HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD0447 HL Trần Văn Đạt BIÊN KHẢO - Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM

Tuesday, November 8, 20221:36 PM(View: 2025)

Thử Tìm hiểu Thiền Tông Việt Nam:
Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM
https://www.tanhkhong.org/a3437/phat-giao-va-thien-thoi-co-dai-o-viet-nam
Bài 2/4: HAI THIỀN PHÁI XUẤT HIỆN THỜI BẮC THUỘC
https://www.tanhkhong.org/a3440/dd0448-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-2-4-hai-thien-phai-xuat-hien-thoi-bac-thuoc
Bài 3/4: Các THIỀN PHÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐỘC LẬP PHONG KIẾN
https://www.tanhkhong.org/a3457/bai-3-4-cac-thien-phai-chinh-o-viet-nam-trong-thoi-doc-lap-phong-kien
Bài 4/4: CÁC THIỀN SƯ LÃO THÀNH NỔI BẬT HIỆN NAY
https://www.tanhkhong.org/a3468/dd0457-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-4-4-cac-thien-su-lao-thanh-noi-bat-hien-nay

Bài 1/4:
PHẬT GIÁO VÀ THIỀN
THỜI CỔ ĐẠI  Ở VIỆT NAM

 H.L. Trần Văn Đạt
(Đạo tràng Nam Cali)

 

  • Mở đầu:

Theo nhiều tài liệu, Thiền tông được hình thành khi Đức Phật Thích Ca truyền cho Ngài Ma-ha-ca-diếp (Mahākāśyapa) làm Sơ tổ (Tâm truyền tâm) và tiếp nối truyền thừa đến vị Tổ thứ 28 cuối cùngBồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) ở Ấn Độ (Hình I.1) [1]. Thiền tông là một trường phái chính của Phật giáo, bên cạnh các trường phái chính khác phổ biến hiện nay, bao gồm Phật giáo Phát triển, Phật giáo Therevāda hay Nguyên thủy, Tịnh độ tôngMật tông. Thiền tôngPhật giáo luôn đồng hành và phát triển bên nhau theo chuyển biến tình trạng xã hội, văn hóa và chính trị trong từng quốc gia, mặc dù có vài nguồn dư luận do từ những nhận thức khác biệt nhau. Thật vậy, Thiền tông là cốt tủy của Phật giáo, như Thiền sư Thích Thanh Từ đã nói trong Lời giới thiệu sách Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 hay Thiền tông là trái tim của Phật giáo. Đạo Phật được khai sáng từ một vị Phật lịch sử nổi tiếng thế giới; đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (623-543 trước Tây lịch [TTL]). Ngài đã dùng thiền định chứng ngộ Tam minh và Lý duyên khởi, cũng như qua thiền Ngài tịch diệt về cõi Niết Bàn. Như vậy, nơi nào có giáo có thiền, Phật giáoThiền tông tuy hai mà là một thực thể kết hợp hoàn hảo.

Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TTL và trải qua 6 lần kết tập kinh điển để lưu giữ lời truyền pháp của Đức Phật Thích Ca, nhưng khoảng 200 năm đầu sau khi Đức Thế tôn tịch diệt không có văn bản để lại; cho nên các nguồn tin liên hệ cần được quan tâm đặc biệt về mức độ chính xác. Kết tập lần thứ 6 cuối cùng xảy ra vào năm 1954-1956 ở thạch động Maha Pasana Guha cách thủ đô Rangoon 12 km, Miến Điện [2].

Đạo Phật bắt đầu tỏa sáng trong xứ Ấn và châu Á vào thời đại Hoàng Đế A Dục (Ashoka) trị vì. Đặc biệt sau khi thống nhứt đất nước rộng lớn được đánh giá ngang hàng với Tần Thủy Hoàng, nhà vua tích cực ủng hộ Phật giáo trong nước, qua tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 3 và mở rộng phổ biến tôn giáo này trong và ngoài nước, bên cạnh thiết lập các di tích lịch sử đánh dấu nhiều cột mốc địa danh quan trọng của cuộc đời truyền pháp của Đức Phật Thích Ca.
Hoàng Đế A Dục đã gởi 9 phái đoàn đến nhiều nơi, trong đó có đoàn Phật giáo đi về hướng Bắc và Tây-bắc qua ngã Pakistan, Afghanistan và đường Tơ lụa để đến Trung Quốc vào năm 67 sau Tây Lịch (STL); từ đó Phật giáo lan truyền đến Triều Tiên (năm 372), Nhật Bản (năm 528) [3]Việt Nam, sau này trở nên bộ phái Đại thừa - nay gọi là bộ phái Phát triển. Hướng truyền bá đó còn gọi là Bắc truyền.
Một đoàn truyền đạo đi về phía Nam Ấn do Thái Tử Mahinda (Ma hi đà: 285-205 TTL) và tiếp theo Công Chúa Sanghamitta (Tăng già mật đa: 281-202 TTL) hướng dẫn đến đảo Tích Lan hay Sri Lanka ngày nay. Trong khi một nhóm khác (nhóm 8) do hai Đại sư Sona và Uttara cùng 5 đệ tử đi về phía đông - vùng Suvaṇṇabhūmi (Đất vàng) khoảng năm 263 TTL. Vùng này có thể bao gồm Miến Điện (Myanmar), Thái Lan, Cao Miên, Lào, Việt Nam (Giao Chỉ) - Champa và bán đảo Malay [3]. Hai phái bộ truyền giáo sau cùng nêu trên tiếp tục phát huy Phật giáo để sau này trở nên bộ phái Tiểu thừa - nay gọi là bộ phái Therevāda.

 

  • Phật giáo có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 2-3 TTL:

Khi Đức Thế tôn còn tại thế, Phật sựdụng công thiền xuất hiện và lan rộng ở miền Bắc Ấn độ và sau khi Người tịch diệt Phật giáo bắt đầu lan tỏa nhiều nơi khác trên đất Ấn và theo thời gian truyền tải khắp năm châu, nhứt là phát triển mạnh ở châu Á. Riêng ở Việt  Nam, tôn giáo này được truyền vào từ lúc nào và ở nơi đâu chưa biết chính xác, nhưng hiện nay đã có một số tài liệu Việt Nam, Trung Quốc, di tích bản địa và các bằng chứng khảo cổ học ở di chỉ Sa Huỳnh và Óc Eo… cho thấy Phật giáo dĩ nhiên gồm các hoạt động thiền sự đã có mặt trên đất Giao Chỉ (Bắc Việt) và ở nước Champa (Nam Việt Nam), có thể được truyền đến từ Ấn Độ vào thời Cổ Đại khoảng thế kỷ thứ 3 và thứ 2 TTL, chứ không phải từ Trung Quốc như sách sử ghi chép trước đây. Theo tài liệu về Ngọc phả Hùng Vương, “Trong thời Hùng Chiêu Vương trị vì, đạo Phật được  truyền vào nước ta. Từ các đời vua trước, Ngọc phả có nhắc đến đền chùa nhưng việc tế tự chỉ thấy nói đến thờ thần tiên, tổ tiên, đến vua Hùng thứ 7 mới thấy xuất hiện các từ của nhà Phật như biển Giác, Bát nhã, Niết bàn, ăn ở chay tịnh rồi lập đàn cúng ở chùa...[4].

Sau đây là một số bằng chứng cho biết đạo Phật đã xuất hiện trên đất Việt cổ xưa hay nước Văn Lang khoảng 300-200 năm trước Tây lịch:

(i)     Phật giáo Nguyên thủy có thể được truyền vào Việt Nam trong thế kỷ thứ 3 và thứ 2 TTL với sự kiện Ngọc phả Hùng Vương cho biết vào thời Hùng Vương thứ 7 tức Chiêu Vương (truyện bánh chưng, bánh giầy) trên núi Tam Đảo đã có chùa thờ Phật. Sự kiện thứ hai là Tiên Dung, con gái Vua Hùng Vương thứ 18 (~257 TTL), và chồng là Chử Đồng Tử trong truyện “Nhất Dạ Trạch” của quyển Lĩnh Nam Chích Quái, được nhà sư Phật Quang, người Thiên Trúc (Ấn Độ) truyền pháp tại núi Quỳnh Viên nằm ở cửa Nam Giới hay cửa Sót, ngày nay có tên là núi Nam Giới (Hà Tĩnh), và được nhà sư ban cho một cây gậy và một cái nón rồi nói rằng: “Linh dị và thần thông ở đây cả!. (Lĩnh Nam Chích Quái, Lịch Sử PGVN, tập 1, Lê Mạnh Thát, 1999) [3,5].

(ii)  Tại Champa có di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh, ở vương quốc Phù Nam (Chân Lạp) có di chỉ khảo cổ Óc Eo cho biết vùng bờ biển phía Nam Việt Nam, xưa thuộc hai nước này đã có giao dịch thương mại rộng rãi với Ấn Độ, Ba Tư, La Mã... Chiếc bia đá Võ Cảnh được các nhà nghiên cứu tìm thấy tại làng Võ Cảnh, Nha Trang có niên đại vào thế kỷ thứ 2 STL viết bằng tiếng Phạn. Trong thời gian này, nền văn minh Ấn Độtư tưởng chính là Phật giáo nên đã có mặt và truyền bá tại xứ này qua thời gian dài hàng trăm năm. Do đó, có thể suy luận rằng nhà sư Phật Quang người truyền đạo Phật cho Chử Đồng Tử có thể là người Ấn hoặc người Chăm đi từ phía nam đến Giao Chỉ. Nghĩa là đạo Phật có mặt ở vùng đất Champa, hay miền Nam Việt Nam ngày nay có thể đồng thời với triều đại Hùng Vương, sớm hơn miền Bắc tức Giao Chỉ ngày ấy.[5]

(iii) Dưới triều đại Hoàng Đế A Dục (Ashoka: ~304-232 TTL) ở Ấn Độ, có một trong 9 đoàn hoằng pháp do hai vị A La Hán Sona và Uttara (243-144 TTL) lãnh đạo cùng 5 đệ tử đã đến vùng Suvaṇṇabhūmi có thể thuộc vương quốc Phù Nam lúc bấy giờ, gồm các nước Đông Nam Á ngày nay và bán đảo Malay; nhưng có lẽ họ đến Miến Điện, Thái Lan và Đông Dương trước tiên. Thời gian ra đi của đoàn hoằng pháp này tương ứng với thời đại Hùng Vương và trùng hợp với câu chuyện ghi trong ngọc phả Hùng Vương và Di tích một bảo tháp Ashoka, theo sử liệu Trung Hoa (Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ và Thuỷ Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên), được xây dựng ở Giao Châu, tại thành Nê Lê (có lẽ Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 km) (Sau Vua Lý Thánh Tông xây tiếp thêm bảo tháp Tường Long năm 1058) [3,5,6].

(iv) Ở Giao Chỉ, thị tứ Luy Lâu hình thành trước Tây Lịch, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có hàng trăm chùa và nhiều tăng ni, sau này có các vị đại sưthiền sư nổi tiếng, như Khâu Ni (Tướng của Hai Bà Trưng đi tu), Ma Ha Kỳ Vực[1], Mâu Bác (160-230)[2], Khương Tăng Hội (205-280), Chi Cương Lương[3] Các thương nhân Ấn Độ thường dùng đường biển đến Giao Chỉ buôn bán. Sau đó đến lượt các tăng sĩ Ấn tới đây truyền đạo Phật bằng đường biển và/hoặc do các tu sĩ Ấn Độ trong Nhóm 8 nêu trên dưới thời Hoàng đế A Dục, góp phần hình thành trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu, một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo ở phương Đông vào buổi đầu Tây Lịch, cùng với hai trung tâm Phật giáo Bành Thành (nay Từ Châu, Giang Tô) và Lạc Dương (Kinh đô Đông Hán, nay Hà Nam) của Trung Quốc.

Theo Wiki, Luy Lâu là lỵ sở địa phương của quận Giao Chỉ (111 TTL-203 STL), và cũng là thủ phủ của cả Giao Châu từ năm 111 TTL đến 106 TTL. Luy Lâu thời Bắc thuộc không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo lớn và cổ xưa nhất của Việt Nam [7]. Chùa Dâu ở Bắc Ninh ngôi chùa cổ nhất VN

 

(v)   Vào thời Trưng Trắc và Trưng Nhị khởi nghĩa (40-43 STL) và sau khi Hai Bà tự tử ở Hát Giang, Bát Nàn Phu Nhân, một danh tướng của hai Bà, trốn thoáttrở thành một sư cô Phật giáo cùng với một số tướng khác như Khâu Ni cũng đi tu. Đây là một chứng cớ khác chứng tỏ Đạo Phật và thiền đã có mặt từ lâu ở Giao Chỉ trước Tây Lịch [3].

(vi) Vào cuối thế kỷ thứ 2 STL, nhà sư Mâu Tử, người Thương Ngô, nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc đến sinh sống và hoằng pháp ở Giao Chỉ, viết sách “Lý Hoặc Luận” gồm bộ luận lý giải những điều mê lầm của một số người không hiểu đạo Phật. Đây là quyển sách Phật giáo đầu tiên được viết bằng chữ Hán ở Giao Châu. Trong sách này (Câu hỏi 21), Mâu Tử  còn cho biết Phật giáo truyền đến Giao Châu cùng lúc với Phật giáo đến Trung Quốc (đời Hán Minh Đế, năm 67 STL). Thật ra, đạo Phật truyền đến đất Văn Lang trước Tây Lịch [8].

(vii)  Quốc sư Thông Biện dẫn lời Đại sư Đàm Thiên (542-607) (trình vua Trung Quốc Tùy Cao Tổ) để trả lời câu hỏi của Hoàng thái hậu Ỷ Lan (1.044-1.117) triều Lý về thời điểm Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam như sau [5]:

"Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tỳ-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tổ, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ…”.

Tóm lại, những sự kiện được ghi chép như Ngọc phả Hùng Vương, Tiên Dung-Chử Đồng Tữ, tháp Ashoka, thành Nê Lê và chiếc bia đá Võ Cảnh ở Nha Trang được phát hiện, cũng như sự đi tu của một số tướng lãnh của Hai Bà Trưng vào đầu Tây lịch, sách Lý‎ hoặc Luận và lời giải thích của Quốc sư Thông Biện đã chứng minh Phật giáo có mặt ở đất nước này từ thời Cổ Đại khoảng thế kỷ thứ 3-2 TTL, đồng thời điều này cũng xác nhận sự hiện diện của các hoạt động thiền sự ở những nơi thờ Phật trong thời gian này. Cho nên, Phật giáo Việt Nam ra đời trước hết có thể đến từ phương Nam và sau đó từ phương Bắc, với di tích Luy Lâutrung tâm Phật Giáo đầu tiên lâu đời nhứt của nước.

Vì vậy, các hoạt động tu tập thiền trong Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam từ lâu trước Tây lịch cho đến khi tài liệu lịch sử trong nước và Trung Quốc cho biết vào thế kỷ thứ 3 STL có một Đại sư Việt Nam tên Khương Tăng Hội đến kinh đô Kiến Nghiệp (tên cũ của Tây Phổ ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) truyền bá đạo Phật. Vậy thân thế và sự nghiệp của vị Đại sư này như thế nào?

 

  • Sơ tổ Thiền tông Việt Nam:

Nhà sư tên Khương Tăng Hội (Kōsōkai, ~ 205-280) [9,10,11] là một dịch giả[4]thiền sư dạy pháp tu thiền Quán niệm hơi thở của Đức Phật Thích Catrung tâm văn hóa Luy Lâu, là người Giao Chỉ trong thời Tam Quốc (184-280). Ông cũng là người đã có nhiều công đức góp phần vào phát triển Thiền họcTrung Quốc dưới thời Bắc thuộc.

Tổ tiên của Sư Tăng Hội xuất thân từ nước Khương Cư (Sogdiana) ở phía Bắc Ấn Độ, nhưng đến thời cha Ông di cư đến Giao Chỉ sinh sống và lập gia đình với một người phụ nữ địa phương này. Hơn 10 tuổi, cha mẹ qua đời ông xuất gia theo đạo Phật, tiếp thu giáo dục văn học Trung Quốc, hiểu biết rộng rãi kinh điển Nho giáothông hiểu tiếng Phạn. Rất tiếc không có tài liệu cho biết Ông tu tập ở đâu và sư phụ là ai, nhưng nhiều người tin rằng Ông lập đạo tràng dạy chúng và dịch thuật ở thủ phủ Luy Lâu, có thể ở chùa Diên Ứng, còn gọi là chùa Dâu hay chùa Pháp Vân, phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay [12]Theo Cao Tăng Truyện[5], Tăng Hội là một người uyên bácthông minh xuất chúng: “Hiểu rõ ba tạng kinh điển, đọc khắp cả sáu kinh (Nho, Lão), những sách về thiên văn và đồ vĩ phần lớn ông đều thông thạo[11]. Ông còn khéo giảng nói, giỏi văn chương nên hợp tác cùng các nhà sư bấy giờ, như Hàn Lâm ở Nam Dương, Bì Nghiệp ở Dĩnh Châu (An Huy), Trần Huệ ở Cối Kê (Chiết Giang), v.v. để phiên dịch chú giải kinh điển Phật giáo sang tiếng Hán tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu.

AAA_Thử tìm hiểu THIỀN TÔNG VN _BÀI 1_8-22 Picture 1
Thiền sư Khương Tăng Hội

 Năm 247 STL, Sư Tăng Hội đã khoảng 40 tuổi đến kinh đô Kiến Nghiệp tỉnh Giang Tô ngày nay vào đời nhà Ngô thời Tam Quốc lập am tranh, dựng tượng Phật hành đạo. Lúc bấy giờ nơi đây chưa có tăng sĩ Phật giáo. Suốt ngày Sư thắp hương lễ, bái tượng Phậttụng kinhngồi thiền, rồi ra chợ khất thực. Hiện tượng kỳ lạ này đã làm cho người địa phương chú ý cảm mến, bèn tâu lên vua Ngô là Tôn Quyền. Theo truyền thuyết, để thu phục lòng tin của chính quyền địa phương, chỉ trong 21 ngày Sư dùng pháp thần thông làm cảm ứng được xá lợi Phật (chiếc răng Phật) đầu tiên ở Trung Quốc xuất hiện trong một chiếc bình vào năm 248; cho nên vua Tôn Quyền vô cùng thán phụ, quy y theo, và xây dựng Kiến Sơ Tự để Ngài có nơi tu tập, truyền đạo và dịch kinh [9].

Nhờ vậy, Phật Giáo ở Kiến Nghiệp trở nên hưng thịnh. Đây cũng là con đường truyền đạo từ phương Nam vào Trung Quốc, và chính phạm bối[6] cũng được truyền vào qua con đường này. Đó là hướng Nam truyền. Vào năm 280 STL thời nhà Tấn, Thiền sư Khương Tăng Hội qua đời, được ban hiệu Siêu Hóa Thiền Sư. Các kinh điển chủ yếu do nhà Sư dịch gồm có bộ Ngô Phẩm Kinh 5 quyển, Tạp Thí Dụ Kinh 2 quyển, Lục Độ Tập Kinh 9 quyển, và chú giải một số kinh như An Ban Thủ Ý Kinh[7]Pháp Kính Kinh, Đạo Thọ Kinh, Nê Hoàn Phạm Bối, v.v.

Tư tưởng thiền của Đại sư được thể hiện qua các công trình dịch thuật, biên soạn, chú giải và viết lời tựa cho một số kinh sách. Từ đó, theo nghiên cứu của Lê thùy Dương (2016) [13], tư tưởng Thiền nhập thế của Khương Tăng Hội đã được biết qua bài Tựa “An Ban Thủ ý” kinh chú giải. Sư đã nhắc đến từ “Thiền” nhiều lần và quan niệm “Thiền” không chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn là một căn bản triết học về “tâm học” và khuyên người tu nên dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm như Đức Phật Thích Ca đã làm để chứng ngộ ba minh và lý duyên khởi. Sư viết: “Người hành giả chứng đắc được phép An Ban thì tâm bừng sáng, dùng cái sáng ấy để quán chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy”. Trước thời Khương Tăng Hội chắc đã có nhiều người nói đến thuật ngữ “Thiền” khi thực hành đạo Phật, nhưng chỉ đến Khương Tăng Hội mới nâng thiền lên một môn học, có phương pháp. Do đó, Nguyễn Lang (tức Thiền sư Thích Nhất Hạnh) trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận đã mạnh dạng đề nghị “Thiền học Việt Nam khởi đầu bằng Khương Tăng Hội[13,14]

Qua các công trình để lại của Đại sư, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong sư Tăng Hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Đại thừa và không ít từ Phật giáo Tiểu thừa. Tiểu thừa tin rằng khống chế tâm để chế ngự tham ưu, cũng như giáo lý thần thông, linh nghiệm làm xuất hiện xá lợi Phật để dâng lên vua Tôn Quyền. Với tư tưởng đại thừa, Thiền sư dấn thân trong đạo giáo, thể hiện lòng từ bi hỉ xả trong suốt cuộc đời hoằng pháp cứu nhân độ thế. Tóm lại, tư tưởng cơ bản về Thiền tông của Khương Tăng Hội là “Phật tại tâm”. Vì thế, Đại sư xem Thiền học như là môn họcphương pháp phân tích đề ra bốn cách thiền: “chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì từ trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn mà khử diệt” trong Lục Độ Tập Kinh về Thiền [13].

Thiền sư Tăng Hội đã tạo nên nhiều công đức vẻ vang ở kinh đô Kiến Nghiệp được lịch sử Trung Quốc ghi nhận, người địa phương thờ cúng. Ông là một Đại sư rất nổi tiếng vào những thế kỷ đầu của Tây lịch. Tôn Xước, một nhà trí thức trong hoàng gia Đông Ngô rất ngưỡng mộ tư cách của Đại sư nên viết đề lên tranh tượng Đại sư như sau [12]:

Lặng lẽ, một mình,
đó là khí chất
tâm không bận bịu
tình không vướng mắc
đêm đen soi đường
lay người thức giấc
vượt cao, đi xa
thoát ngoài cõi tục.

Cho nên, chắc chắn trước đó khi còn ở Việt Nam (Giao châu), ngoài các công trình dịch thuật, chú giải nhiều kinh điển, Đại sư từng mở đạo tràng tu tậpLuy Lâu nhiều năm và hoằng dương Phật pháp nhiều nơi để truyền đạo, dạy thiền ở đồng bằng Sông Hồng. Thiền sư đã dùng kinh bản nguyên thủy như Kinh Quán Niệm Hơi Thởkinh Tứ Niệm Xứ để dạy chúng thực hành và sống trong chánh niệm khi tu tập thiền trong tinh thần phóng khoáng của Đại thừa [10,14]. Vì vậy, Thiền sư Khương Tăng Hội rất xứng đáng là vị Sơ Tổ xây dựng bước đầu Thiền tông Việt Nam vào thế kỷ thứ 3 STL [14,15] ở thị tứ Luy Lâu bấy giờ được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo đầu tiên của Giao Chỉ được thành lập TTL.

Tuy vậy, đến nay chưa tìm thấy tài liệu, bằng chứng nào để xác định Đại sư Khương Tăng Hội khai thiền ở đâu, mở Pháp hội gì, công trình hoằng pháp cụ thể như thế nào và truyền thừa cho những ai ở Giao Chỉ trước khi đi Trung Quốc phát huy thiền học ở đó [16]. Sự khiếm khuyết này có thể là một trong biết bao hậu quả đáng buồn cho đất nước do chính sách đồng hóa khắc nghiệt, hủy diệt văn hóa dân tộc bản xứ của Bắc phương qua các cuộc xâm lăng thô bạo.

Sau đó, mãi đến thế kỷ thứ 6 và thứ 9 trong thời Bắc thuộc có hai dòng thiền từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam, đó là Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi (năm 574) Vô Ngôn Thông (năm 820).

Sau khi Việt Nam giành độc lập (939-1.884), năm thiền phái khác ra đời, đó là thiền phái Thảo Đường (1.069) trong thời nhà Lý, thiền phái Trúc Lâm vào thời Nhà Trần, thiền phái Tào Động (đầu thế kỷ thứ 17) ở Đàng Ngoài, thiền phái Lâm Tế (giữa thế kỷ thứ 17) ở Đàng Trong và thiền phái Liễu Quán (1.708) ở Miền Trung âm thầm hoạt động khá mạnh mẽ trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Trong số thiền phái đó, phái Trúc LâmLiễu Quán xuất phát từ trong nước mang bản chất văn hóa Phật giáo Việt Nam.

 

  • Kết luận:

Nhìn về quá khứ, Phật giáo thế giới đã trải qua biết bao thăng trầm trong hơn 2.500 năm và tôn giáo này có thể được truyền thẳng từ Ấn Độ vào đất nước Văn Lang dưới những triều đại Hùng Vương cuối cùng khoảng thế kỷ thứ 3-2 TTL, chứ không phải từ Trung Quốc. Trong khi đó, lịch sử Thiền tông Việt Nam hiện còn nhiều khiếm khuyết, di tích lịch sử rất khiêm nhường và tài liệu còn thiếu sót, nhất là trong thời cổ xưa khoảng vài trăm năm trước và sau Tây lịch. Dù thế, Đại sư Khương Tăng Hội, một vị thiền sư và nhà dịch giả rất nổi tiếng ở Giao Chỉ và Trung Quốc lúc bấy giờ rất xứng đáng là Sơ Tổ đầu tiên khởi xướng Thiền tông Việt Nam, dù đến nay tài liệu về Ngài còn giới hạn.

 

______________________________________ 

Tài liệu tham khảo:

  1. Biểu đồ các Thiền tông Ấn Độ (thuvienhoasen.org).
  2. Kết tập kinh điển: https://thuvienhoasen.org/a13269/kiet-tap-kinh-dien
  3. Tuệ Thiện Hồ Hồng Phước. Niên biểu lịch sử Phật giáo Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/images/file/3luRj7ut1QgQAPtr/nienbieulichsu-pgvn-2-.pdf.
  4.  VTC News. 2012. Hùng Vương thứ 7, vị vua đầu tiên và duy nhất lên ngôi nhờ thi tuyển
  5. (https://vtc.vn/hung-vuong-thu-7-vi-vua-dau-tien-va-duy-nhat-len-ngoi-nho-thi-tuyen-ar607616.html).
  6. ­­­­­­Wikipedia: Lịch sử Phật Giáo Việt Nam:
  7. (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam).
  8. Thành Nê-Lê: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%AA_L%C3%AA
  9. Lý Hoặc Luận:
  10.  https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Ho%E1%BA%B7c_Lu%E1%BA%ADn
  11. Wikipedia. Luy Lâu (https://vi.wikipedia.org/wiki/Luy_L%C3%A2u)
  12. Lê Mạnh Thát. 2011. Thiền sư Khương Tăng Hội. Thư Viện Hoa Sen (Thiền Sư Khương Tăng Hội - Lê Mạnh Thát - Phật Giáo Việt Nam – Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org)).
  13.  Khương Tăng Hội: https://en.wikipedia.org/wiki/Kang_Senghui (Khương Tăng Hội).
  14.  Nguyên Giác. 2020. The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ) - Thiền - Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org).
  15.  Làng Mai. Sơ Tổ Thiền tông Việt NamThiền sư Khương Tăng Hội (https://langmai.org/tang-kinh-cac/bai-viet/so-to-thien-tong-viet-nam-thien-su-khuong-tang-hoi1/)
  16.  Lê thùy Dương. 2016. Khái quát tư tưởng hập thế của các dòng thiền và một số thiền sư tiêu biểu. Lịch sử - Triết học, ĐHKHXHHGNV, Đại học Quốc gia Hà Nội.  https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/53827/1/TNS08645.pdf
  17. Nguyễn Lang. 2014. Việt Nam Phật giáo Sử luận. Nxb Văn Học (langmai.org)
  18. Thích Nhất Hạnh. 2005. Chúng ta đang thờ vị Sơ Tổ Phật Giáo nào? bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức" trong Thư viện Hoa Sen (13/06/11) (https://thuvienhoasen.org/p58a11491/chung-ta-dang-tho-vi-so-to-phat-giao-nao).
  19. Trần Tuấn Mẫn. 2017. Thiền Tông Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/a28060/thien-tong-viet-nam.

AAA_Thử tìm hiểu THIỀN TÔNG VN _BÀI 1_8-22 Picture 2

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Sunday, March 16, 20259:51 AM(View: 120)
Wednesday, March 19, 20259:31 AM(View: 55)
Yêu thương mà không mong muốn sở hữu, hiểu rõ rằng trong ý nghĩa tối thượng, không có sự sở hữu và không có người sở hữu: đây là tình yêu cao nhất. Yêu thương mà không nói và không nghĩ đến "tôi," hiểu rõ rằng cái gọi là "tôi" chỉ là một ảo tưởng. Yêu thương không chọn lọc và loại trừ, hiểu rõ rằng làm như vậy có nghĩa là tạo ra các tương phản của chính tình yêu: sự ghét bỏ, ác cảm và thù hận...
Monday, March 17, 20256:06 AM(View: 96)
Hắn, kẻ sát nhân trốn về lại chùa tá túc, đêm khuya lén ra tự tử. Thầy cứu được, nhưng đánh cho một trận nên thân, để hiểu thêm thế nào là Khổ. Sáng, khi lính tìm tới bắt đi, Thầy xin để hắn viết hết bài kinh Bát Nhã bằng con dao của tội ác.
Sunday, March 16, 20256:59 PM(View: 65)
Cũng như ta bước qua những trang kinh Phật, những áng thơ cổ, những lời huyền triết của Lão Tử, nhưng ta không bao giờ chạm đến chính xác ý nghĩa của chúng trong khoảnh khắc đầu tiên khi chúng được viết ra. Chúng đã rơi xuống khỏi bối cảnh nguyên thủy, rồi lại tiếp tục rơi một lần nữa khi bước vào ý thức của ta.
Sunday, March 16, 20251:56 PM(View: 125)
Gió đưa mây giăng cả bầu trời / Lúc thổi nắng, sưởi ấm mọi nơi / Lại cứ ngỡ gió làm tất cả / Vén màn đêm chỉ có mặt trời.
Sunday, March 16, 20258:55 AM(View: 101)
Lão đã “CHÍN CHỤC” mùa XUÂN / Xin cho phép Lão tự mừng tuổi nghe? / Lão xin hứa, sẽ nín khe! / Chỉ viết số 9, cặp kè số 0.
Wednesday, March 12, 20252:50 PM(View: 368)
Nghẹt Tim, một phần do ăn / Một phần do uống, phần tăng vui buồn / Vui buồn”vừa”, Tim bình thường / Buồn vui quá mức, tổn thương não đầu
Wednesday, March 12, 20251:41 PM(View: 160)
Người xưa có câu “ Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười". Bởi thế, Hãy sống một cuộc đời đáng sống, bạn nhé!
Saturday, March 8, 20256:39 PM(View: 143)
Câu nói này tôi nghe từ mẹ đã lâu lắm rồi, nhưng cho đến nay khi tuyến lệ gần cạn, tôi càng thấm thía lời nói ấy,
Wednesday, March 5, 20251:17 PM(View: 195)
Làm sao soi được Tâm ta ? / Khi Tâm bị bụi “ta bà” phủ bao ! / Bụi phủ từ lũy kiếp nào / Chớ không phải kiếp bụi bao bây giờ
Sunday, March 2, 20258:52 AM(View: 183)
Hương thơm các loại hoa thường / Khó cưỡng lại gió, cuốn bay theo dòng / Hương người Đức hạnh thong dong / Ngược theo chiều gió, tỏa lòng muôn phương!
Tuesday, February 25, 20256:22 PM(View: 319)
Hôm nay 22 tháng 2 / Trời xanh nắng ấm hoa mai đầy cành / Là ngày mừng tuổi Thầy sanh / Thượng thọ 84, chúc lành Ni Sư .
Tuesday, February 25, 20258:24 AM(View: 243)
Không phải chỉ lúc đi sinh hoạt nhóm mà cả khi đi chơi, theo tôi là một dịp để mình ngẫm nghĩ lại mình, xem mình xuống núi thoát khỏi cái vỏ ốc đảo phẳng lặng được chở che, ít phiền muộn, rơi tuột một mạch xuống chợ đời… sẽ ra sao… để biết được mình … tu …có tiến bộ chút nào hay vẫn chậm chân tại chỗ?.
Monday, February 24, 20255:20 PM(View: 199)
Đạo tràng Houston: lớp Tối 5 tháng 2, 2025 Tâm Chiếu: RẮN TRONG KINH TƯƠNG ƯNG Các Slides có thể xem ở LINK:
Monday, February 24, 20259:06 AM(View: 197)
Thật đáng thương và đáng trách cho mình đã dùng Phone để soi thân, tâm bấy lâu nay./ Quá khứ là bài học, quan sát & nhận biết kịp thời là việc nên làm bây giờ. / Nguyện cho tôi bớt dính vào Phone, đủ năng lượng để đối diện, chấp nhận với “Pháp đang là” này.
Monday, February 24, 20258:51 AM(View: 237)
Muốn vượt chướng ngại, xin đừng nãn / Và cũng đừng bao giờ thở than / Mà hãy, từng bước chân thênh thang / Như là khách nhàn du ngắm cảnh
Tuesday, February 18, 20256:05 PM(View: 701)
DIỄN GIẢI MỚI VỀ KINH ĀNĀPĀNASATI (MN 118) / BÀI SỐ 2: VỀ KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN BIẾT VÀ PHẢN ỨNG - PHỔI THỨ HAI CỦA TÂM
Tuesday, February 18, 20255:55 PM(View: 242)
Monday, February 17, 20256:02 PM(View: 269)
Trong đầu ta không nói thầm / Thì còn đâu nữa ầm ầm trong tâm / Sóng nước nào có xa xăm / Cách nhau một tơ tầm: Động, yên!
Wednesday, February 12, 20255:43 PM(View: 270)
Sau này mình nhận ra Tấm áo này như tấm thân con người vậy. Đến đi, ra vào, đều khó cả.
Wednesday, February 12, 20255:36 PM(View: 269)
Giơ tay bắt ngọn gió đùa / ió đâu! Chỉ thấy ngón thưa tay trần / Rõ ràng gió thổi rần rần / Gió chẳng bắt được, tay trần vẫn không /
Wednesday, February 12, 20255:18 PM(View: 220)
Wednesday, February 12, 202510:33 AM(View: 201)
Ảnh Nghệ Thuật Photo by Hoàng Tiến (Đạo tràng Texas) RỪNG THU
Wednesday, February 5, 20258:04 AM(View: 220)
Thơ hay thì chưa Ngộ. Đã Ngộ, viết ... rời tay. Cuộc đời cứ loay hoay. Mấy vần thơ trong óc...
Sunday, February 2, 20255:31 PM(View: 230)
Luyện tâm như lá bạc hà / Thấy mà chẳng đắm, nghe mà chẳng mơ. / Nước dù dòng sạch hay dơ / Lá xanh hứng, chẳng sạch nhơ lụy phiền.
Sunday, February 2, 20258:25 AM(View: 264)
Sunday, February 2, 20258:18 AM(View: 209)
Wednesday, January 29, 202510:01 AM(View: 280)
Houston, Người ngồi đó, lặng nhìn hoa tuyết rơi / Bên kia bờ, Người người nô nức đón Xuân sang.
Tuesday, January 28, 20255:10 PM(View: 290)
Thursday, January 23, 20257:50 PM(View: 339)
Trận cháy rừng khủng khiếp nhất lịch sử quận Los Angeles mấy hôm nay bắt đầu từ Pacific Palisade. Pacific Palisade là thành phố tuyệt đẹp nằm trên đồi núi dọc theo quốc lộ ven biển Pacific Coast Highway, phía tây Los Angeles, giữa hai thành phố sang trọng Malibu và Santa Monica.
Wednesday, January 22, 20259:26 AM(View: 331)
Xuân nay cũng lại sắp về, mong rằng những nét đẹp của Tết xưa sẽ không chỉ còn là khoảnh khắc đáng lưu giữ trong tim mỗi người mà còn trở về hiện hữu nơi mỗi nhà...
Tuesday, January 21, 20258:55 PM(View: 280)
Chu kỳ biến dịch Xuân Hạ Thu Đông… rồi trở lại Xuân… là dòng biến dịch bất biến không bao giờ ngừng. / Vô thường thị thường (Vô thường chính là thường).
Tuesday, January 21, 20258:51 PM(View: 285)
Là một người con Phật / Dù năm tháng có trôi qua / Nguyện không đổ lỗi, dán nhãn cho bất cứ ai. / Chữa lửa “sân” bằng nguồn nước Từ Bi / Kho “khổ đau“ với hương vị “giải thoát”
Tuesday, January 21, 20257:45 PM(View: 236)
Tuesday, January 21, 20259:51 AM(View: 928)
Mừng đón Xuân xin cần buông bỏ / / Quán nội tâm cảm thọ không nào / Sinh già bệnh tử lao đao / Tâm trí an tịnh ngày nào cũng Xuân.
Tuesday, January 21, 20258:12 AM(View: 261)
Mọi lòng khoan khoái lâng lâng / Vạn vật tĩnh giấc, đón xuân chào mừng / Triền non núi thẳm chim rừng / Véo von tiếng hót không ngừng mừng xuân !!!
Tuesday, January 21, 20258:11 AM(View: 412)
Thắm thía chưa, chuyến Đò Đời? / Đò Đời vậy đó, đưa người về đâu ? / Về đâu? Ai biết về đâu? / Chẳng khác chiếc lá qua cầu lênh đênh!
Monday, January 20, 202510:32 AM(View: 299)
Thức không hiển lộ, như Đức Phật dạy, chính là trạng thái Niết-bàn, nơi mọi khổ đau, lậu hoặc, và nhị nguyên đều tan biến. Đây là đích đến của con đường giác ngộ, được khai mở nhờ pháp hành đúng đắn.
Sunday, January 19, 20256:25 PM(View: 303)
Nhưng tu là sửa đổi kia mà! Là lập luận rằng cứ tập bớt mỗi thứ một chút, đời này nếu chưa xong thì… đời sau,
Tuesday, January 14, 202511:20 AM(View: 338)
VIDEO / Tâm Chiếu: KHÔNG PHÓNG DẬT / Đạo tràng Houston Lớp Tối April 03 2024
Tuesday, January 14, 202511:11 AM(View: 420)
Hình ảnh cô bé áo nâu, tóc demi-garçon đứng nơi cổng thiền viện với nụ cười trên môi, vẫy tay chào làm chậm lại bước người đi. Dáng vóc nhanh nhẹn, chân chạy, tay vung, bao sân ngày nào, nay nhẹ bước bên Suối nguồn hạnh phúc, tô điểm cho thiền viện một sắc màu mùa Xuân / Cảm ơn em Như Vân
Sunday, January 12, 20259:08 AM(View: 426)
“Chánh Niệm Về Sự Vào-Ra” không bác bỏ vai trò của hơi thở; trái lại, nó nhìn nhận hơi thở là cánh cửa, mở lối vào sự quan sát toàn diện thân-tâm .../ Lối dịch mới này khiến chúng ta tiếp cận Kinh Ānāpānasati với góc nhìn trọn vẹn, thống nhất với Tứ Niệm Xứ (Kinh MN 10) và khuyến khích hành giả đi sâu vào con đường văn – tư – tu, đặt nền tảng vững chắc cho giải thoát khổ đau.
Thursday, January 9, 20258:42 PM(View: 711)
Cuồng phong bão lửa thiêu tất cả / Thậm chí mạng người cũng mất đi / Vô thường chợt đến, thành cát bụi / Ta đến rồi đi chẳng đem gì.
Wednesday, January 8, 202510:29 AM(View: 453)
Như bao năm, người Mỹ chào đón năm mới 2025 bằng Lễ Hội Hoa Hồng lần thứ 136 ở thành phố Pasadena, California ngày đầu năm, thứ tư, mồng một tháng giêng 2025, đúng 8 giờ sáng, giờ miền tây.
Wednesday, January 8, 20258:32 AM(View: 309)
Ngày tôi đi dòng đời qua nhẹ lắm. Mỗi kiếp người thấp thoáng tựa phù du. Dĩ vãng, ân tình, hạnh phúc năm xưa. Xin gửi lại luân hồi đường vô ngã...
Monday, January 6, 20259:29 AM(View: 389)
Sau cơn giông tối qua, bên phải thiền viện, một cành thông lớn đã nằm rạp trên mặt đất. Vì chưa lìa gốc nên hương thơm và sự tươi mát vẫn còn đó, chia xẻ cho những thảm cỏ xanh, bụi nấm biết bầu trời xanh bao la bất tận với làn mây trắng lững lờ trôi, những ánh sao trong màn đêm, những ánh nắng mặt trời gay gắt, những trận bão giông tràn về . Như vị Bồ Tát nguyện xuống trần gian vậy. - Nhìn cảnh nhớ Thầy.
Monday, January 6, 20259:17 AM(View: 352)
Monday, January 6, 20257:34 AM(View: 366)
Luân hồi sinh tử: đổi tôi! / Đó là định luật, chính tôi cỏng nè! / Thôi thì măc kệ nó nghe! / Mặc kệ hình dạng cập kè đổi thay!!!
Thursday, January 2, 20257:38 PM(View: 437)
Đúng sai tùy góc nhìn / Người khôn cứ lặng thinh / Kẻ dại mồm to tiếng / Chỉ tổn hơi sức mình...
Tuesday, December 31, 20248:17 AM(View: 342)
Bài thơ sức khoẻ răng đe / Xin đừng xem thường lắm nhe, thưa người / Trẻ, Già! Xin đừng “dễ ngươi” / Càng già! sức khoẻ có tươi bao giờ!!!
Tuesday, December 24, 20248:15 AM(View: 568)
Đông ơi! lại đến nữa rồi / Thầy tôi nay đã xa xôi mấy mùa / Ngoài kia lạnh buốt thê lương / Lá vàng rơi rụng, ngập đường lối đi
Sunday, December 22, 202411:18 AM(View: 366)
Sunday, December 22, 202410:56 AM(View: 343)
Sunday, December 22, 20247:43 AM(View: 480)
Thiền hành nhẹ gót thênh thang / Áo lam phất phới, áo vàng, áo nâu / Bây giờ Thầy tôi ở đâu ? / Thầy về chốn cũ, đứng hầu Thích Ca!
Friday, December 20, 20245:47 PM(View: 769)
Bắt đầu từ lúc đó, với sự hiểu biết về vai trò của Fascia, cộng thêm với cái đau là một chủ đề, những bài tập khí công đã được tập chu đáo hơn. Từ đó một cánh cửa dẫn đến sự hiểu biết lý thú về "sự liên hệ giữa Fascia-Khí Công-Thiền“ bắt đầu được mở ra.
Friday, December 20, 20247:51 AM(View: 502)
Ngồi trong lớp con nhìn Thầy chăm chú / Sắc mặt hồng, đôi mắt sáng như sao / Từng tuổi ấy nhiệt quyết vẫn dâng trào / Tâm từ bi chuyển tiết đông thành xuân ấm.
Wednesday, December 18, 20241:00 PM(View: 603)
Bạn có thấy rằng mọi thứ bạn cần để chấm dứt khổ đau đã luôn ở đó, chờ đợi bạn nhìn thấy và tin tưởng không? Đã đến lúc buông bỏ khát khao, nhận ra sự đầy đủ trong hiện tại và quyết tâm bước đi trên con đường giải thoát mà chính bạn tự mở lối.
Wednesday, December 18, 202412:47 PM(View: 436)
“Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả.
Wednesday, December 18, 202412:37 PM(View: 357)
Mùa thu lá đỏ / Vũ trụ xoay vần / Kiếp người mong manh / Nào ai có tỏ?
Wednesday, December 18, 202412:12 PM(View: 363)
Wednesday, December 18, 202412:03 PM(View: 378)
Tuesday, December 17, 20248:35 AM(View: 349)
Con xin được nói mấy lời / Để cho con được khỏe người, hả hơi ! / TRỜI cao nhìn xuống mĩm cười / Cứ nói, cho Tâm của người thảnh thơi.
Wednesday, December 11, 202412:49 PM(View: 376)
Wednesday, December 11, 202412:38 PM(View: 381)
Wednesday, December 11, 202412:09 PM(View: 438)
Monday, December 9, 202412:00 PM(View: 449)
Wednesday, December 4, 20249:00 AM(View: 568)
Sống chậm sẽ giúp ta yêu thương nhiều hơn, yêu cảnh vật, yêu con người xung quanh và từ đó giúp ta yêu thương hơn cuộc sống này. Sống chậm sẽ khiến ta biết trân trọng những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống và cảm nhận được những yêu thương mà mỗi người xung quanh trao tặng.
Sunday, December 1, 20248:08 AM(View: 390)
Lễ TẠ ƠN vừa qua đây / Vôi vàng trở lại đúng ngày TẠ ƠN / Ta mang biết bao nhiêu ƠN!
Thursday, November 28, 20247:11 AM(View: 716)
Bao năm Thầy đã ra đi / Di ảnh trông giống như y Thầy ngồi / Sen tòa giảng Pháp liên hồi / Lời Thầy khuyên dạy: não thôi nói thầm...
Tuesday, November 26, 20249:06 AM(View: 452)
Monday, November 25, 202411:14 AM(View: 496)
Ảnh Nghệ Thuật / Photo by Hoàng Tiến (D.T Texas)
Monday, November 25, 202410:51 AM(View: 403)
Nếu ai hỏi / Cớ sao làm con Phật? / Em mỉm cười nhẹ gật cúi đầu thôi / Phật trong ta sâu sắc muôn vàn / Chẳng kể lễ, lặng im không nói / Tri sáng ngời rõ biết tuyệt vời! / Chân tánh đó ngàn đời bất diệt!
Monday, November 25, 20248:39 AM(View: 928)
Để Biết Ơn và Tri Ân. Nhân mùa Thanksgiving 2024- trước tiên con xin thành kính tri ân đến ba ngôi Tam Bảo : Phật - Pháp - Tăng / Kế đến con xin tri ân Vô thường ... / tri ân đến những nghịch duyên đưa đẩy
Monday, November 25, 20247:50 AM(View: 401)
Tôn Hành Giả, khi tròn xong công quả / Vòng Kim Cô bỗng chốc hóa thành không / Người tìm Đạo, một khi đã dừng lại / Sẽ nhìn thấy ngay, cái đang tìm.
Wednesday, November 20, 20245:40 PM(View: 656)
Tạ ơn Người phương cách nào tìm kiếm / Cho đủ đầy ơn nghĩa của Mẹ Cha / Hòa thuận anh em, hiếu thảo song Từ / Sống đời phạm hạnh đáp đền Mẹ Cha.
Wednesday, November 20, 20249:39 AM(View: 587)
Thưa quý bạn / chúng ta đã có trong thư viện THƠ THIỀN, NHẠC THIỀN, giờ có thêm thư mục mới: TRANH THIỀN / Nếu bạn thích chụp ảnh, thích vẽ tranh, thích design, thích sáng tạo ảnh bằng Ai, hãy hướng tâm đến Thiền / Hãy gửi về Ban Biên Tập các tác phẩm, của mình để chia sẻ cái Thấy của mình với bạn đồng tu. / Mỡ đầu mục TRANH THIỀN xin giới thiệu tác phẩm BYE, SEE YOU SOON của chị Tâm Như đạo tràng Texas
Sunday, November 17, 20247:11 PM(View: 488)
Ngồi thiền trong tĩnh lặng. Biết hơi thở vào ra. Niềm an lạc dâng tràn. Xin tạ ơn Phật tổ. Lòng tri ân sâu dầy...
Sunday, November 17, 20243:50 PM(View: 654)
Vậy là nếu ta …Ai là người niệm Phật … Ai là người niệm Phật… Ai là người niệm Phật… thì cái khoảng cách khi mình không nói gì hết, mình như thế nào? Mình có nhận ra tâm mình lúc đó hoàn toàn yên lặng trống rỗng? Cái khoảng cách ấy là cái "gap" là cái Niệm Chân Như là cái Niệm Biết rõ ràng của Chân Tâm.
Sunday, November 17, 20243:42 PM(View: 697)
Thực hành Quán Niệm Hơi Thở là nhận biết (awareness) sự vận chuyển không khí ra vào của sự thở , đồng thời nhận biết những cảm giác (ngứa ngáy, khó chịu…), sự an tịnh… đang xảy ra trên thân cùng lúc với sự thở. Lời kinh thật rõ ràng, giúp hành giả biết rõ cách thực hành. Tiếp theo là thọ, tâm và pháp thêm 12 điều nữa, gợi ý cho hành giả là ngoài hơi thở, mọi cảm thọ, mọi biểu hiện của nhận biết hiện về trong tâm, ta phải luôn rõ biết.
Sunday, November 17, 20247:42 AM(View: 393)
THỞ , là sự sống con người / Là nguồn năng lực cho đời thế gian / Sanh Linh Vạn Vật hiện đang / Cùng nhau hít thở, nhẹ nhàng, êm ru...
Saturday, November 16, 20245:37 PM(View: 606)
Từ-Bi Trí-Tuệ tu cho đạt / Thương người như Bồ Tát độ sinh / Tài Đức rèn luyện cho mình / Thiên đường tại thế, chúng sinh hưởng nhờ.
Monday, November 11, 20247:57 AM(View: 567)
Lúc đó nhẹ gót, lặng câm / Buớc vào cửa mở, tâm trần thảnh thơi / NGỌN ĐÈN MÌNH sẽ tự khơi / Rực rô, chói lọi khắp nơi trong ngoài!!!
Wednesday, November 6, 20244:00 PM(View: 1052)
Nói cách khác, tất cả là hãy thực hành lời Phật và chư Tổ dạy để gieo trồng những hạt giống Bồ Đề tốt lành cho đời này và đời sau. Nhờ vậy phút lâm chung sẽ nhẹ nhàng, ra đi thanh thản và được vãng sanh hay tái sanh rất nhanh
Wednesday, November 6, 202410:11 AM(View: 1012)
Nước đã cấu thành 60% phần thân vật lý của bạn, hãy rèn luyện chính mình cho các phẩm chất cao quý nào của nước cấu thành tâm linh và tánh tình của bạn.
Monday, November 4, 20248:37 AM(View: 504)
Dưới chân núi, mắt ta mở rộng / Nhìn đỉnh cao, gió lộng mây bay / Ta như vừa nhắp chén men say / Trong không gian, của trời Hy Mã
Monday, November 4, 20248:07 AM(View: 452)
Ai nghe tiếng khóc oa oa / Đó là tiếng trẻ vừa ra chào đời / Sơ sinh, chưa nói nên lời / Nên dùng tiếng khóc, nói đời”khổ đau” !
Tuesday, October 29, 20247:43 AM(View: 788)
Là U80, khi ĐI biết mình đang đi, cẩn thận để tránh bị té ngã; khi ĂN biết mình đang nhai, đang nuốt, chậm rãi để khỏi bị nghẹn; khi NẰM khi NGỒI đều rõ biết; tâm lúc nào cũng ở bên thân, đó là ta đang thực hành tứ niệm xứ ở mọi lúc, mọi nơi.
Sunday, October 27, 20249:10 AM(View: 407)
Thiệt tình, ai cũng thành Ma / Sau đó thành gì, tùy ta tu hành
Sunday, October 27, 20248:53 AM(View: 635)
Gạo này là của đất trời / Do công lao tác, của người nông dân / Làm người trong cõi hồng trần / Hạt gạo nuôi sống tấm thân bụi này
Monday, October 21, 20244:12 PM(View: 879)
Thế gian nầy địa ngục hay thiên đàng / Cũng do Nhân Quả con Người gieo tạo / Đừng ngụy biện với lý luận gian xảo / TRẢI LÒNG THƯƠNG, để thế giới an bình.
Monday, October 21, 20243:56 PM(View: 450)
Qua bao năm, say kinh mê kệ / Thấy được rồi, mắt lệ rưng rưng / Ngọn đèn Tâm, bỗng bựt sáng trưng / Trong một chốc, thấy từng hang hốc
Monday, October 21, 20243:35 PM(View: 420)
Đất động rồi đất sẽ yên / Tâm ta nếu động, triền miên khổ sầu / Nghĩ xem đất động bao lâu / Chưa hơn một phút, đền, lầu...... tiêu tan
Monday, October 21, 20247:50 AM(View: 599)
Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 15 ngày 14/10/2024: Kinh PHÁP MÔN CĂN BẢN gồm VIDEO, SLIDES, KINH VĂN tại Đạo tràng Nam Cali
69,256