôm nay 22 tháng 2 / Trời xanh nắng ấm hoa mai đầy cành / Là ngày mừng tuổi Thầy sanh / Thượng thọ 84, chúc lành Ni Sư .
Tuesday, February 25, 20258:24 AM(View: 379)
Không phải chỉ lúc đi sinh hoạt nhóm mà cả khi đi chơi, theo tôi là một dịp để mình ngẫm nghĩ lại mình, xem mình xuống núi thoát khỏi cái vỏ ốc đảo phẳng lặng được chở che, ít phiền muộn, rơi tuột một mạch xuống chợ đời… sẽ ra sao… để biết được mình … tu …có tiến bộ chút nào hay vẫn chậm chân tại chỗ?.
Monday, February 24, 20255:20 PM(View: 335)
Đạo tràng Houston: lớp Tối 5 tháng 2, 2025 Tâm Chiếu: RẮN TRONG KINH TƯƠNG ƯNG Các Slides có thể xem ở LINK:
Monday, February 24, 20259:06 AM(View: 355)
Thật đáng thương và đáng trách cho mình đã dùng Phone để soi thân, tâm bấy lâu nay./ Quá khứ là bài học, quan sát & nhận biết kịp thời là việc nên làm bây giờ. / Nguyện cho tôi bớt dính vào Phone, đủ năng lượng để đối diện, chấp nhận với “Pháp đang là” này.
Monday, February 24, 20258:51 AM(View: 343)
Muốn vượt chướng ngại, xin đừng nãn / Và cũng đừng bao giờ thở than / Mà hãy, từng bước chân thênh thang / Như là khách nhàn du ngắm cảnh
Tuesday, February 18, 20256:05 PM(View: 874)
DIỄN GIẢI MỚI VỀ KINH ĀNĀPĀNASATI (MN 118) / BÀI SỐ 2: VỀ KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN BIẾT VÀ PHẢN ỨNG - PHỔI THỨ HAI CỦA TÂM
Tuesday, February 18, 20255:55 PM(View: 403)
Monday, February 17, 20256:02 PM(View: 382)
Trong đầu ta không nói thầm / Thì còn đâu nữa ầm ầm trong tâm / Sóng nước nào có xa xăm / Cách nhau một tơ tầm: Động, yên!
Wednesday, February 12, 20255:43 PM(View: 392)
Sau này mình nhận ra Tấm áo này như tấm thân con người vậy. Đến đi, ra vào, đều khó cả.
Wednesday, February 12, 20255:36 PM(View: 383)
Giơ tay bắt ngọn gió đùa / ió đâu! Chỉ thấy ngón thưa tay trần / Rõ ràng gió thổi rần rần / Gió chẳng bắt được, tay trần vẫn không /
Wednesday, February 12, 20255:18 PM(View: 337)
Wednesday, February 12, 202510:33 AM(View: 300)
Ảnh Nghệ Thuật Photo by Hoàng Tiến (Đạo tràng Texas) RỪNG THU
Wednesday, February 5, 20258:04 AM(View: 317)
Thơ hay thì chưa Ngộ. Đã Ngộ, viết ... rời tay. Cuộc đời cứ loay hoay. Mấy vần thơ trong óc...
Sunday, February 2, 20255:31 PM(View: 321)
Luyện tâm như lá bạc hà / Thấy mà chẳng đắm, nghe mà chẳng mơ. / Nước dù dòng sạch hay dơ / Lá xanh hứng, chẳng sạch nhơ lụy phiền.
Sunday, February 2, 20258:25 AM(View: 365)
Sunday, February 2, 20258:18 AM(View: 296)
Wednesday, January 29, 202510:01 AM(View: 382)
Houston, Người ngồi đó, lặng nhìn hoa tuyết rơi / Bên kia bờ, Người người nô nức đón Xuân sang.
Tuesday, January 28, 20255:10 PM(View: 381)
Thursday, January 23, 20257:50 PM(View: 445)
Trận cháy rừng khủng khiếp nhất lịch sử quận Los Angeles mấy hôm nay bắt đầu từ Pacific Palisade. Pacific Palisade là thành phố tuyệt đẹp nằm trên đồi núi dọc theo quốc lộ ven biển Pacific Coast Highway, phía tây Los Angeles, giữa hai thành phố sang trọng Malibu và Santa Monica.
Wednesday, January 22, 20259:26 AM(View: 450)
Xuân nay cũng lại sắp về, mong rằng những nét đẹp của Tết xưa sẽ không chỉ còn là khoảnh khắc đáng lưu giữ trong tim mỗi người mà còn trở về hiện hữu nơi mỗi nhà...
Tuesday, January 21, 20258:55 PM(View: 353)
Chu kỳ biến dịch Xuân Hạ Thu Đông… rồi trở lại Xuân… là dòng biến dịch bất biến không bao giờ ngừng. / Vô thường thị thường (Vô thường chính là thường).
Tuesday, January 21, 20258:51 PM(View: 378)
Là một người con Phật / Dù năm tháng có trôi qua / Nguyện không đổ lỗi, dán nhãn cho bất cứ ai. / Chữa lửa “sân” bằng nguồn nước Từ Bi / Kho “khổ đau“ với hương vị “giải thoát”
Tuesday, January 21, 20257:45 PM(View: 291)
Tuesday, January 21, 20259:51 AM(View: 1146)
Mừng đón Xuân xin cần buông bỏ / / Quán nội tâm cảm thọ không nào / Sinh già bệnh tử lao đao / Tâm trí an tịnh ngày nào cũng Xuân.
Tuesday, January 21, 20258:12 AM(View: 317)
Mọi lòng khoan khoái lâng lâng / Vạn vật tĩnh giấc, đón xuân chào mừng / Triền non núi thẳm chim rừng / Véo von tiếng hót không ngừng mừng xuân !!!
Tuesday, January 21, 20258:11 AM(View: 531)
Thắm thía chưa, chuyến Đò Đời? / Đò Đời vậy đó, đưa người về đâu ? / Về đâu? Ai biết về đâu? / Chẳng khác chiếc lá qua cầu lênh đênh!
Monday, January 20, 202510:32 AM(View: 433)
Thức không hiển lộ, như Đức Phật dạy, chính là trạng thái Niết-bàn, nơi mọi khổ đau, lậu hoặc, và nhị nguyên đều tan biến. Đây là đích đến của con đường giác ngộ, được khai mở nhờ pháp hành đúng đắn.
Sunday, January 19, 20256:25 PM(View: 395)
Nhưng tu là sửa đổi kia mà! Là lập luận rằng cứ tập bớt mỗi thứ một chút, đời này nếu chưa xong thì… đời sau,
Tuesday, January 14, 202511:20 AM(View: 442)
VIDEO / Tâm Chiếu: KHÔNG PHÓNG DẬT / Đạo tràng Houston Lớp Tối April 03 2024
Tuesday, January 14, 202511:11 AM(View: 526)
Hình ảnh cô bé áo nâu, tóc demi-garçon đứng nơi cổng thiền viện với nụ cười trên môi, vẫy tay chào làm chậm lại bước người đi. Dáng vóc nhanh nhẹn, chân chạy, tay vung, bao sân ngày nào, nay nhẹ bước bên Suối nguồn hạnh phúc, tô điểm cho thiền viện một sắc màu mùa Xuân / Cảm ơn em Như Vân
Sunday, January 12, 20259:08 AM(View: 522)
“Chánh Niệm Về Sự Vào-Ra” không bác bỏ vai trò của hơi thở; trái lại, nó nhìn nhận hơi thở là cánh cửa, mở lối vào sự quan sát toàn diện thân-tâm .../ Lối dịch mới này khiến chúng ta tiếp cận Kinh Ānāpānasati với góc nhìn trọn vẹn, thống nhất với Tứ Niệm Xứ (Kinh MN 10) và khuyến khích hành giả đi sâu vào con đường văn – tư – tu, đặt nền tảng vững chắc cho giải thoát khổ đau.
Thursday, January 9, 20258:42 PM(View: 852)
Cuồng phong bão lửa thiêu tất cả / Thậm chí mạng người cũng mất đi / Vô thường chợt đến, thành cát bụi / Ta đến rồi đi chẳng đem gì.
Wednesday, January 8, 202510:29 AM(View: 571)
Như bao năm, người Mỹ chào đón năm mới 2025 bằng Lễ Hội Hoa Hồng lần thứ 136 ở thành phố Pasadena, California ngày đầu năm, thứ tư, mồng một tháng giêng 2025, đúng 8 giờ sáng, giờ miền tây.
Wednesday, January 8, 20258:32 AM(View: 387)
Ngày tôi đi dòng đời qua nhẹ lắm. Mỗi kiếp người thấp thoáng tựa phù du. Dĩ vãng, ân tình, hạnh phúc năm xưa. Xin gửi lại luân hồi đường vô ngã...
Monday, January 6, 20259:29 AM(View: 475)
Sau cơn giông tối qua, bên phải thiền viện, một cành thông lớn đã nằm rạp trên mặt đất. Vì chưa lìa gốc nên hương thơm và sự tươi mát vẫn còn đó, chia xẻ cho những thảm cỏ xanh, bụi nấm biết bầu trời xanh bao la bất tận với làn mây trắng lững lờ trôi, những ánh sao trong màn đêm, những ánh nắng mặt trời gay gắt, những trận bão giông tràn về . Như vị Bồ Tát nguyện xuống trần gian vậy. - Nhìn cảnh nhớ Thầy.
Monday, January 6, 20259:17 AM(View: 430)
Monday, January 6, 20257:34 AM(View: 455)
Luân hồi sinh tử: đổi tôi! / Đó là định luật, chính tôi cỏng nè! / Thôi thì măc kệ nó nghe! / Mặc kệ hình dạng cập kè đổi thay!!!
Thursday, January 2, 20257:38 PM(View: 522)
Đúng sai tùy góc nhìn / Người khôn cứ lặng thinh / Kẻ dại mồm to tiếng / Chỉ tổn hơi sức mình...
Tuesday, December 31, 20248:17 AM(View: 406)
Bài thơ sức khoẻ răng đe / Xin đừng xem thường lắm nhe, thưa người / Trẻ, Già! Xin đừng “dễ ngươi” / Càng già! sức khoẻ có tươi bao giờ!!!
Tuesday, December 24, 20248:15 AM(View: 703)
Đông ơi! lại đến nữa rồi / Thầy tôi nay đã xa xôi mấy mùa / Ngoài kia lạnh buốt thê lương / Lá vàng rơi rụng, ngập đường lối đi
Sunday, December 22, 202411:18 AM(View: 449)
Sunday, December 22, 202410:56 AM(View: 427)
Sunday, December 22, 20247:43 AM(View: 566)
Thiền hành nhẹ gót thênh thang / Áo lam phất phới, áo vàng, áo nâu / Bây giờ Thầy tôi ở đâu ? / Thầy về chốn cũ, đứng hầu Thích Ca!
Friday, December 20, 20245:47 PM(View: 876)
Bắt đầu từ lúc đó, với sự hiểu biết về vai trò của Fascia, cộng thêm với cái đau là một chủ đề, những bài tập khí công đã được tập chu đáo hơn. Từ đó một cánh cửa dẫn đến sự hiểu biết lý thú về "sự liên hệ giữa Fascia-Khí Công-Thiền“ bắt đầu được mở ra.
Friday, December 20, 20247:51 AM(View: 574)
Ngồi trong lớp con nhìn Thầy chăm chú / Sắc mặt hồng, đôi mắt sáng như sao / Từng tuổi ấy nhiệt quyết vẫn dâng trào / Tâm từ bi chuyển tiết đông thành xuân ấm.
Wednesday, December 18, 20241:00 PM(View: 676)
Bạn có thấy rằng mọi thứ bạn cần để chấm dứt khổ đau đã luôn ở đó, chờ đợi bạn nhìn thấy và tin tưởng không? Đã đến lúc buông bỏ khát khao, nhận ra sự đầy đủ trong hiện tại và quyết tâm bước đi trên con đường giải thoát mà chính bạn tự mở lối.
Wednesday, December 18, 202412:47 PM(View: 513)
“Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả.
Wednesday, December 18, 202412:37 PM(View: 492)
Mùa thu lá đỏ / Vũ trụ xoay vần / Kiếp người mong manh / Nào ai có tỏ?
Wednesday, December 18, 202412:12 PM(View: 441)
Wednesday, December 18, 202412:03 PM(View: 475)
Tuesday, December 17, 20248:35 AM(View: 441)
Con xin được nói mấy lời / Để cho con được khỏe người, hả hơi ! / TRỜI cao nhìn xuống mĩm cười / Cứ nói, cho Tâm của người thảnh thơi.
Wednesday, December 11, 202412:49 PM(View: 470)
Wednesday, December 11, 202412:38 PM(View: 479)
Wednesday, December 11, 202412:09 PM(View: 519)
Monday, December 9, 202412:00 PM(View: 529)
Wednesday, December 4, 20249:00 AM(View: 677)
Sống chậm sẽ giúp ta yêu thương nhiều hơn, yêu cảnh vật, yêu con người xung quanh và từ đó giúp ta yêu thương hơn cuộc sống này. Sống chậm sẽ khiến ta biết trân trọng những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống và cảm nhận được những yêu thương mà mỗi người xung quanh trao tặng.
Sunday, December 1, 20248:08 AM(View: 454)
Lễ TẠ ƠN vừa qua đây / Vôi vàng trở lại đúng ngày TẠ ƠN / Ta mang biết bao nhiêu ƠN!
69,256