Thông Triệt Toàn Tập Chương 4 KHÍ CÔNG: – PHẦN LÝ THUYẾT & MỘT VÀI CÁCH TẬP KHÍ CÔNG CHỮA BỆNH
Monday, August 1, 20225:15 PM(View: 3722)
KHÍ CÔNG – PHẦN LÝ THUYẾT
1. Xuất Nguyên
Xưa bên Tàu, các vị tu theo đạo Lão luyện khí làm thuật trường sinh (luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư – Ngài Trương Hoành Cừ - Thế Kỷ 2 trước Công Nguyên)
Nay pháp Khí Công được phổ thônghóa thành môn THỞ TĂNG CƯỜNG NỘI LỰC, nhằm chữa các bệnh thuộc về khí huyết, kinh mạch như: thần kinh tọa, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh nội tạng, v.v…
2. Mục Đích
Tập Khí công để:
- Điều hòa kinh mạch
- Điều hòa khí huyết
- Chữa bệnh tim mạch, thấp khớp, thần kinh tọa…
- Tăng cườnghệ thống miễn nhiễm
- Tăng cường nội lực, sức khoẻ.
3. Tại sao tu Thiền lại có Khí Công?
Khí công không phải là Thiền.
Tuy nhiên, nhiều người muốn tập thiền mà có bệnh, hoặc sức khoẻ kém, khó ngồi lâu, cần tập khí công để bớt bệnh, có thêm sức khoẻ. Xưa Tổ Đạt Ma dạy khí công cho môn đệ để chống lạnh và có sức khoẻ dẻo dai.
4. Lợi ích của Khí Công:
A) Tăng cườngHệ thống Miễn nhiễm
Bạch huyết bào kết thành chùm như chùm nho. Khi Nén khí, gồng cứng cơ bắp làm vỡ các chùm bạch huyết bào. Bạch huyết bào là chất kháng thể, khi ta thở ra chậm sẽ theo máu, đi khắp thân thểdiệt trừ tế bào lạ, vi khuẩn… (Bạch huyết bào đi một chiều, đi xuống nội tạng và ra tứ chi).
B) Trị bệnh
Bạch huyết bào theo máu vào động mạch đi khắp cơ thể, diệt tế bào lạ, mầm bệnh, chất béo, chất độc, vi khuẩn, u bướu. Đó là hệ thống miễn nhiễm, hay đạo quân phòng vệ của chúng ta.
Gân cốt chúng ta ít vận động sinh ra những chứng đau nhức khớp xương. Tập khí công sẽ giúp cho những chổ lắc léo được co giãn, phục hồichức năng dẻo dai, mềm mại, chấm dứt hay giảm bớt các bệnh nhức khớp, thần kinh tọa, đau đầu gối, mắt cá chân.
C) Ly tâm máu
Máu từ tim bơm ra, cộng với sự nén khí và thở ra chậm sẽ thành một dòng máu ùa ra tứ chi và nội tạng gọi là ly tâm máu.
Ly tâm là một hình thức lọc máu, phục hồitính chấtnuôi dưỡng, bổ dưỡng, lành mạnh, cộng với Bạch huyết bào, kháng thể diệt tế bào lạ.
Những hạt máu tốt tươi, khoẻ mạnh sẽ trở thành những tế bào mới thay thế tế bào già nua, bệnh tật.
D) Cọ xát máu
Nén khí xong thở ra chậm chậm giúp cho dòng máu ùa ra mạnh mẽ vào các động mạch, các tế bào máu cọ xát lẫn nhau làm vỡ các phiến máu (clot) là những thứ có thể làm nghẽn tim hay mạch máu não, ta ngừa được chứng heart attack và chứng stroke.
Các phiến máu do đứt tay, chân, trầy xước chảy máu kết lại thành mày (ngoài da) và phiến máu (trong máu).
E) Thông thành động mạch
Cùng với lưu lượng máu ùa mạnh vào động mạch làm nong lớn động mạch và cuốn đi các chất béo đóng bên trong thành động mạch. Mỗi lần một ít, nhiều ngày sẽ làm sạch các chất kết dính ở thành động mạch, giúp cho động mạch hết bị xơ cứng, trở nên đàn hồi. Đó là trị chứng xơ cứng động mạch.
F) Nong các túi phổi
Trong khi nén khí, các túi phổi trước nay lép, được nong ra. Tập nhiều ngày, tăng dung tích chứa dưỡng khí. Bình thườngchúng ta hít thở vào chừng 1-2 lít dưỡng khí, trong khi phổi của một người khoẻ mạnh siêng năng tập khí công có thể chứa tới gần 5 lít dưỡng khí. Tăng dưỡng khí là tăng chất nuôi tế bào não và tăng sự lọc sạch máu ở phổi, tăng thêm sức khoẻ, sức đề kháng, rật lợi ích mà không tốn tiền thuốc.
G) Tăng thêm mao mạch (vi ti huyết quản)
Trong khi nén khí, máu dồn lại trong tĩnh mạch. Đầu tĩnh mạch nở ra sanh thêm nhiều vi ti mạch hay mao mạch. Các mao mạch này ở sát dưới lớp da sẽ đưa máu và kháng thể đều nuôi da và trị các bệnh của da (ghẻ, lác, lang bang, mụn). Tập khí công một ít lâu sẽ thấy da mặt hồng hào, bóng láng. (thế tập đặt biệt đẹp da mặt)
H) Gá ý để dẫn khí đi thông kinh mạch
Khi nén khí, ta gá ý ở chổ đau (đầu gối, khớp xương, vai, lưng, thận…) mượn hơi thở (khí) dẫn huyết đi đến chỗ đau nhức để chữa trị. Vì thế nếu thấy đau không nên sợ, chỉ nên gá ý vào nơi đó suốt 12 tiếng đếm. Tập nhiều lần sẽ giảm bớt đau.
Gá ý cũng dẫn đến máu huyết ra tứ chi, ra da giúp cho cơ thể ấm áp, chống lại khí trời lạnh bên ngoài. Mùa đông, tập khí công sẽ không bị lạnh, trái lại sẽ thấy khí trời mát mẻ, thích hoạt động bên ngoài.
I) Làm cho tỉnh thức, tỉnh táo
Sáng sớm, khoảng 4 giờ thức dậyngồi thiền sẽ thấy còn muốn ngủ, lừ đừ. Ngồi thiền như thế dễ bị hôn trầm, ngủ gục. Nên thở vài ba hơi nội lực, sẽ thấy tỉnh táo ngay.
Cũng vậy, buổi tối, sau một ngày làm việc mệt nhọc, vào tọa thiền cũng dễ hôn trầm. Nên thở vài ba hơi khí công sẽ thấy tỉnh thức ngay.
5. Cách tập
A) Nguyên tắc142
Hít vô Nén Thở ra
Ví dụ: Hít vô: 1-2-3 (3 tiếng đếm)
Nén: 1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12 (12 tiếng đếm)
Thở ra: 1-2-3-4-5-6 (6 tiếng đếm)
Hít vô: bằng mũi. Thở ra bằng mũi hay bằng miệng (tùy ý). Hít vô lấy hơi vào lồng ngực ở cơ hoành. Hai tay đan nhau, đứng 2 chân dang ra vừa phải. Cơ bắp thả lỏng.
Nén: Hai cánh tay xuôi thẳng xuống ép vào 2 bên nách, gồng cứng cơ bắp tay-vai-ngực-đùi, nhứt là 2 bên nách và 2 bên háng.
Thở ra: chậm chậm (1/2 thời gian nén) bằng mũi hay bằng miệng. Thả lỏng tất cả cơ bắp, nới lỏng 2 bàn tay, chân rùn xuống, đứng tấn đề phòng ngã té.
B) Nguyên tắc tùy sức
Hít-Nét-Thở ra vừa sức, dành cho người bệnh tim mạch, bệnh chóng mặt, bệnh hen suyễn.
Thay vì 3 tiếng đếm khi hít vô, chỉ 1 hay 2 tiếng đếm. Nén cũng không hết sức, và thở ra không kéo dài hụt hơi.
C) Nguyên tắc tối đa
Dành cho người tập khí công đã lâu. Hít-Nét-Thở ra tối đa.
Thời gian tập: 15-30 phút buổi sáng (người bình thường), người bệnh có thể tập nhiều lần trong ngày.
Mỗi thế tập 5 lần, khi bắt đầu tập.
Khi nén khí, gá ý chỗ đau.
LƯU Ý
- Không tập khi mới ăn xong, còn no. Tập khi bụng trống hay sau bữa ăn 2 giờ.
- Mỗi thế tập 5 lần, về sau tập quen rồi tăng lên 6-7-8…lần. Không quá 12 lần.
- Tốt nhất tập nhiều lần trong ngày (để chữa bệnh) thay vì cố gắng tập quá sức, quá lâu.
- Tập mà thấy có triệu chứng đau nhức thêm, không thấy bớt, nên xem lại có đúng tư thế hay không (hoặc hỏi lại Thiền viện).
- Tập xong, nằm thư giản 5 phút, buông lỏng cơ bắp, thư giản toàn thân (Acetylcholine sẽ tiết ra tẩy chất độc tố Norepinephrine do sự cố gắng tiết ra).
Q.H, Đạo tràng Paris rút tỉa, sắp xếp, cắt dán lại những thuật ngữ Thiền từ các sách mà Thầy đã xuất bản -
Trương Đăng Hiếu, Đạo tràng Nam Cali đánh máy, trình bày lại để làm tư liệu Anh chị thiền sinh cùng nhau tu học.
Il est normal, naturel et raisonnable que des phénomènes apparaissent, changent et se terminent. Si nous pouvions comprendre cela, lorsque quelque chose apparaît ou disparaît, nous ne serions ni heureux ni tristes. Notre esprit est alors serein et paisible.
Đức Phật dạy khi một trong các loại tâm xuất hiện, chúng ta không làm gì khác, ngoài việc ghi nhận, quan sát, biết rõ sự hiện diện của nó mà thôi! Khi quan sát mà trong tâm không khởi lên bất cứ một ý nghĩ nào khác thì lúc đó hành giả đang trú trong tự tánh, tức tướng thật của tâm.
Wenn man den Titel dieses Artikels liest, denkt man vielleicht, dass er zu hochtrabend, umfassend und unrealistisch ist. Es stimmt, man kann dieses Thema nicht auf wenigen Seiten darstellen. Deshalb möchte ich mich heute nur auf „Die vier Grundlagen der Sympathie“ (catursaṃgrahavastu) aus buddhistischer Sichtweise beschränken und wie wir sie in unserem alltäglichen Leben umsetzen können.
Học Phật, chúng ta thấy Ngũ căn-ngũ lực là năm yếu tố căn bản, năm yếu tố cốt lõi trên con đường tu học, mà đức Phật đã dạy cho một kẻ phàm phu mới bắt đầu, cho đến khi kết thúc trở thành bậc Vô học (A-la-hán).
Le contenu de la retraite de cette année est principalement un résumé des thèmes centraux du zen bouddhiste, de la première à la dernière étape. Chaque année, la retraite accueille de nouveaux participants, mais la plupart d'entre eux sont des méditants chevronnés, qui ont parfois 10 ou 15 ans de pratique ou plus. L'enseignement devait donc répondre aux exigences de chaque niveau d'apprentissage.
Das Dharmator ist das Tor zum Eintreten, um zu lernen, zu verstehen und zu praktizieren vom Dharma. Der Dharma ist die Wahrheit, wie auch alle Phänomene der Welt. Demnach können wir uns zwei verschiedene Dinge vorstellen. Nein, sie sind nicht verschieden. Die Wahrheit wird durch jedes weltliche Phänomen offenbart, und jedes weltliche Phänomen ist die Wahrheit. Das Selbst ist auch die Wahrheit, und die Wahrheit offenbart sich auch durch das Selbst. Das Selbst ist auch die volle Wahrheit. Alle sind gleich: sie sind alle vergänglich, sie sind alle selbstlos, sie sind alle bedingt, sie sind alle leer, sie sind alle wie Illusionen, sie sind alle wie Unbeweglichkeit. Sie sind alle ungeboren, also unsterblich.
La sangha de Paris a été créée très tôt, il y a environ 21 ans, la plupart des membres étaient des méditants chevronnés qui avaient étudié directement avec le Maître Fondateur. Sachant cela, chaque année, comme d'habitude, je m'y rendais avec la simple intention de leur rendre visite.
Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất. Niệm Thọ để thấy tính sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn...
Những đo đạt sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
La retraite de cette année à Toronto a réuni de nombreux méditants chevronnés y participent. Je sais qu'ils veulent simplement venir me rendre visite. Ils ont déjà maîtrisé le chemin de pratique, ayant étudié directement avec le Maître il y a de nombreuses années. C'est pourquoi, cette année, simplement un résumé de la théorie et de la pratique est présenté, afin d'aider chacun à maîtriser les étapes sans craindre de se tromper.
1- Hầu hạ cha mẹ là pháp được người hiền trí tuyên bố - Kinh BỔN PHẬN – Tăng Chi Bộ I, tr270
2.- Được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Kinh BẰNG VỚI PHẠM THIÊN – Tăng Chi Bộ I, tr 684
3.- Làm sao trả ơn đủ cho cha mẹ - Kinh ĐẤT – Tăng Chi Bộ I, tr 118
Le perfectionnement spirituel est un processus qui va du simple au plus difficile; la connaissance associée est peu solide au début, mais elle est progressivement transformée par l'apprentissage pour devenir de plus en plus explicite et solide.
Bằng những kỹ thuật của Thiền, ta có khả năng điều chỉnh được bệnh tâm thể. Chỉ vì bệnh tâm thể do những trạng thái tâm rối loạn như lo âu, sợ hãi, uất cảm, giận tức, sầu khổ, trầm cảm dây dưa gây ra. Trong lúc đó mục tiêu nhắm đến của Thiền, trước tiên là điều chỉnh những rối loạn của tâm. Thiền làm cho tâm được thư giãn, thanh thản, phấn chấn, và an tịnh.
Uất cảm được định nghĩa là sự biểu lộ trạng thái tâm lý biến động, căng thẳng, không quân bình hay không xứng hợp giữa tri giác và nhận thức về những yêu cầu (demands), nhu cầu (needs), hay khả năng đối phó trước những tình hình khẩn trương đang xảy ra.
Es gibt zwei Faktoren, die zum Leid führen können. Es sind „Bonsai“ und „Mein“. Weil er mein ist, bedauerte ich sehr, als er eingegangen ist. Weil er mein ist, habe ich ihn ins mein Zimmer gestellt. Nicht nur ich habe eine Vorliebe für die Bonsai-Bäume.
Pháp tu quán Thân giúp hành giả nhận ra cấu trúc của con người chỉ là Ngũ uẩn, là Danh sắc. Danh sắc thuộc pháp hữu vi, có điều kiện, nên Ngũ uẩn chịu quy luật Vô thường-Khổ-Vô ngã, và có mặt ở trên đời này theo chu kỳ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt.
Als Buddhistin habe ich auch Ehrfurcht vor dem Buddha und ich habe geglaubt, dass der Bodhi-Baum mir eine erleuchtete Weisheit darstellt. Daher gab es eine Zeit, in der ich mir einen eigenen Bodhi-Baum im Zimmer wünschte.
Qua số phận của cây bồ đề bonsai của mình, mình nhận ra tất cả vấn đề nằm ở 2 chỗ, 1 là “bonsai”, 2 là “của mình”. Vì là “của mình” nên mình mới xót xa, băn khoăn khi nó héo khô. Vì là “của mình” nên nó phải là "bonsai" để trang hoàng trong nhà cho mình ngắm.
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra (từ nghiệp cũ, nghiệp mới, ngũ dục, ngũ trần, tham, sân, si). Muốn thoát khổ thì phải tự mình tháo gở những sợi dây ràng buộc đó, chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình.
Nun habe ich erfahren, dass jeder Baum ein Bodhi-Baum ist, dass jede Blume, jede Blüte, jede Landschaft eine ultimative Realität offenbart. Jede Blume, jede Zierpflanze ist also ein „Bodhi-Baum“ und keiner davon ist mein eigener „Bodhi-Baum“.
Người Phật tử có lòng tôn kính đức Phật, thường có lòng biết ơn cây bồ đề, mình lại nghĩ thêm rằng cây bồ đề biểu hiện cho trí tuệ giác ngộ, nên đã có lúc phóng tâm muốn có một cây bồ đề xanh tươi của riêng mình.
Mà bây giờ mình đã biết, cây nào cũng là cây giác ngộ, hoa lá, cảnh vật nào cũng hiển lộ thực tại cuối cùng. Vậy thì cây cảnh hoa lá nào cũng là "cây bồ đề", đâu có cái nào là của riêng mình đâu ?
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.