Ba Sắc Thái Biết
Bài viết này là một tóm lược của giáo trình của Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt, dựa trên các bài đọc thêm của Thầy và các lời giảng của Ni Sư Thích Nữ Triệt Như tại Khóa Thiền Căn Bản
1 Mở đầu - Tạo sao chủ đề này quan trọng
Bộ óc con người có khả năng kỳ diệu giúp con người suy nghĩ, giao tế, học hỏi, đặt kế hoạch cho tương lai. Trong các loài vật, con người là sinh vật duy nhất có ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người làm việc chung, trao truyền kinh nghiệm giúp dựng nên nền văn minh hiện nay và các phát minh khoa học kỹ thuật tinh xảo. Vùng vỏ não là một phần của bộ óc mà chỉ riêng con người và một số loài khỉ cấp cao có, được coi là nơi phát xuất ra trí thông minh , giúp con người có khả năng kỳ diệu nêu trên.
Nhưng con người, dù có khả năng chế ngự thiên nhiên và muôn loài, vẫn chìm đắm trong đau khổ triền miên. Con người cũng có khả năng tạo ra thù hận, giết chóc ở một mức độ hơn tất cả các loài thú khác. Đức Phật khi thành đạo đã chứng ngộ được nguồn gốc sâu xa của đau khổ và xung đột và con đường đưa đến giải thoát. Ngày nay, chúng ta có thể đối chiếu những lời dạy của Đức Phật với những hiểu biết của khoa học về não bộ để soi sáng con đường tu tập của chúng ta.
Theo kiến thức thông thường thì chúng ta “biết” qua sự suy nghĩ, tính toán, suy luận, phân biệt sự vật, phân biệt phải trái. Cái biết này xử dụng hai cơ chế mà chúng ta gọi là Ý Căn và Ý Thức. Ý Căn và Ý Thức là cái Biết của Tâm Phàm Phu thường đưa tới đau khổ. Nhưng mỗi con người cũng còn có một cái biết khác, đó là cái biết của Tánh Giác. Tánh Giác chính là bản thể của con người, là cái biết bẩm sinh, không học hỏi, không gián đoạn, khách quan. Tánh Giác là cái Biết của Tâm Bậc Thánh. Biết sống với Tánh Giác là đọan trừ khổ đau và phát huy trí tuệ tâm linh.
Trong bài này chúng ta sẽ xem qua ba sắc thái của cái biết, tức là cái biết của Ý Căn, của Ý Thức và của Tánh Giác.
2 Ý Căn
Ý Căn là cơ chế tạo nên sự suy nghĩ, lý luận, sự suy luận hay biện luận, cũng là nơi biểu lộ nhân cách và là nguồn gốc của sự học hỏi và trí thông minh. Về phương diện vị trí, Ý Căn nằm tại vùng vỏ não phía tiền trán, ở bên phía trái, tức là tiền trán bán cầu vỏ não trái. Ý Căn cũng liên hệ mật thiết với ngôn ngữ là một cơ chế đặc biệt chỉ con người mới có.
Ý Căn là nơi lập thành những gì đã được biết, hoặc tưởng nhớ những gì trong quá khứ, phân tích, hình dung, tưởng tượng, xét đoán, so sánh với những kinh nghiệm đã học được. Đây là nơi lý luận bằng sự nói thầm trong não về một chủ đề nào đó, để tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó. Ý Căn cũng là nơi suy luận hay biện luận, dựa vào kinh nghiệm quá khứ để tính toán, phỏng đoán tương lai. Nhân cách của ta như thế nào phần lớn cũng do sự biểu lộ của suy nghĩ. Thí dụ như nghĩ xấu, nghĩ tốt, nghĩ thiện, nghĩ ác về ai. Từ những suy nghĩ liên miên của Ý Căn khởi lên những sắc thái tâm như buồn, vui, giận hờn, ghen ghét, gian tham, khổ đau, luyến tiếc v..v.. Đặc điểm của Ý Căn là nó dựa trên kinh nghiệm, dựa trên những tư tưởng cũ mà ta đã biết, đã học hỏi. Khả năng suy luận, căn bản của trí thông minh, thường được gọi là Trí Năng, là một thành phần quan trọng của Ý Căn.
Ý Căn liên hệ mật thiết với ngôn ngữ, đến sự nói thầm trong tâm. Tại vùng bán cầu não trái là vị trí của Ý Căn cũng có một vùng gọi là vùng Broca, là một vùng quan trọng trong cơ chế hình thành ngôn ngữ. Vùng Broca là nơi giải mã khái niệm, tức là nơi ý niệm được chuyển sang ngôn ngữ và được chuyển sang cơ bắp lưỡi họng để phát âm.
Trong kinh gọi Ý Căn là Ý (Pāli: Mano, Sanskrit: Manas). Còn Trí Năng thì kinh gọi là Tâm (Pāli và Sanskrit: Citta), tuy nhiên cả Ý Căn, Trí Năng và Ý Thức cũng được gọi chung là Tâm (Citta).
3 Ý Thức
Ý Thức là khả năng phân biệt đối tượng. Khi đối tượng tiếp xúc với giác quan thì Ý Thức là nơi nhận diện ra đối tượng. Ý Thức là trạng thái “biết có sự phân biệt”, hay còn gọi là nhị nguyên, luôn luôn dựa trên sự phân biệt so sánh: phải/trái, xanh/đỏ, tốt/xấu, đúng/sai, khác /giống. Ý Thức cũng cần đối tượng, không có đối tượng thì Ý Thức không khởi lên.
Ý Thức trong kinh gọi là Thức (Pāli: viññāṇa, Sanskrit: vijñāna). Hai chữ này được kết hợp bằng hai từ: “vi” là “sự phân chia” hay “sự phân biệt”, còn “ñāṇa hay “jñāna” là “biết”. Do đó Ý Thức là cái biết có sự phân biệt, có sự phân chia.
Ý Thức cũng là nơi điều tra, nghiên cứu, phân tách, tổng hợp để rồi cuối cùng đưa tới quyết định. Như khi ta đối đầu với những tình trạng nghiêm trọng, thì Ý Thức là nơi đưa ra những quyết định, những hành động quyết liệt. Và một khi đã quyết định thì Ý Thức có một thúc đẩy mạnh mẽ phải công bố ra, tức là phải nói ra cho người khác biết, hoặc làm ra hành động. Do đó, Ý Thức là nơi tạo nên khẩu nghiệp và thân nghiệp. Trong suốt thế kỷ 20, ý thức hệ đã là nguyên nhân chính tạo nên các cuộc chiến tranh thảm khốc và đẫm máu nhất.
Về phương diện vị trí, Ý Thức nằm ở vùng tiền trán của bán cầu vỏ não phải.
Một đặc tính khác biệt giữa Ý Căn và Ý Thức là Ý Căn thích nói thầm trong não, trong khi Ý Thức thì thích công bố, thích nói ra lời.
4 Tâm Ba Thời và khổ đau
Ý Căn luôn luôn bươi móc quá khứ nên trong kinh gọi là Tâm Quá Khứ. Ý Thức phải có đối tượng ở trước mặt mình để phân biệt so sánh nên kinh gọi là Tâm Hiện Tại. Còn Trí Năng suy đoán tương lai nên kinh gọi là Tâm Tương Lai. Kinh Kim Cang gọi ba tâm quá khứ, hiện tại, tương lai là Tâm Ba Thời và gọi tâm này là “bất khả đắc” tức là không thể nắm bắt được.
Khi suy nghĩ về quá khứ, ta gợi lại trong tâm những kỷ niệm buồn cũ, ta luyến tiếc những kỷ niệm đẹp đã qua đi, ta luyến tiếc những cơ hội đã bỏ lỡ, ta giận hờn những lời nói hành động mà ta cho là đã xúc phạm đến ta, ta thù hận những người ta nghĩ đã làm hại ta. Khi ta phân biệt so sánh trong hiện tại, ta tham muốn có được thêm về cho ta, ta ganh ghét những ai hơn ta, ta nổi lên lòng tự mãn đối với nhũng ai thua kém ta, ta thấy nhũng cái sai của người, ta thấy những cái đúng của ta, ta buồn phiền vì hoàn cảnh chưa được toàn vẹn của ta. Khi suy tính tương lai, ta mong đoạt được tiền tài, tình thương, danh dự mà ta cho là ta đang không có, ta ganh ghét những người đang có những gì ta mong ước, ta buồn vì không toại ý với hoàn cảnh đương thời của ta, ta thù, giận những ai ta nghĩ là nguyên nhân khiến ta ở trong tình trạng hiện nay.
Do đó kinh gọi Tâm Ba Thời là Vọng Tâm, Đức Phật gọi là Hồ Nước Đục mang đến khổ đau và phiền não cho con người. Khổ đau phiền não vì tâm bị dính mắc vào đối tượng trong quá khứ, trong hiện tại, trong tương lai, muốn nắm bắt, chiếm đoạt đối tượng. Mà trong thế gian thì không có gì thường hằng cả mà cứ muốn nắm bắt thì thể nào cũng thất vọng, luyến tiếc, cũng có những ước mơ không thành tựu. Khổ đau phiền não vì bên dưới Tâm Ba Thời là lòng khát ái vô tận, là tự ngã lúc nào cũng lo lắng, không bao giờ biết đủ, là cái mớ lậu hoặc, hay tập khí, kiết sử, tùy miên mà ta đã mang theo trong tâm từ bao nhiêu ngàn vạn tiền kiếp.
Khi tâm lăng xăng dao động, hay khi ta suy nghĩ, lo âu, giận hờn thì từ não tác động hệ giao cảm thần kinh, tiết ra chất norepinephrine tạo ảnh hưởng dây chuyền khắp cơ thể, tạo nên bệnh tâm thể như áp huyết cao. Do đó Tâm Ba Thời tạo ảnh hưởng không tốt trên cả tâm và thân.
Sau đây là một đồ hình tóm lược các thành phần của Vọng Tâm.
5 Tánh Giác
Tánh Giác là bản thể hay chân tính (nature, true nature) của chính con người, giúp con người có cái biết thường hằng về môi trường chung quanh và bên trong cơ thể. Vì biết thường hằng, không gián đoạn, nên có dữ kiện hay không có dữ kiện nó vẫn biết, có đối tượng hay không có đối tượng nó vẫn biết. Tánh giác là cái biết lặng lẽ, không lời, không phân biệt, không chọn lựa. Tuy không có chọn lựa nhưng nó có phân tích và trực giác nên khi chạm trán đối tượng nó thấy và nhận rõ ngay tức khắc nội dung đối tượng mà không dính với đối tượng. Do đó, dù đối tượng có hấp dẫn, nó vẫn không bị đối tượng quyến rũ hay chi phối. Dù đối tượng có tệ bạc, lăng nhục tự ngã, nó vẫn bình thản dửng dưng.
Tánh giác là cái biết rõ ràng về môi trường chung quanh và bên trong cơ thể mà trong não không khởi lên lời nói nào về sự biết đó. Khi ta sinh hoạt trong đời sống, nó hằng tiếp thu ngoại trần, nội trần, kiến giải tất cả mà tâm vẫn không động.
Kinh gọi Tánh Giác là Buddhitā (Pāli và Sanskrit), gồm có từ “buddhi” có nghĩa là cái “biết”, và “tā” là “tánh”, hay “bản thể”, hay chỉ danh từ. Như vậy “buddhitā” chỉ có nghĩa đơn giản là “tánh biết” mà thôi. Không nên lầm lẫn “buddhitā” với “buddhatā”, trong đó từ “buddha” có nghĩa là “giác ngộ”.
Vị trí tánh giác: phía sau bán cầu não trái, mặt ngoài của Vỏ não..
Buddhatà được dịch là Phật tánh (Buddha- nature) là tiềm năng giác ngộ được phát huy từ vùng Precuneus, thuộc Vỏ não, vùng thùy đỉnh.
Trên phương diện chức năng Biết không lời, Tánh Giác gồm có ba tánh. liên hệ đến giác quan, là các Tánh Thấy, Tánh Nghe và Tánh Xúc Chạm.
Sâu sắc hơn là Tánh Nhận Thức là chức năng của vùng Precuneus.
Cái biết của Tánh Nghe, Tánh Thấy, Tánh Xúc Chạm là cái lóe sáng biết đầu tiên khi giác quan tiếp xúc đối tượng. Tánh Nhận Thức ngoài khả năng tự nhận thức biết còn liên hệ với ba tánh Thấy, Nghe, Xúc Chạm để cho ta nhận thức biết qua thấy, nghe, xúc chạm.
Cái biết của Tánh Giác là cái biết tức khắc, ngay trong sát na đầu tiên đã nhận biết liền về đối tượng mà trong tâm chưa có khởi lên lời nói thầm nào. Cái biết đó rất rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc nhưng không có sự phân biệt so sánh, không có khen chê, không có thích hay không thích, không có tình cảm khởi lên. Cái biết của Tánh Giác là cái biết khách quan, khi Tánh Giác tiếp xúc với đối tượng thì đối tượng như thế nào ta thấy y như vậy, trong tâm hoàn toàn phẳng lặng, không gợn sóng. Do đó Tánh Giác còn gọi là Tâm Bây Giờ và Ở Đây.
Thiền Tông hay ví cái BIẾT KHÔNG LỜI (Nhận thức có lưu giữ trong ký ức) với một tấm gương, hay một mặt hồ, phản ảnh đối tương một cách trung thực mà không giữ dấu vết gì, như trong bài thơ của thiền sư Việt Nam Hương Hải Thiền Sư:
“Nhạn quá trường không Chim nhạn bay qua khoảng không gian rộng lớn
Ảnh trầm hàn thuỷ Hình bóng chim nhạn chìm dưới giòng nước lạnh
Nhạn vô di tích chi ý Chim nhạn không có ý lưu lại dấu vết
Thuỷ vô lưu ảnh chi tâm” Dòng nước cũng không có tâm lưu giữ hình bóng chim”
Tánh Giác là một khả năng bẩm sinh của con người, nó là tiềm năng giác ngộ mà ai cũng có, nó không cần học hỏi, không cần kinh nghiệm, không được làm ra hay được sáng tạo, nên Đức Phật gọi nó là “cái vô sinh”. Nó nằm ngoài lãnh vực của cái biết phân biệt của Ý Thức, cái biết suy luận của Trí Năng, và cái biết bằng suy nghĩ của Ý Căn. Tuy ai cũng có Tánh Giác nhưng trong nhiều người, nó là cái biết thụ động vì nó chưa được đánh thức để trở thành một năng lực mới thay thế cho Ý Căn và Ý Thức.
Tánh Giác và sâu sắc nhất là Phật tánh, là tiềm năng giác ngộ, tức là khả năng giúp ta kiến giải những điều mới lạ và sáng tạo mà trước kia ta chưa từng biết đến. Phật Giáo Phát Triển gọi là Chân Tâm, Thiền Tông gọi là “Ông Chủ”.
Trên phương diện vị trí, Tánh Thấy nằm ở Thùy Chẩm tức là sau ót, Tánh Nghe nằm ở Thùy Thái Dương, Tánh Xúc Chạm nằm ở Thùy Đỉnh và Tánh Nhận Thức thì nằm ở trên gần đỉnh đầu, thuộc Thùy Đỉnh .
Khi ta thực hành cái biết không lời thì tâm ta hoàn toàn tĩnh lặng và tác động vào một trong các tánh của Tánh Giác nên trí tuệ tâm linh bật ra. Mặt khác, hệ thống đối giao cảm thần kinh được tác động, tiết ra chất acetylcholine điều hòa áp suất máu, điều chỉnh nội tạng. Kết quả là thân thể khỏe mạnh, tâm an lạc, trí tuệ tâm linh phát huy, đưa đến hết khổ nơi thân và tâm.
6 Tóm lược: Sơ đồ Ba Sắc Thái Biết
Hết
The Three Aspects of Knowing
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course. For a comprehensive in-depth understanding, the reader is encouraged to attend the complete nine-seminar teaching program and read the writings of Master Thích Thông Triệt that are being progressively translated into English.
1. Introduction – Why this topic is important
The human brain has a prodigious capacity to think, communicate, learn and plan for the future. Alone in the animal kingdom, humans are the only species with language. Language allows people to work together, transmit knowledge, and help build the current civilization with its sophisticated scientific and technological achievements. The cortex is the part of the brain that only humans and some higher apes have; it is regarded as the seat of intelligence, a remarkable ability unique to the human race.
Despite their ability to dominate nature and all living beings, humans are still immersed in continual suffering. People can also generate hatred and killings on a much greater scale than any other animals. When Buddha attained enlightenment, he saw the root causes of suffering and conflicts, and the path to liberation. Today, we can reconcile the teachings of the Buddha with the scientific understanding of the brain in order to illuminate our spiritual path.
According to common understanding, we “know” through our thoughts, judgment, reasoning, and differentiating and distinguishing right from wrong. This knowledge uses two functions that we call the thinking mind and consciousness. The thinking mind and consciousness constitute the mind of ordinary people, which often leads to suffering. But every person also has another faculty, the knowing of the wordless awareness mind. The wordless awareness mind is the essence of what it is to be human, it is the innate faculty for knowing, is not learned, is continuously activated, and is objective. The wordless awareness mind is called the holy mind in Buddhism. To live with the wordless awareness mind is to be free from suffering and to foster our spiritual wisdom.
In this article, we will look at three aspects of knowing, i.e. knowing by the thinking mind, by the consciousness, and by the wordless awareness mind.
2 Thinking Mind
The thinking mind is the seat of thinking, reasoning, inference and argumentation. It is where the personality and learning originate. In terms of location, the thinking mind is located in the left pre-frontal cortex. It is also closely associated with language, which is a capability that only humans have.
The thinking mind is where we store past experiences, where we remember things that happened in the past, where we analyze, visualize, imagine, judge and compare with what we have learned from experience. This is where reasoning occurs through silent inner talk in order to solve problems. Inference and argumentation, based on past experience, occur there to imagine and predict the future. Our personality is mostly the expression of our thoughts, arising, for example, from habits of thinking about others, bad or good, loving or evil. The constant ruminations of the thinking mind generate states of mind such as sadness, joy, anger, jealousy, greed, misery, regret, etc. The key characteristic of the thinking mind is that it is based on past experience, on ideas that we have previously learned. A key function of the thinking mind, its capacity for reasoning, which forms the basis of intelligence, is often separately identified as the intellect.
The thinking mind is closely associated with language and with the silent inner self-talk that occurs in our mind. Located in the same left pre-frontal cortex as the thinking mind is a region of the brain called Broca’s area, which is a key area in the formation of language. Broca’s area is where concepts are decoded into language elements that are transferred to the tongue and throat muscles for pronouncement.
The suttas call the thinking mind “thought” (Pāli: mano, Sanskrit: manas, Vietnamese: ý) and the intellect the “mind” (Pāli and Sanskrit: citta, Vietnamese: tâm), but the combination of thinking mind, intellect, and consciousness, is also referred to as “mind” (citta).
3 Consciousness
Consciousness has the ability to differentiate objects and is the function that identifies an object when it comes into contact with the senses. It is the seat of “knowing by differentiation”, also called dualistic knowing. It always relies on differentiation and comparison: left / right, blue / red, good / bad, right / wrong, different / similar. Consciousness also needs an object; it is not activated if there is no object.
The suttas refer to the consciousness as viññāṇa in Pāli or vijñāna in Sanskrit. These terms are combinations of two words: “vi” meaning “division” or “distinction”, and “ñāṇa” or” jñāna” meaning “know”. Therefore, consciousness means knowing by distinction or by division.
Consciousness is also the function that investigates, researches, analyzes, and integrates information leading to a decision. For example, when we are faced with a dangerous situation, consciousness is the function that comes up with decisions and decisive actions. And once a decision is made, the consciousness has also a strong urge to announce it, by saying or doing something. Therefore, consciousness is the function that generates speech karma and bodily karma. Throughout the 20th century, ideologies based on consciousness were the cause of the most destructive and bloodiest wars.
The consciousness is located in the right pre-frontal cortex.
A key difference between the thinking mind and consciousness is that the thinking mind generates inner self-talk, whereas the consciousness likes to publish, to say things out loud as words or actions.
4 The past-present-future mind and suffering
The thinking mind always searches the past and is called the “past mind” in the suttas. The consciousness must have objects right in front of it to differentiate and compare, and is called the “present mind”. The intellect predicts and speculates about the future, and is called the “future mind”. The Diamond Sutta refers to the thinking mind, consciousness, and intellect as the “past-present-future mind” and describes it as elusive, impossible to grasp.
When we think about the past, we recall sad memories, we regret the good times that are gone, we regret the missed opportunities, we are angry about words or actions that we think have offended us, we feel hatred towards those people who we think have caused us harm. When we differentiate and compare in the present, we desire to have more, we envy those who are ahead of us, we look down on those who are behind us, we see what people are doing wrong, we see what we are doing right, and we feel sorrow for anything deemed unsatisfactory in our life. When we plan the future, we desire the wealth, love and status that we think we are lacking, we envy those who have what we don’t, we feel dissatisfied with our current situation, we hate those we think are the cause of our current predicaments.
The suttas call the past-present-future mind the “false mind”, the Buddha calls it the “dirty water pond”. It brings sorrow and suffering. Sorrow and suffering come as the mind is attached to objects in the past, present, future. It wants to grasp, to possess objects but in this world there is nothing permanent, and wanting to grasp always leads to disappointment, regret, and unfulfilled dreams. Suffering and sorrow come because underneath the past-present-future mind is our unquenchable craving and the ego that is always anxious and never knows when is enough. Underneath this mind is also the mass of mental defilements, old habits, fetters and underlying tendencies that we carry in our mind from thousands of past lives.
When our mind is busy worrying about things, when we think, feel anxious or angry, the sympathetic nervous system gets activated and produces norepinephrine. This biochemical starts a chain reaction throughout the body that leads to psychosomatic illnesses such as high blood pressure. The past-present-future mind has a negative influence on the body as well as the mind.
The following is a summary diagram of the components of the false mind.
5 The Wordless Awareness Mind
The wordless awareness mind is the essence or true nature of human beings that enables us to have a continuous knowledge of what is happening in the environment and inside the body. It is a continuous, permanent, uninterrupted knowledge that is always active whether or not there is anything to be processed. Wordless awareness is knowledge that is silent, non-verbal, without differentiation, without choice. Despite being choiceless, it has an innate analytical and intuitive faculty that allows us, when we come into contact with objects, to gain an immediate and clear appreciation of them while not being attached to them. Therefore, if an object is attractive, the wordless awareness mind does not get seduced. If the object betrays or humiliates the self, the mind stays calm and unaffected.
Wordless awareness is knowledge of what is happening in the environment and inside the body without any silent verbal commentary arising. When we move through life, it constantly processes what is happening, understanding everything while keeping the mind unaffected.
The wordless awareness mind is referred to in the suttas as buddhitā (P & S, V: tánh giác). Buddhitā consists of the word “buddhi” meaning “knowing”, and “tā” meaning “nature” or “essence”. Therefore, Buddhitā means “the nature of knowing”. It should not be confused with Buddhatā in which the word “buddha” means “enlightenment”. Buddhatā is our Buddha nature, it is our potential for enlightenment.
The wordless awareness mind operates from the left rear cortex of the brain, whereas Buddhatā operates from the precuneus, which is in the parietal lobe of the cortex.
The wordless awareness mind includes three functions associated with the senses: ultimate seeing, ultimate hearing and ultimate touch, and a more profound function, ultimate cognition, located in the precuneus.
The knowing that arises from ultimate seeing, ultimate hearing, and ultimate touch is the first flash of knowledge that happens when the senses come into contact with an object. Ultimate cognition has a dual function: it acts in conjunction with ultimate seeing, ultimate hearing and ultimate touch to develop a cognitive understanding of the object, but it also has the capacity of self-cognitive awareness, awareness of itself without the need for a stimulus.
The knowledge gained through wordless awareness is instantaneous, it occurs at the first unit of time when the senses come into contact with an object before any words have arisen in the mind. This knowledge is clear, complete and insightful, l but does not involve differentiation, comparison, praise or blame, like or dislike, nor any other emotions. Knowing through the wordless awareness mind is objective. The wordless awareness mind sees the object exactly as it is, while the mind is totally at peace, untroubled. This is why it is also called the here-and-now mind.
Zen Buddhism often compares the wordless awareness mind with a mirror or the surface of a lake, which faithfully reflects images without keeping a trace. This is so in the following poem by 17th century Vietnamese Zen Master Hương Hải Thiền Sư:
The swallow flies over the vast sky
Its image sinks into the cold lake
The swallow does not intend to leave a trace
Nor does the lake intend to keep an image of him
The wordless awareness mind is an innate faculty of all humans, it is the potential for enlightenment that all humans possess and does not need to be learned, experienced or created. This is why the Buddha calls it “the unborn”. It lies outside the realm of knowledge through differentiation carried out by the consciousness, knowledge through reasoning carried out by the intellect, or knowledge through thinking carried out by the thinking mind. Every one of us has a wordless awareness mind, but in many of us, it lies inactive because it has not been awakened to become a new energy replacing the thinking mind and the consciousness.
The wordless awareness mind and, in particular, its deepest component the Buddha nature is our potential for enlightenment, our ability to discover new and innovative things that we have never previously known. Developmental Buddhism calls it the “true mind”; Zen Buddhism calls it “the boss”.
In terms of location, ultimate seeing operates from the occipital lobe, ultimate hearing from the temporal lobe, ultimate touch from the parietal lobe and ultimate cognition from the parietal lobe near the top of the head.
When we practice wordless awareness, our mind is completely still, and this stimulates one or several of ultimate seeing, ultimate hearing, ultimate touch, and ultimate cognition. This, in turn, causes spiritual wisdom to burst forth. Meanwhile, the parasympathetic nervous system is activated and produces acetylcholine, which regulates blood pressure and brings balance to the internal organs. The result is a healthy body, peaceful mind, and developed spiritual wisdom, leading to an end of suffering and sorrow in the mind and body.
6 Summary Diagram of the Three Aspects of Knowing
End
Thank You.
Uyen Nhu