Bài Pháp đầu năm 2012:
ĐẠO PHẬT và KHOA HỌC
Muốn chuyển nghiệp thì phải dụng công tu Thiền (Định hay Huệ). Nếu cầu vào một Đấng Thần Linh nào là mê tín. Đức Phật không có cầu nguyện ai hết. Qua bài Lý Duyên Khởi, khi Đức Phật thành đạo đã nhận ra rằng con người là sự kết hợp của 5 thành phần gọi là 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Qua Lý Nhân Duyên, Đức Phật cũng dạy rằng vũ trụ này không do Thượng Đế tạo ra; cũng vậy không có một linh hồn trường cửu trong con người. Ngay cả cái thế giới, Thần Linh và Thượng Đế đó cũng phải sanh diệt và phải trở lại thành người để tu tập đến giải thoát tối hậu. Dựa trên cơ sở đó chúng ta nhận thấy Đạo Phật là một Khoa Học. Ngay cả từ ngữ Đạo Phật đã nói lên tinh thần khoa học rồi. Chữ Buddhism gồm từ Buddhi nghĩa là cái Biết. Cái biết này là cái biết bằng trí tuệ. Nên Buddhism là một Đạo giúp con người có cái biết bằng trí tuệ mà biết bằng trí tuệ là biết bằng tinh thần khoa học. Nên Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy, thấy để mà biết, biết để mà tin. Chứ Đạo Phật không đòi hỏi phải có lòng tin trước. Do đó Đạo Phật là đạo của trí tuệ và trí tuệ này đưa đến giác ngộ. Chứ không phải trí tuệ để tiêu diệt lẫn nhau. Trí tuệ này nằm trong cơ chế của chân tâm, tánh giác mà các cơ chế này lại nằm ở vùng Precuneus trong não bộ. Như vậy, Đạo Phật gắn liền với khoa học. Ngày xưa, người ta quan niệm rằng tôn giáo là con chim chỉ có một cánh. Muốn có được hai cánh thì phải đưa thêm khoa học vào. Tôn giáo mà thiếu khoa học thì không thể bay xa được mà chỉ đưa con người đến tranh chấp, khổ sở vì do mê tín nên dễ bị lường gạt bởi các vị Thầy hay Giáo Chủ. Có vị Bà La Môn đến hỏi Đức Phật vì sao không tin có Thượng Đế. Đức Phật hỏi lại rằng Ông có thấy Thượng Đế không? Ba của ông có thấy Thượng Đế không? Ông Nội của Ông có thấy Thượng Đế không? Tất cả câu trả lời đều là không thế thì tại sao Ông lại tin có Thượng Đế? Thêm nữa, Đức Phật hỏi Ông muốn qua bên kia bờ sông có thể cầu Thượng Đế được chăng hay là phải mướn đò để chở sang? Vị Bà La Môn trả lời là phải nhờ đò chở sang chứ không thể nào cầu Thượng Đế được. Điều này cho thấy Đạo Phật là một khoa học. Có lần, (khoảng 2006 hay 2007) Đức Giáo Hoàng có nói về Đạo Phật là Đạo Vô Thần. Vô Thần ở đây có nghĩa là không tin vào Thượng Đế tạo ra vũ trụ này mà tất cả đều do nhân duyên mà hợp thành và phải chịu sự biến dịch. Đạo Phật tự nó đã là một khoa học nên chính vì thế mà chủ đề hôm nay là Đạo Phật và Khoa học.
Như đã nói ở trên Đạo Phật chính nó là một Khoa Học nên không cần phải dùng Khoa Học để chứng minh tính khoa học của nó. Trên tinh thần đến để mà thấy, thấy để mà biết, biết để mà tin đã là khoa học rồi. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy 4 điều tham chiếu lớn là:
Chỉ tin khi đem những điều được nghe về so sánh và đối chiếu lại với những lời Phật dạy. Nếu đúng thì mới tin. Đây nói lên tinh thần khoa học của Đạo Phật. Đến khi Phật nhập diệt, Vua A Xà Thế có hỏi là khi Phật nhập diệt rồi thì tin vào ai? Ngài A Nan trả lời là đã có Pháp. Chính vì thế sau này có từ Pháp Thân. Pháp đây chính là lời Phật dạy. Nếu chúng ta đi đúng theo con đường của Phật thì chính là con đường giác ngộ và giải thoát. Đạo Phật cũng chính là một khoa học vì do chính Đức Phật thực hành được qua hai tiến trình. Tiến trình thứ nhất là Định để vào Tâm Tatha. Từ Tâm Tatha Đức Phật nhận ra được Ba Minh. Và cũng từ Tâm Tatha, Đức Phật nhận ra chân tánh của hiện tượng thế gian chứ Ngài không cầu vào ai. Khi nhận ra chân tánh của hiện tượng thế gian thì Ngài trở thành một vị Phật lịch sử. Còn khi nhận ra Ba Minh thì mới đắc quả A La Hán thôi. Cả hai đều được nhận ra từ Tâm Tatha. Tâm Tatha chính lại là nhận thức của chúng ta trong vùng Precuneus. Muốn theo con đường của Đức Phật chúng ta phải biết nguyên tắc phản xạ giác quan và phản xạ thụ động. Bằng phản xạ giác quan thì phải biết dùng giác quan để đến vùng Hậu Hồi Đai bằng pháp “Không Nói”. Vùng Hồi Đai là cơ chế của Tưởng. Do đó khi nói Đạo Phật là một khoa học cũng đồng nghĩa với việc Đức Phật đã có kinh nghiệm giác ngộ mà hai phần quan trọng là: biết được đầu mối của luân hồi sanh tử là do lậu hoặc/tập khí, kiết sử và tùy miên do dùng tiền trán để tiếp thu qua cuộc sống hằng ngày và ghi lại trong não bộ; phần thứ hai là sử dụng phần phía sau bán cầu não trái. Nơi này không có lậu hoặc hay tập khí gì cả; mà muốn vào được đây phải biết dùng kỹ thuật “Không Nói.”
Thêm nữa, Einstein đã đề cao Đạo Phật khi nói rằng nếu phải theo một tôn giáo nào thì Ông sẽ theo Đạo Phật vì theo ông Đạo Phật mang tính chất khoa học nhưng Ông lại không giải thích tiếp lý do. Trở lại, Đạo Phật là một Khoa Học vì chúng ta thực hành theo lời Phật dạy từ các lớp Căn Bản đến các lớp Bát Nhã qua phản xạ giác quan và phản xạ thụ động chớ tuyệt đối không cầu xin ai cả. Đó chính là thực hành trên tinh thần khoa học. Muốn có kinh nghiệm được thì phải thực hành vào vùng sau bán cầu não trái để khai triển tiềm năng nằm ở bên trong vùng Hậu Hồi Đai. Tiền Hồi Đai liên hệ đến 3 vùng là Ý Căn, Ý Thức và Trí Năng. Vùng Hậu Hồi Đai cũng liên hệ đến 3 vùng khác; đó là 3 Tánh: Thấy, Nghe và Xúc Chạm. Ba Tánh đó liên hệ đến từ ngữ Tánh Giác. Do đó muốn vào nơi tối hậu của Đạo Phật là Tâm Tatha thì phải áp dụng kỹ thuật “Không Nói” qua 3 tiến trình mà ai cũng có thể kinh nghiệm được như nhau nếu theo đúng phương pháp chỉ dạy chứ không phải cho riêng cá nhân nào. Đây chính là kinh nghiệm của Tâm Linh.
Đạo Phật không phải là tôn giáo vì chính nó là một tiến trình thành đạo mà Đức Phật đã chứng nghiệm được. Những điều mà Đức Phật đã dạy mãi sau này mới kiểm chứng được bằng khoa học chẳng hạn như các giải thiên hà. Thêm nữa khi nói đã vào được Tâm Tatha nhưng Tâm Tatha nằm ở đâu? Phải nhờ khoa học mới biết được Tâm Tatha nằm ở giữa não trong vùng Precuneus. Thí dụ như trong Kinh Bahiya:
Tất cả đều không có Ông trong đó. Nhờ khoa học nên biết rằng trong vùng Precuneus chỉ có cái biết mà không có ai trong đó cả. Phật nói rõ ràng có 4 tánh: 3 Tánh đầu thuộc cơ chế của Buddhita (Chân tâm) còn cơ chế thứ tư thuộc về cơ chế của Buddhata tức là Phật Tánh. Do đó trong cơ chế của Precuneus, Thầy chia ra 2 nhóm Tánh: tánh thứ nhất là Buddhita và tánh thứ hai là Buddhata. Ngày nay khi học Thiền hay Đạo Phật phải biết kết hợp với khoa học để đối chiếu với lời Phật dạy. Chính Đạo Phật là Khoa Học Tâm Linh Thực Nghiệm. Thực nghiệm là vì chính Đức Phật đã thực hành. Do đó đi theo con đường của Đức Phật, chúng ta cũng phải thực hành mới có kinh nghiệm được. Chính do thực hành mà lời Phật dạy mới có giá trị đến bây giờ. Nhờ đối chiếu với khoa học não bộ ta sẽ hiểu rõ Kinh Bahiya. Tương tự trong Phẩm Bồ Đề: đến nơi không trời, không đất, không mây, không trăng, không sao, không người ta, không cây, không mưa, không gió…thì sẽ giác ngộ giải thoát. Nếu không có khoa học não bộ thì ta sẽ không biết được vùng này là vùng nào. Nếu mà dùng Trí Năng vẽ vời, suy luận dán nhãn thêm thì sẽ bị kẹt mãi. Do đó nếu biết cách thực hành để đến vùng Precuneus thì sẽ đến đúng nơi chỗ đó. Các nhà khoa học ngày nay đã xác định vùng này gồm có hai chức năng: một là cái biết không lời, hai là tự biết mà cao nhất là nhận thức biết không lời. Như vậy, Phật giáo là một Khoa Học Tâm Linh Thực Nghiệm. Tâm đây chính là Tâm Tatha hay là Tâm Như chứ không phải là Tâm mê tín dị đoan, tin tưởng vào Thần Linh hay bùa chú. Tâm Linh chính là thực tại tối hậu hay là cái Tathata mà tự Đức Phật đã chứng ngộ. Cái Tathata này đòi hỏi phải thực hành mới nhận thức được. Nếu bằng trí năng sắc bén có chỉ ra thì người khác cũng không thể nhận ra được rồi đâm ra nghi ngờ. Tóm lại, phải tự thực hành bằng pháp “Không Nói” qua tiến trình ba bước: Không Nói, Thầm Nhận Biết Không Nói và Tỉnh Thức Biết Không Nói.
Kết luận, Đạo Phật là một khoa học vì ngay từ chữ Buddhism đã có gốc Buddhi là mang tính giác ngộ vì Buddhi nghĩa là tuệ trí; kế đến chính Đức Phật đã thực hành và đạt được giải thoát tối hậu qua 3 hành không động mà có được Định sâu sắc làm đào thải các lậu hoặc, kiết sử tùy miên ngay bên trong não bộ của Ngài; chứ Đức Phật không có cầu nguyện ai cả. Do đó lời dạy của Ngài dù đã hơn 2500 năm vẫn còn giá trị. Còn những điều suy luận dù với trí năng sắc bén cũng bị mai một và đưa đến khổ đau. Do đó phải biết cách dụng công để đến vùng Precuneus bằng cách cắt đứt mạng lưới của Tưởng mà đầu mối là cơ chế của Thọ. Tóm lại, tu theo Đạo Phật cần phải có tinh thần khoa học và tự lực để đạt được giải thoát tối hậu.