HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG065: The process of spiritual cultivation, realization and enlightenment of the Buddha - Bài Tóm Lược Khóa Căn Bản - Tiến Trình Tu ChứngThành Đạo của Đức Phật

03 Tháng Năm 20229:22 CH(Xem: 2322)

Tiến Trình Tu ChứngThành Đạo của Đức Phật

 



Bài viết này là một tóm lược của giáo trình của Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt, dựa trên các bài đọc thêm của Thầy và các lời giảng của Ni Sư Thích Nữ Triệt Như tại Khóa Thiền Căn Bản

 





Vị Phật lịch sử
 


Đức Phật Thích Ca là một vị Phật có thật trong lịch sử văn minh văn hóa nhân loại. Ngày nay, chúng ta còn có thể tìm lại được sử sách ghi lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, và có thể tìm lại được những di tích còn lại ở Ấn Độ và Nepal của những nơi Đức Phật sinh ra, thành đạo, giảng bài pháp đầu tiên và nơi Đức Phật nhập niết bàn. Tại những nơi này còn lưu lại những di tích lịch sử như những trụ đá do vua A Dục dựng nên. Vua A Dục sống sau Đức Phật khoảng gần ba trăm năm. Sau khi đã theo về Phật pháp, vua A Dục đã nhờ vị tổ thứ tư, là ngài Upagupta, dẫn tới những nơi Đức Phật sinh ra, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn, và tại các nơi đó, vua A Dục đã cho dựng lên một trụ đá có những hàng chữ cổ ghi lại rõ ràng, còn tồn tại đến ngày nay.

 


Đức Phật Thích Camay mắn được sanh trong một gia đình quý tộc và cầm quyền, thừa hưởng đầy đủ các xa hoa thế gian. Nhưng ngay từ thuở thơ ấu Ngài đã sớm khắc khoải về nỗi đau khổ của con ngươì trên thế gian và nảy sinh ý muốn cứu vớt tất cả chúng sinh thoát khỏi biển khổ. Ngài quyết tâm từ bỏ đời sống quý tộcxa hoa, bỏ tất cả tình cảm gia đình, đi vào chốn rừng sâu để tìm phương thức giải thoát cho mình trước, rồi sau đó cho tất cả chúng sanh khác. Qua tiến trình dài với những thử thách gian nansai lầm, cuối cùng Ngài đã đạt được mục tiêu tối hậugiác ngộ, thành đạochứng ngộ chân lý. Sau đó Ngài quyết định hướng dẫn tất cả những ai có tâm cầu giải thoát và Ngài đã đi khắp nơi giảng pháp trong vòng 45 năm.

 

Khi còn niên thiếu, Ngài tên là Siddhattha họ Gotama (tiếng Pāli) hay Siddhārtha Gautama (tiếng Sanskrit). Sau khi thành đạo, Ngài được gọi là Phật Cồ Đàm (Gotama Buddha), đệ tử Ngài gọi Ngài là “Thế Tôn” (“Bhagavat”) hay Đức Phật (“Buddha”), những người khác gọi Ngài là “Tôn Giả Cồ Đàm (“Bho Gotama”) hay Sa Môn Cồ Đàm (“Samana Gotama”). Ngài cũng được gọi là Thích Ca Mâu Ni (P: Sakkamuni, S: Sākyamuni) có nghĩa là “vị thánh yên lặng bộ tộc Thích Ca”, còn Ngài thì tự xưng là “Như Lai (“Tathāgata”) có nghĩa là “người đã đến như vậy”, hay là “người đã đạt được Tâm Như, tức Tâm Tathā”.

 


Niên thiếu - Đầu mối nhân duyên                                      

 

Khi Hoàng hậu Māyā, vợ vua Tịnh Phạn (Suddhodana), xứ Kosala, sắp đến ngày sinh, thì theo đúng truyền thống lúc bấy giờ, bà trở về vương quốc của bà (xứ Koliya, bây giờ thuộc Nepal) để sinh con. Nhưng đi được nửa đường, đến vườn Lâm Tì Ni, thì bà hạ sinh Đức Phật. Sau khi sinh đức Phật xong, do vì bà sinh khó, nên sau đó bảy ngày thì bà từ trần.              

 

Khi vua Tịnh Phạn mở tiệc ăn mừng khắp trong nước, thì có một vị đạo sĩ tên là A Tư Đà đang tu từ trên Hy Mã Lập Sơn xuống thăm viếng Thái Tử. Khi ngài A Tư Đà nhìn thấy Thái Tử, ngài cười lên rồi lại khóc. Khi vua Tịnh Phạn hỏi lý do, thì ngài A Tư Đà mới nói rằng: “Sau nầy có thể có hai điều sẽ xảy ra: nếu thái tử ở trong hoàng cung thì sẽ trở thành một bậc hoàng đế lỗi lạc, và nếu như thái tử bỏ nhà đi tu thì Ngài sẽ trở nên một bậc đại giác. Nhưng mà tới chừng Ngài thành đạo thì tôi đã không còn sống để được học hỏi nơi Ngài cho nên tôi khóc”.

 

Sau đó có 108 vị Bà La Môn đến thăm viếng thái tử Siddhattha, trong đó có ngài Kiều Trần Như giỏi về tướng số. Vị này tiên đoán: “Thái Tử sau nầy sẽ đi tu trở thành Bậc Đại Giác”. Vua Tịnh Phạn nghe những lời tiên tri này rất lo lắng vì Ngài muốn thái tử Siddhattha sau nầy sẽ lên kế vị ngôi vua.

 

Ngay từ thuở nhỏ, tính tình Thái Tử rất trầm lặng, thích sống một mình. Một hôm, vào buổi lễ Hạ Điền bắt đầu mùa đồng áng, trong lúc mọi người đang vui lễ hội, thì Thái Tử ngồi xuống dưới cây hồng táo, bắt chéo chân, lưng thẳng đứng, và tự động khởi lên ý nghĩ hít vàothở ra bằng niệm biết. Khi vua Tịnh Phạn thấy con ngồi kiết già với trạng thái tâm yên lặng biểu lộ trên gương mặt, ngài kính phục nhưng lại thêm lo lắng và lập kế hoạch để Thái Tử không đi theo con đường tu đạo.

 



Ông cho mời tất cả những vị thầy giỏi ở trong nước vào hoàng cung để dạy Thái tử văn chương, nghệ thuật và võ nghệ. Thái tử học môn gì cũng rất giỏi. Đồng thời, ông tạo điều kiện để Thái Tử tận hưởng những thú vui trong cung điện và ra lệnh cấm không cho Thái Tử tiếp xúc với môi trường sinh hoạt ngoài xã hội, vì sợ nếu Ngài thấy cảnh khổ của dân chúng thì sẽ quyết định đi tu.

 


Cũng trong kế hoạch cầm chân Thái Tử, khi Thái Tử được 16 tuổi thì vua Tịnh Phạn làm lễ cưới Thái Tử với công chúa Da Du Đà La cũng 16 tuổi. Về sau này, Đức Phật kể lại cuộc đời lúc bấy giờ của Ngài cho các đệ tử nghe: “Vua cha đã lập cho ta ba tòa cung điện, một tòa cung điện để sống trong mùa hè, một tòa cung điện trong mùa mưa và một tòa cung điện trong mùa đông. Và suốt ngày cung phi mỹ nữ ca hát”.

 

Đến năm Thái Tử 29 tuổi, Ngài phải xin phép vua cha để được đi dạo chơi ngoài hoàng cung. Vua Tịnh Phạn đồng ý nhưng cũng ra lệnh cho dân gian: “Những con đườngThái tử sẽ đi phải trang hoàng cho đẹp, và chỉ những người khỏe mạnh, giàu có mới được ra để mà tung hô Thái tử”.

 

Hôm đó, Thái Tử được người đánh xe là Xa Nặc đưa đi dạo chơi ngoài hoàng thành. Giữa cảnh trang hoàng bông hoa đẹp đẽ, người người tung hô, thì Thái Tử nhìn thấy một người lưng còng, tóc bạc, run run đi. Thái tử không biết người đó là người gì, mới hỏi Xa Nặc, thì Xa Nặc trả lời:

- “Đó là một người già.

- Già là sao?

- Già là lưng còng, tóc bạc, da nhăn.

- Ta rồi có già không?

- Có, Thái tử rồi cũng sẽ già, ai rồi cũng phải già.”

 

Thái tử nghe vậy bắt đầu lo nghĩ về thân phận già yếu mà mọi ngươì trên đời ai cũng phải trải qua. Ngài buồn bã ra lệnh quay ngựa trở về hoàng cung không tiếp tục đi nữa.                                                                   

                                                   

Qua ngày khác, cũng đi xe với Xa Nặc, Thái Tử trông thấy một người chống gậy, run run đang đi trên đường, bỗng ngã lăn ra, bất tỉnh. Ngài lại hỏi Xa Nặc, thì Xa Nặc mới trả lời:

- “Đó là một người bệnh.

- Bệnh là sao?

- Bệnh là không có còn sức khỏe, bệnh nghĩa là yếu đi, nghĩa là không còn tuổi thanh xuân. Thái tử rồi cũng sẽ bệnh, Da Du Đà La rồi cũng sẽ bệnh, không ai tránh khỏi bệnh”.

 

Nghe vậy, Thái tử nhận định rằng bệnh là một quy luật, không ai có thể tránh khỏi bệnh tật. Ngài buồn bã, ra lệnh quay xe trở về.


 

Lần đi dạo chơi ngoài hoàng thành thứ ba, thì Ngài nhìn thấy bên đường có một thân người bất động, quấn vải được khiêng trên cái chõng tre và những người đi theo thì buồn bã khóc than. Ngài lại hỏi Xa Nặc. Xa Nặc mới nói:

- “Đó là người chết.”                                

- Chết là sao?

- Chết là từ đây không ai nhìn thấy người đó nữa.

- Người ta khiêng người chết đi đâu?

- Người ta khiêng người chết đi hỏa thiêu”.

 

Xuất gia tầm đạo - tỉnh ngộ lần thứ nhất

 

Suốt nhiều ngày, Thái Tử không làm sao an vui được. Ngài nhận ra già, bệnh, chết là những qui luật mà con ngươì không ai tránh khỏi. Với ý chí bất khuất, Thái Tử nghĩ rằng ngài sẽ không chịu khuất phục quy luật này. Ngài nhất định: “Ta sẽ tìm phương thức thoát khỏi già, bệnh, và chết cho ta và cho cả mọi con người”.

 

Một sáng sớm, Thái tử cưỡi ngựa ra khỏi hoàng thành, cuối cùng đi xa đến một nơi yên tĩnh. Ngài ngồi xuống nghỉ bên đường thì nhìn thấy ở xa, có một người tu sĩ, đắp y vàng, cầm bình bát đi khất thực với phong thái khoan thai, tĩnh lặng. Đợi vị tu sĩ tới gần, Thái Tử mới thưa hỏi và được biết vị tu sĩ này đã từ bỏ gia đình, sống không gia đình để đi tìm phương thức thoát già, bệnh, chết. Nghe qua những lời này Thái Tử như người tỉnh cơn mê, thấy đây là giải đáp mà Ngài đã bế tắc trong những ngày trước đây. Ngài trở về hoàng cung với tâm thái phấn khởi vì đã nhận ra hướng đi mới: rời bỏ gia đình, sống đời sống không nhà đi tìm thầy để học đạo.


 

Đây là sự tỉnh ngộ đầu tiên của Thái Tử Siddhattha.

Tỉnh ngộ lần thứ hai

 

Lúc bấy giờ công chúa Da Du Đà La mới vừa sinh đứa con trai đầu lòng là La Hầu La. Một đêm sau khi buổi yến tiệc tàn, cả hoàng cung đang say ngủ, Thái Tử Siddhattha đến thăm vợ và con lần chót. Rồi sau đó Ngài đánh thức Xa Nặc dậy, đem con ngựa Kiền Trắc ra và hai thầy trò rời hoàng thành trong đêm tối.     

 


Sau khi cắt tóc, mặc quần áo dân thường và từ giã Xa Nặc, Đức Phật đi vào rừng để tìm thầy học đạo. Đầu tiên, Ngài gặp một vị thầy rất nổi tiếng, có đông đệ tử, tên là Āḷāra Kāḷāma. Vị thầy nầy dạy tầng thiền Yoga thứ 3 là Vô Sở Hữu Xứ định. Sau một thời gian ngắn, Đức Phật đạt được tầng Vô Sở Hữu Xứ định và đến trình với thầy. Vị thầy vô cùng mừng rỡ, nhưng không còn pháp gì để dạy Ngài thêm nữa, chỉ mời Ngài lưu lại để cùng hướng dẫn đệ tử. Ngài từ chối, vì chưa đạt được những gì Ngài tìm cầu nên Ngài từ giã thầy ra đi.

 





Sau đó, Ngài gặp một vị đạonổi tiếng khác tên là Uddaka Rāmaputta, dạy tầng thiền thứ tư và cao nhất của thiền Yoga là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định. Cũng trong một thời gian ngắn, Ngài đạt được Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định và cũng đến trình với thầy để xin thầy chỉ dạy thêm. Nhưng vị thầy cũng không còn gì để dạy Ngài nữa và cũng mời Ngài ở lại để cùng hướng dẫn đệ tử. Nhưng đối với Ngài, đây không phải là mục tiêu tối hậu mà Ngài nhắm đến, nên Ngài lại từ giã thầy để ra đi.

 


Đây là sự tỉnh ngộ lần thứ hai, tức là trên con đường tu tập, Pháp quan trọng hơn Thầy. Thầy mà không có pháp thì mặc dầu vẫn kính mến thầy, nhưng phải từ giã thầy để ra đi tìm pháp đáp ứng đúng mục tiêu của mình.

Khổ hạnh

 

Đức Phật không nản chí, tiếp tục đi tìm đạo. Ít lâu sau, Ngài gặp 5 vị đạo sĩ, đứng đầu là ngài Kiều Trần Như, họ dạy Ngài cách tu khổ hạnh. Khổ hạnhlối tu tự hành hạ xác thân và dùng ý chí mạnh mẽ để chiến thắng những ham muốn, dục lạc của tự ngã. Thí dụ như: hạn chế ăn uống tối đa, như mỗi ngày ăn một hạt mè hay uống một giọt nước; nằm trên gai; không mặc quần áo; sống gần bãi tha ma hay trong rừng sâu; sống giống như thú vật; bôi bùn tro lên mặt và thân mình; không cạo râu tóc.

 


Tuy cùng tu chung với 5 vị đao sĩ, nhưng Đức Phật áp dụng những cách tu khổ hạnh khốc liệt nhất. Đôi khi Ngài đi vào rừng sâu sống một mình, không mặc quần áo gì cả. Vào mùa đông tuyết rơi, Ngài ngủ ngoài trời giá lạnh. Vào mùa hè, thì lại nằm ở ngoài nắng cháy. Có khi nằm trong bãi tha ma, có khi lấy gai để làm giường, có khi mấy tháng không tắm, có khi một đêm xuống sông tắm ba lần, còn râu tóc thì không nhổ. Về sau, Đức Phật kể lại cho các đệ tử rằng: “Tay chân ta trở thành như những cọng cỏ…Con ngươi long lanh của ta nằm sâu thẳm như trong một giếng nước thâm sâu.. Da đầu ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng bị cắt trước khi chín…Nếu ta nghĩ “Ta hãy sờ da bụng”, thì chính xương sống ta bị nắm lấy…Da bụng ta bám chặt xương sống… Nếu ta nghĩ “Ta đi đại tiện hay tiểu tiện”, thì ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất…Nếu ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân ta…” (Đại kinh Sư Tử Hống, số 12, kinh Trung Bộ, Nikāya)

 



Trung ĐạoTỉnh ngộ lần thứ ba

 

Sau 6 năm tu khổ hạnh, Đức Phật bắt đầu hoang mang vì tuy chiến thắng được những đòi hỏi của thân, nhưng không đưa đến giác ngộgiải thoát. Rồi một hôm Ngài kiệt sức, té xuống nằm bất tỉnh ở bờ sông, may nhờ bấy giờ có một cô thôn nữ chăn cừu đi ngang qua thấy, cho Ngài một bát sữa cừu, nhờ vậy Ngài mới lần lần tỉnh dậy.

 



Tới đây, Ngài tỉnh ngộnhận ra rằng thân người là quí, sức khoẻ là quí. Thân giúp ta tiến tu, nếu như ta ngã ra chết thì làm sao tu tập được. Sau bao nhiêu kiếp tu bồi công đức mới được đầu thai làm người, đây là một việc rất khó và hy hữu và là một cơ hội tu tập không thể bỏ lỡ. Từ đó, Ngài chủ trương Trung Đạo, tức là không lợi dưỡng như thời kỳ làm thái tử, nhưng cũng không khổ hạnh như thời kỳ sống trong rừng khổ hạnh, mà gìn giữ sức khỏe để đủ sức tu hành.

 




Đây là lần tỉnh ngộ thứ 3 của Đức Phật.

 

Lúc bấy giờ Ngài chấm dứt khổ hạnh, đi khất thực trở lại để phục hồi sức khỏe. Ngài sực nhớ lại kinh nghiệm cũ khi Ngài ngồi thiền dưới cây hồng táo trong dịp lễ Hạ Điền. Ngài nhớ lại không bị các âm thanh buổi lễ xáo trộn, trái lại tâm trở nên tĩnh lặng, và cảm thấy sự dễ chịu phấn chấn bao trùm khắp toàn thân. Ngài gọi trạng thái này là hỷ lạc (P: pitisukham). Ngài liền áp dụng phương pháp thở trở lại, và quả nhiên Ngài đạt được trạng thái hỷ lạc như thời còn thơ ấu.

 


Ngài tìm lại 5 vị đạotu khổ hạnh, báo cho họ biết rằng Ngài đã từ bỏ khổ hạnh, ăn uống bình thường để phục hồi sức khỏe cho cơ thể, và sẽ áp dụng phương pháp thở mà Ngài đã kinh nghiệm hồi còn nhỏ. Nghe như vậy, 5 vị đạo sĩ chê bai, khinh thường Ngài, nói rằng Ngài đã ham lợi dưỡng trở lại, không còn tinh tấn tu theo khổ hạnh nữa, và bỏ Ngài ở lại một mình và rời đi nơi khác để tu.


Tiến trình tu chứng

 


Một hôm, khi Ngài đang ngồi thiền thì có một cô gái tên là Sujātā mang bánh kheer đến cúng dường thần linh cầu được sanh con trai. Đây là một trợ duyên kỳ diệu, giúp Đức Phật không cần lo việc nuôi thân, chỉ tinh tấn dụng công.

 


Nhờ cái bánh đầy đủ chất bổ, Đức Phật lấy lại sức khỏe. Ngài quyết định băng qua bên kia sông Ni Liên Thiền, chọn nơi có những cây Pipphala (bây giờ gọi là cây Bồ Đề) to lớn làm nơi tọa thiền. Trên đường đi, có em chăn trâu cúng dường Ngài 4 bó cỏ kusha. Trải cỏ kusha làm đệm lót ngồi, măt hướng về sông Ni Liên Thiền, sau lưng là cây pipphala, Ngài phát nguyện: “Dù cho da, gân và xương, cũng như thịt và máu của ta có khô cằn, nếu không đạt được Giác Ngộ Tối Thượng, ta sẽ không rời khỏi chỗ ngồi này”.



Tầng định thứ nhất - Sơ Định

 

Ngài bắt đầu thực hành pháp thở mà chính Ngài đã khám phá ra, gọi là “Định Niệm Hít Vào Thở Ra” (Pāli: Ānapāna Sati Samādhi). Bước đầu tiên, Đức Phật nói thầm: “Tôi biết tôi hít vào, tôi biết tôi thở ra...”, trọng tâm là “niệm biết có lời nói thầm”. Hiệu quả của bước này là cắt đứt quán tính nói thầm trong não từ Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng. Tâm Đức Phật bắt đầu trở nên thanh thản, và hỷ lạc khởi lên. Điều quan trọng trong bước này là lời nói thầm cần phải được gắn liền với niệm biết.

 




Đức Phật an trú trong tầng định này trong một tuần lễ. Chúng ta nên ghi nhớ là một tuần lễ thời bấy giờ không nhất thiết đúng với tuần lễ 7 ngày như ngày nay. Đức Phật gọi tầng định này là “Định Có Tầm Có Tứ”. Tầm, tiếng Pāli là Vitakka có nghĩa “lời nói thầm”, Tứ: tiếng Pāli là Vicāra có nghĩa “lời đối thoại thầm lặng”. Ở đây, khi áp dụng lời nói thầm với một nội dung duy nhấtgắn liền với niệm biết thì các vọng tưởng (“Tứ”) từ các vùng ký ức không khởi lên khiến cho quán tính động của tâm từ từ tạm lắng xuống và tâm bắt đầu trở nên thuần.


Về sau Đức Phật thuật lại như sau: “Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ…Lạc thọ khởi lên nơi ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta” (Kinh Trung Bộ, đại kinh Saccaka, số 36)

 




Tầng định thứ hai - Định không t
ầm không tứ

 


Với kinh nghiệm của tầng thiền thứ nhất, Đức Phật cảm thấy niềm hân hoan vui thích thấm nhuần toàn thânnội tâm an tịnh. Ngài nhận ra kết quả này phần lớn do nhờ ly dục ly bất thiện pháp. Ngài tiến lên bước thứ hai là chấm dứt lời nói thầm, chỉ giữ cái niệm Biết mà thôi: “Biết hít vào, biết thở ra”. Hơi thở cứ ra vào tự nhiên, Ngài chỉ duy trì niệm rõ biết có hơi thở vào và ra, không xử dụng ý thức hay trí năng để quán sát, theo dõi hay điều khiển hơi thở. Đây là Ngài đạt được từng định thứ hai, trong kinh gọi là “Định không tầm không tứ”. Đức Phật an trú trong từng thiền này trong một tuần lễ.

 




Trong giai đoạn này, tất cả niệm hơi thở vào, ra, thô, tế, dài, ngắn, sâu, cạn ta đều biết rõ ràng, nhưng biết mà không có lời nói thầm về sự biết, chỉ thầm nhận biết. Phương thức này cũng còn được gọi là chú ý trống rỗng hay quan sát trống rỗng, trong đó không có chủ thể biết, chỉ có sự nhận biết về sự hít vào thở ra mà thôi. Bằng cách này, tâm Ngài trở nên trong sáng, tĩnh lặng và biết rõ ràng những cảm giác của thân. Niềm hân hoan vui thích thấm nhuần toàn thân Ngài.

 


Đức Phật thuật lại: “Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm…Lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta”. (Kinh Trung Bộ, đại kinh Saccaka, số 36)

 



Tầng định thứ ba - Định Ly H
ỷ Trú Xả

 

Qua tuần lễ thứ ba, Đức Phật nhận biết hỷ lạc khởi lên nhưng không thưởng thức hỷ lạcan trú ở trong tâm tĩnh lặng, thanh thản mà thôi. Tầng thiền này gọi là “ly hỷ trú xả” hay gọi là “Chánh Niệm Tỉnh Giác” (Sati Sampajañña) có nghĩa là “Biết rõ ràng và đầy đủ tất cả môi trường chung quanh cũng như nội tâm, nhưng không dính mắc”.

 




Trong giai đoạn này, tâm của Ngài đã trở thành năng lực Biết vững chắc. Dù lạc thọ thấm nhuần toàn thân, tâm Ngài không bị lạc thọ chi phối. Ngài cảm nhận niềm an lạc tỏa khắp toàn thân. Lúc bấy giờ ý hành hoàn toàn không động, khái niệm tư duy không còn khởi lên. Thọ và Tưởng không còn xao động tâm Ngài. Đức Phật cũng an trú trong từng thiền này một tuần lễ.


 Đức Phật thuật lại: “Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ,…, chứng và trú thiền thứ ba…Lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta”. (Kinh Trung Bộ, đại kinh Saccaka, số 36)

 




Tầng định thứ tư - Định B
ất Động

 

Trong giai đoạn này, trạng thái tỉnh thức biết không lời mà Đức Phật đã đạt được trong từng thiền thứ ba từ từ trở thành nhận thức biết không lời. Tâm thức của Ngài rơi vào trạng thái bất động. Chút dính mắc trong tâm với trạng thái an lạc (“xả”) cũng biến mất. Nội tâm của Ngài ở trạng thái tĩnh lặng sâu. Ý thức không động. Năng lực nhận thức biết không lời càng lúc càng tỏ rạng. Ngài chìm sâu trong định không đối tượng. Hơi thở rơi vào trạng thái yên lặng tự động từng chập, gọi là tịnh tức.

 


Đức Phật thuật lại: ”Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh”. (Kinh Trung Bộ, đại kinh Saccaka, số 36)

 



Tầng thiền này được gọi là “Định Bất Động”, hay ba hành không động, tức là ngôn hành không động, ý hành không động, thân hành không động. Ngôn Hành không động, là dứt tầm và tứ, là dứt các lời nói thầm trong não, đã được thưc hiện trong từng thiền thứ hai. Còn Ý hành, là do cảm thọ, vì Thọ khởi lên nên sinh ta Tưởng, khi Thọ và Tưởng yên lặng, tâm hoàn toàn không dính mắc, thì Ý Hành không động, đây là kết quả của từng thiền thứ ba. Đến tầng thiền thứ tư, thì hơi thở tự động ngưng từng chập, nên gọi là Thân Hành không động. Đức Phật an trú trong từng thiền này một tuần lễ.




Ch
ứng Ngộ

 

Đến ngày cuối của tuần lễ thứ tư, trong trạng thái tâm bất động sâu của từng thiền thứ tư, ba trí huệ, tức “Ba Minh”, tuần tự hiện rõ trong tâm Đức Phật, như mọi vật lần lượt phản ảnh trên một tấm gương trong sáng, không bụi bặm. Ánh sáng giác ngộ chiếu sáng trong tâm thuần tịnh của Ngài.

 

Đức Phật nói: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, ngoài lý luận, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, ta dẫn tâm đến Túc mạng minh…”. Trạng thái tâm này gọi là Tâm Như hay Tâm Tathā, tức là tâm hoàn toàn tĩnh lặng, thanh thản, không dính mắc, chỉ có cái nhận thức biết rõ ràng mà thôi.


 

Trí huệ thứ nhứt là Túc Mạng Minh là sự hiểu biết rõ ràng tất cả những kiếp quá khứ của chính Ngài, trong những nét đại cươngchi tiết, và những nhân duyên đưa đến ngày nay. Đức Phật chứng ngộ Túc Mạng Minh vào canh một.

 

Qua canh hai, Ngài nhận ra được những tương quan nhân quả, nghiệp báo của chúng sinh. Ngài nhận ra rõ ràng các nghiệp lành hoặc nghiệp ác họ tạo ra từ trong một hay nhiều kiếp trong quá khứ đã ảnh hưởng ra sao trên sự chết sống, thành bại, hình dạng, hạnh phúc của họ. Trí huệ này gọi là Thiên Nhãn Minh.


Qua đến canh ba, Đức Phật nhận ra giải đáp cho nỗi khắc khoải của Ngài khi Ngài ra đi tìm đạo, đó là câu hỏi “Tại sao con người cứ phải sanh ra để chịu cảnh sanh, già, bệnh, chết”. Trí huệ này là Lậu Tận Minh, Ngài chứng ngộ trong canh ba.

 


Lậu là Lậu Hoặc những cái đam mê, ghiền nghiện, những thú vui và ham thích mà mình không bỏ được, những thứ do mình huân tập từ bao nhiêu đời trước đang ảnh hưởng đến ngày hôm nay. Chính lậu hoặc điều khiển ba nghiệp thân, lời, ý của mình, chính lậu hoặc làm ô nhiễm tâm của mình, chính lậu hoặcnguyên nhân của khổ đau, của luân hồi sinh tử. Ngài thấy rõ nguyên nhân của đau khổlậu hoặc, và con đường diệt khổ và diệt lậu hoặc. Dựa vào Lậu Tận Minh, Đức Phật thiết lập Tứ Diệu ĐếBát Chính Đạo.



Đức Phật nói: “Ta biết như thật ‘Đây là Khổ (lậu hoặc)’, ‘Đây là nguyên nhân của Khổ (lậu hoặc)’, ‘Đây là sự diệt Khổ (lậu hoặc)’, ‘Đây là con đường đưa đến diệt Khổ (lậu hoặc)’”

 


Nhờ chứng Lậu Tận Minh, Đức Phật đã hoàn toàn giải thoát, sạch lậu hoặc, không còn tái sinh vào cảnh giới nào nữa. Ngài nói: “Nhờ hiểu biết như vậy, tâm của ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu…Ta khởi lên sự hiểu biết: ‘Ta đã giải thoát’. Ta đã biết: ‘Sanh đã diệt, pham hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa” (Kinh Trung Bộ, đại kinh Saccaka, Số 36)

 





Chứng ngộ này gọi là “Chứng Ngộ hoàn toàn” (Pāli là “Abhisamaya”). Lúc này Đức Phật đã đắc quả A La Hánchấm dứt tái sinh, chấm dứt lậu hoặc.

 


Thành đạo

 

Sau khi chứng ngộ Ba Minh, Đức Phật còn ở lại cội bồ đề thêm 7 tuần nữa để chiêm nghiệm lại những pháp mà Ngài đã thành tựu. Ngài nhìn ngắm hiện tượng thế gian bằng Tâm Tathā và thấy được bản tánh của hiện tượng thế gian. Đây là chân lýDuyên Khởi hay Pháp Duyên Sinh mà Đức Phật xếp gọn lại qua 4 câu kệ.

“Cái này có, cái kia có,

Cái này sinh, cái kia sinh

Cái này không, cái kia không

Cái này diệt, cái kia diệt”

Đó là khởi đầu của lần chứng  ngộ thứ hai là chứng ngộDuyên Khởi. Sau đó, Đức Phật thành đạo, đạt được giác ngột tối hậu, là quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Giác (P: Anutttara Sammà Sambodhi), trở thành Phật.

 


Duyên Khởi sẽ đựơc khai triển trong chủ đề Mười Hai Nhân Duyên.

 

Hết

 

The process of spiritual cultivation, realization and enlightenment of the Buddha

 

This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course. For a comprehensive in-depth understanding, the reader is encouraged to attend the complete nine-seminar teaching program and read the writings of Master Thích Thông Triệt that are being progressively translated into English.


The historic Buddha

 

Sakkamuni (S: Sakyamuni, V: Thích Ca Mâu Ni) Buddha is a historic person in the history of human civilization. Today, we can find historic records of the life of Sakkamuni Buddha. We can also visit historic sites in India and Nepal that commemorate the places where he was born, where he attained enlightenment, where he delivered his first sermon, and where he left this world. Among the archeological artifacts at these sites are sculpted stone pillars erected by King Ashoka who reigned about 300 years after the death of the Buddha. After being converted to Buddhism, King Ashoka asked the fourth Buddhist patriarch, Upagupta, to take him to the places where the Buddha was born, attained enlightenment, started turning the wheel of dhamma, and entered nibbāna (S: nirvāṇa).  At each of these places, King Ashoka erected a stone pillar with inscriptions that have remained to this day.

 

Sakkamuni Buddha was born in a royal family and could have led an easy life of privileges and luxuries. But since early childhood, he was preoccupied with human sufferings and aspired to save all beings from suffering. At age 29, he decided to abandon his palatial life, sever all family ties, and wander deep into the forest to seek liberation first for himself, and then for all other beings. Through a long and arduous process strewn with challenges and early mistakes, he finally reached his ultimate goal of enlightenment and realization of the truth. Following that, he decided to bring the light to all those who seek liberation, and dedicated the next 45 years of his life to teaching.

 

When he was a prince, his name was Siddhattha Gotama (S: Siddhārtha Gautama, V: Tất Đạt Đa Cồ Đàm). After he attained enlightenment, people called him “the enlightened Gotama” (Gotama Buddha), his disciples called him “Blessed One” (P: Bhagavant, V: Thế Tôn) or “Enlightened One” (P: Buddha, V: Đức Phật), others referred to him as “Friend Gotama” (P: Bho Gotama, V: Tôn Giả Cồ Đàm) or Monk Gotama (P: Samaṇa Gotama, V: Sa Môn Cồ Đàm). He was also called Sakkamuni (S: Sākyamuni, V: Thích Ca Mâu Ni) which means “the silent sage of the Sakka tribe”, and he called himself “Tathāgata” (V: Như Lai) which means “the one who comes as such” or “the one who is one with suchness” or “the one who has attained the tathā-mind”.

 

Early years                                                                                 

 

When Queen Māyā, wife of the King Suddhodana (V: Tịnh Phạn) of the kingdom of Kosala in Northern India, was near giving birth, she returned to her kingdom of origin, Koliya, to give birth, as was the tradition at the time. But before she could reach Koliya, she gave birth to prince Siddhattha in the garden of Lumbini. After a few days, she died from complications from the birth.

 

King Suddhodana organized celebrations throughout his kingdom to celebrate the arrival of the heir. A hermit named Asita came down from the Himalayas to pay a visit to the Prince. When Asita saw the Prince, he laughed and cried. When asked, Asita said: “In the future one of two things will happen: if the Prince remains in the palace, he will become a great ruler. And if the Prince chooses to become a monk, he will become a great enlightened being. This is why I laughed. But when he attains enlightenment, I will not be alive to learn from him, so I cried.”

 

Then 108 Brahmin came to visit, among them was Koṇḍañña who was renowned as an expert in astrology. He predicted that: “The Prince will later become a monk and attain full enlightenment”. Hearing these prophecies filled King Suddhodana with concern, as he wanted Prince Siddhattha to later succeed him to the throne.

 

Prince Siddattha showed from early childhood that he had a quiet character and liked being alone. One day, at the royal ceremony to open the farming season, while everyone was enjoying the festivities, he sat crossed legged with his back straight under a rose apple tree (P: jambu, V: hồng táo) and started breathing in and out in awareness. When the King saw his child sitting in the lotus position with a still mind manifesting on his face, he was full of admiration, but was even more worried that the Prince would choose the spiritual path. King Suddhodana started a plan to prevent the Prince from taking this path.

 

He invited the greatest teachers in the country to the palace to teach the Prince literature, art and martial arts. The Prince was good at all subjects. Meanwhile, the King created an environment for the Prince to enjoy all the pleasures of palatial life. He also ordered that the Prince be prevented from getting in contact with life outside the palace, because he feared that the Prince would decide to become a monk if he saw the miseries of the lives of common people.

 

As part of the King’s plan to retain the Prince, he organized his marriage, when he was 16, with Princess Yasodharā (V: Da Du Đà La) also aged 16. Later, the Buddha recounted his life at that time to the disciples thus: “My father built for me three palaces, a summer palace, a winter palace and a place for the rainy season. And all day there were songs and dances by beautiful women.”

 

When the Prince was 29, he asked his father for permission to go outside the palace. The King agreed, but gave this order: “Wherever the Prince goes, the streets must be beautifully decorated, and only healthy and wealthy people can be allowed to meet and greet the Prince”.

 

Channa (V: Xa Nạc), the charioteer, drove the Prince through the city. In between beautifully made garlands and cheering people, the Prince saw a person with bent back and white hair walking unsteadily. The Prince did not know who such person could be, so he asked Channa. Channa replied:

- “It's an old man.

- What is aging?

- Aging is having a bent back, white hair, wrinkled skin.

- Will I be old?

- Yes, you will be old, everyone grows old.”

 

Upon hearing this, the Prince started to think deeply about the fate of aging that is the lot of every person. Full of sadness, he ordered his chariot back to the palace.

 

On another trip with Channa, the Prince saw a man carrying a cane who was walking unsteadily and then suddenly fell down, unconscious. He asked Channa, who responded:

- “It's a sick person.

- What is sickness?

- Sickness means no longer being in good health, being weakened, no longer having the strength of youth. You will be sick, Yasodharā will also be sick, nobody can avoid sickness.”

 

Upon hearing this, the prince noted that sickness is a law of nature, no one can avoid it. Full of sadness, he ordered his chariot back to the palace.

 

During a third trip outside the palace, The Prince saw on the roadside a motionless body, wrapped in cloth that was carried on a makeshift bamboo pallet. People surrounding the pallet were mourning and weeping. He asked Channa, who responded:

- “It's a dead person.

- What is death?

- Death means that no one will see this person again.

- Where do they carry the dead person?

- They carry the dead person to the crematory pyre.”

 

Leaving the palace in search for the path: the first realization

 

Over many days, the Prince couldn’t find peace of mind. He realized that aging, sickness and death are natural laws that no one can avoid. With his indomitable spirit, the Prince vowed that he would not submit to these laws. He said to himself: “I will find the way to be free of aging, sickness and death, for me and for all humankind.”

 

One early morning, the Prince rode out of the palace and arrived at a quiet place. He dismounted and was sitting by the roadside when he saw in the distance a monk wearing yellow robes and holding a begging bowl. The monk shone with a tranquil and peaceful demeanor. The Prince engaged with the monk when he approached, and learned that he had left his family life and was living alone in a quest to be free from aging, sickness and death. When he heard these words, the Prince felt as though he had just awakened from a dream. He saw that this was the answer to the questions that troubled him. He felt energized when he returned to the palace for he had seen his new direction: he would leave his family, live life without an abode and seek teachers to find the way.

 

This was the first awakening of Prince Siddhattha.

 

The second realization

 

At that time Princess Yasodharā had just given birth to her first son, Rahula (V: La Hầu La). One night after the banquet had ended and the whole palace was asleep, Prince Siddhattha came to visit his wife and new-born son for the last time. Then he woke up Channa, took out his horse Kanthaka (V: Kiền Trắc), and left the palace in the darkness of night.

 

After they reached the border, the Prince cut his hair, exchanged his princely clothes for ordinary ones, bid farewell to Channa, and traveled through the forest in search of teachers. He first met a very famous teacher, named Āḷāra Kāḷāma, who had a strong following. Under this teacher, the Prince, now monk Gotama, learned the third stage of Yoga meditation called “The Base of Nothingness” (P: Ākiñcaññāyatana, V: Vô Sở Hữu Xứ). After a short period of time, the Buddha successfully attained this Yoga meditation stage and reported it to his teacher. The teacher was very glad and invited monk Gotama to share with him the role of teacher, as he had nothing more to teach. Monk Gotama declined the offer as this was not what he was seeking. He bid farewell to the teacher and left.

 

After that, he met another famous teacher named Uddaka Rāmaputta. This teacher taught the fourth and highest Yoga meditation stage called “The state of neither perception nor non-perception” (P: neva-saññā-nā saññāyatana, V: Phi tưởng phi phi tưởng). Again, after a short period of time, Monk Gotama successfully attained this Yoga meditation stage, reported this to his teacher and sought a higher learning. But the teacher had nothing more to teach him and invited him to stay and share with him the role of teacher. But this was not what Monk Gotama was seeking, so he bid farewell to the teacher and left.

 

This is the second realization, that on the spiritual path the teaching is more important than the teacher. If the teacher does not teach the right method, the student should leave the teacher and search for a method that will fulfill the student’s aspirations.

  

Self-mortification practice

 

Monk Gotama was not discouraged and continued his spiritual quest. Shortly after, he met five monks led by Koṇḍañña, who taught him the self-mortification practice. The practice uses strong will to shut down the desires and cravings of the ego. For example: restrict food intake to a minimum, such as eating a sesame seed or drinking a drop of water a day; lying on thorns; not wearing clothes; living near a graveyard or in the jungle; living like an animal; applying mud and ash to the face and body; not shaving.

 

Although he practiced the same method as the other five ascetic monks, Monk Gotama inflicted on himself the most extreme practices. Sometimes he went into the jungle to live alone, naked. In winter, he slept outside in the cold. In summer, he lay under the burning sun. Sometimes he slept in the graveyard, sometimes he slept on thorns, sometimes he didn’t bathe for months, sometimes he took three baths in the river a night, he never shaved his hair and beard. Later, the Buddha recounted this period to his disciples: “My limbs became like blades of grass ... My eyes, which used to shine brightly, were now deep in their sockets like in a deep well … The skin on my head was wrinkled and dry like the skin of a white pumpkin prematurely cut ... If I thought “I am touching the skin of my stomach” then I would, in reality, touch my backbone... The skin of my abdomen clung to my spine ... If I thought “I want to urinate or defecate “, then I would collapse, face down, on the ground ... If I massaged my limbs, the stale and decaying hair would drop off...” (Mahāsīhanāda Sutta, “The Great Discourse on the Lion’s Roar”, Majjhima Nikāya, “The Middle Length Discourses”, Sutta number 12).

 

The Middle Path – The Third Realization

 

After six years practicing self-mortification, Monk Gotama started to have doubts because, although he had successfully vanquished the demands of the body, this did not lead him to enlightenment and liberation. One day, he fell, exhausted and unconscious by the river’s edge. Fortunately, a young shepherd girl passed by and gave him some sheep’s milk to drink, this helped him to slowly recover consciousness.

 

At that point, he had a new realization: that the body and physical heath are precious. The body helps us in our spiritual practice, we cannot continue our practice if we die. Furthermore, living in a human body is the result of merits accumulated over many re-incarnations, this is quite rare and difficult to achieve, and a not-to-be-missed opportunity for spiritual practice. Since that time, he advocated the Middle Path that strikes a balance between not indulging the senses as when he was a Prince, but also eschewing self-mortification as when he was practicing with the five ascetic monks. The middle path would result in keeping sufficient physical health for spiritual practice.

 

This was the third realization of the Buddha.

 

Monk Gotama ended the self-mortification practice and resumed begging for food to recover his strength. He remembered the time when he meditated under the rose-apple tree during the opening of the farming season ceremony. He remembered that he wasn’t disturbed by the sounds coming from the celebrations. On the contrary, his mind became very still and a pleasant feeling enveloped his whole body, a feeling that can be called rapture and happiness (P: pīti-sukkham, V: hỷ lạc). He decided to try this method of breathing again and immediately achieved the same blissfulness that he experienced when he was a child.

 

He went back to the five ascetic monks and informed them that he had decided to end the self-mortification practice, take food to recover his health and practice the breathing technique that he experienced in his youth. On hearing this, the five ascetic monks criticized and expressed contempt for him, saying that he had abandoned the self-mortification practice in order to satisfy the senses, and they left him to go elsewhere to continue their practice.

 

The spiritual realization process

 

One day, as he was meditating, a young girl named Sujātā came by with some kheer cake that she intended to offer the gods to help her have a baby boy. This was an opportune supporting condition as it allowed Monk Gotama to concentrate on his practice without the need to seek food to nourish him.

 

With the help of the nourishing kheer cake, Monk Gotama regained his strength. He decided to cross the Nairañjanā river (V: Ni Liên Thiền) and chose a clump of large pipphala trees (now known as the bodhi tree, V: bồ đề) as a place to practice meditation. Along the way, a young buffalo herder offered him four bundles of kusha grass. Monk Gotama laid down the kusha grass and sat with his back towards the pipphala trees and his face towards the river. He made this vow: “Even if my skin, tendons, bones, blood and flesh become dry, I will not leave this seat until I have achieved the supreme enlightenment”.

 

First stage of samādhi – Preliminary Samādhi

 

He started by practicing the breathing technique that he discovered in his youth, called “Awareness of breathing in and breathing out” (P: Ānapāna Sati Samādhi). As a first step, Monk Gotama said silently: “I know I am breathing in, I know I am breathing out ...”, focusing on keeping his awareness together with the silent talk. The effectiveness of this step is to stop the habit of silent chatter that arises from the thinking mind, intellect, and consciousness. The mind of Monk Gotama became peaceful and relaxed and a feeling of rapture and happiness arose. What is important in this step is that the inner talk should constantly go together with the awareness of breathing.

 

Monk Gotama dwelt in this stage of samādhi for a week. We should note that a week in those days does not necessary equate to seven days. The Buddha later called this samādhi stage “Samādhi with inner talk and inner dialogue”. “Inner talk” is Vitakka in Pāli (V: Tầm) and “inner dialogue” is Vicara in Pāli (V: Tứ). Here, using inner talk with a single content and keeping it together with awareness has the effect of preventing inner dialogue from arising from the memory areas. This results in progressively dissociating the mind from old habits of restlessness. The mind becomes quieter and easier to control.

 

Later, the Buddha recounted: “I left behind any desires, any unwholesome states and experienced and dwelt in the first stage of samādhi. I reached a state of rapture and happiness caused by the absence of desires, still with inner talk and inner dialogue… Bliss arose and stayed in my mind, but did not influence my mind” (Mahāsaccaka Sutta, Majjhima Nikāya, “The Middle Length Discourses”, Sutta number 36).

 

Second stage of samādhi – Samādhi without inner talk and inner dialogue

 

When he experienced the first stage of samādhi, Monk Gotama felt a feeling of joy and elation permeate his whole body and a sense of peace in his mind. He realized that this result was largely due to ceasing desires and unwholesome states. He then moved to the second stage that consisted of stopping the inner talk and just keeping the awareness: “Aware of breathing in, aware of breathing out”. His breath moved in and out naturally, he just maintained his clear awareness of the breath going in and out without using his consciousness or intellect to observe, monitor or control his breathing. He then entered the second stage of samādhi called “Samādhi without inner talk and inner dialogue” (V: Định không tầm không tứ) in the suttas. Monk Gotama dwelt in this meditation stage for a week.

 

During this stage, he was clearly aware of the breath going in and out, whether it was raw or subtle, long or short, deep or shallow, without any inner thought arising about his awareness. There was only a silent awareness. This is also called bare awareness or empty awareness. There is no subject being aware, there is only the awareness of the breath going in and out. Through this practice, Monk Gotama’s mind became pure, tranquil and had a clear awareness of all body sensations. A feeling of joy and elation enveloped his whole body.

 

Later, the Buddha recounted: “I stopped the inner talk and inner dialogue and experienced and dwelt in the second stage of samādhi. I felt rapture and happiness arising from the state of samādhi, without inner talk or inner dialogue, with inner tranquility and a unified mind … Bliss arose and stayed in my mind, but did not influence my mind” (Mahāsaccaka Sutta, Majjhima Nikāya, “The Middle Length Discourses”, Sutta number 36).

 

Third stage of samādhi – Letting go of elation and dwelling in equanimity samādhi

 

As he entered the third week, Monk Gotama was aware of rapture and happiness arising but did not feel enjoyment for this feeling, instead dwelling in the tranquility and peacefulness of his mind. This stage of samādhi is called “letting go of elation and dwelling in equanimity” (V: Ly Hỷ Trú Xả) or “Full and Clear Awareness” (P: Sati Sampajañña, V: Chánh Niệm Tỉnh Giác). In this stage, there is clear and complete awareness of the external and internal worlds without any attachment arising.

 

At this stage, Monk Gotama’s awareness became a stable energy. Although feelings of joy enveloped his whole body, he was not attached to them. He felt bliss permeate his whole being. At this stage the thought system became still, there were no concepts arising. Feelings and sensations and perception no longer disturbed his mind.  Monk Gotama dwelt in this meditation stage for a week.

 

Later, the Buddha recounted: “I left elation behind and dwelt in equanimity. I attained full awareness while my body had feelings of bliss, …, I experienced and dwelt in the third stage of samādhi ... Bliss arose and stayed in my mind, but did not influence my mind” (Mahāsaccaka Sutta, Majjhima Nikāya, “The Middle Length Discourses”, Sutta number 36).

 

Fourth Stage of Samādhi – Immobility Samādhi

 

In this stage, the state of wordless awakening awareness that Monk Gotama had attained in the third stage became wordless cognitive awareness. His mind entered a state of immobility. The little attachment that remained as the state of bliss (“equanimity”) also disappeared. His mind fell into a state of deep stillness. His consciousness was immobile. The energy of wordless cognitive awareness became clearer and clearer. His breath fell into a pattern of stopping automatically at intervals; this is called pure breathing (V: tịnh tức).

 

Later, the Buddha recounted: “With equanimity towards bliss or sorrow, I left any prior feelings of elation or worry, and experienced and dwelt in the fourth stage of samādhi. I did not feel any elation, any sorrow, my awareness was pure” (Mahāsaccaka Sutta, Majjhima Nikāya, “The Middle Length Discourses”, Sutta number 36).

 

This meditation stage is called Immobility Samādhi, where the language formation process, the thought formation process, and the bodily process are all immobile. Immobility of the language formation process was achieved in the second stage of samādhi when inner talk and inner dialogue, i.e. all silent muttering, are quietened. The thought formation process is initiated by feelings and sensations which in turn activate perception. When feelings and sensations and perception are silent, the thought formation process is quiet and the mind is free of any attachment. Immobility of the thought formation process was achieved in the third stage of samādhi. In the fourth stage of samādhi, the breath stops automatically at intervals, this is called immobility of the body process. Monk Gotama dwelt in this meditation stage for a week.

 

Realization

 

On the last day of the fourth week, with his mind immobile and deep into the fourth stage of samādhi, three wisdoms, also called “the three realizations” (V: ba minh), progressively appeared in Monk Gotama’s mind, like images that start to reflect on a mirror that is now clear of dust. The light of enlightenment illuminated his pure mind.

 

The Buddha said: “With my mind in a state of bare cognition, pure, bright, unblemished, rid of sorrow, malleable, beyond reasoning, wieldy, steady, imperturbable, I turn my mind towards knowledge of my past lives ...” This mental state is called suchness-mind or tathā-mind. It is a completely silent, serene, detached mind where only a clear, wordless, cognitive awareness remains.

 

The first wisdom was the knowledge of his own past lives (V: túc mạng minh), which appeared in general outline and detail, and the causes and conditions that led to the present. Monk Gotama realized knowledge of his past lives in the first watch of the night.

 

On the second watch of the night, he recognized the causal relationships that apply to all living beings. He clearly saw the good karma or bad karma they generated in one or several past lives and how these affect their present life or death, success or failure, appearance and level of happiness. This wisdom is called knowledge of the celestial vision (V: thiên nhãn minh).

 

On the third watch of the night, he saw the answer to the question that had troubled him since the day he started his spiritual quest, that is “Why do people have to endure birth, aging, sickness and death.” This wisdom is called knowledge of the termination of mental defilements (V: lậu tận minh).

 

Mental defilements are the passions, addictions, infatuations and desires that people cannot discard. They are what people have repeatedly experienced over many lives past, which are still affecting them in the present. Mental defilements are the real energy that generates speech karma, intention karma and bodily karma, they are what corrupt our mind, the cause of suffering and the endless cycle of births and deaths. Monk Gotama saw the causes of suffering and mental defilements, as well as the path to terminating suffering and mental defilements. Based on knowledge of the termination of mental defilements, the Buddha later developed the Four Noble Truths and the Noble Eightfold Path.

 

The Buddha said: “I know as reality: 'This is suffering (… mental defilements)', 'This is the origin of suffering (... mental defilements)', 'This is the cessation of suffering (… mental defilements)', 'This is the path to cease suffering (… mental defilements)'“.

 

After realizing knowledge of the termination of mental defilements, Monk Gotama attained complete liberation, was cleansed of all mental defilements, and was no longer subject to rebirth in any of the six realms of existence. The Buddha later said: “By attaining this knowledge, my mind was free from all three categories of mental defilements: desire, craving for existence and ignorance … In me arose the knowledge: ‘I am liberated’. I knew that: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, after the present life there is no more coming to any state of being’”. (Mahāsaccaka Sutta, Majjhima Nikāya, “The Middle Length Discourses”, Sutta number 36)

 

This realization is called “Full Realization” (P: Abhisamaya, V: Chứng ngộ hoàn toàn). Monk Gotama then attained the state of Arahat, one who has been cleansed of all mental defilements and who is no longer subject to rebirth.

 

Enlightenment

 

After attaining the three realizations, Monk Gotama stayed for another seven weeks under the bodhi tree to re-examine the truths that he had realized. He looked at worldly phenomena while in his tathā-mind and saw the true nature of worldly phenomena. This is the law of dependent origination that the Buddha later summarized in four verses:

“Because this is, that is

Because this arises, that arises

Because this is not, that is not

Because this ceases, that ceases.”

 

That was the beginning of his second realization, the realization of the law of dependent origination. Monk Gotama had attained full enlightenment; he had achieved the Ultimate Enlightenment (P: anutttara sammā sambodhi, V: vô thượng chánh đẳng giác); he became the Buddha.

 

The Law of Dependent Origination will be further discussed in the text “The Twelve Links of Dependent Origination”.

 

The End

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 20245:02 CH(Xem: 131)
Mùa xuân năm 1929, mừng Thầy đến, mùa xuân năm 1982, mừng Thầy thấy rõ con đường, mùa đông năm 2019, Thầy đi.... ...Biết vậy, mà sao sáng nay, trong nắng ấm, ngắm hoa xuân, lại dường như có ai rơi nước mắt.
27 Tháng Ba 20246:45 SA(Xem: 66)
Heute, ein Frühlingsmorgen, blauer Himmel, weiße Wolken, warme Sonne und volle Kirschblüten vor dem Hof ​​des Sunyata Zentrums, möchte ich euch einen Meditations-Laib: Gebote, Samadhi und Weisheit anbieten, der aus dem reinen Wissen eines Naturgeistes gemacht wurde.
25 Tháng Ba 20249:43 SA(Xem: 93)
La nature du monde est vide, est vacuité. Ce n'est juste qu'une illusion. Cette sagesse nous donne la capacité de séparer notre mental de tout attachement au monde. Ce n’est qu’alors que l’on peut demeurer dans la conscience "Ainsi". Lorsque nous possédons la sagesse et la perspicacité pour reconnaître la nature du monde, alors il n’y a plus de chemin, plus besoin de dharma, plus de portes à ouvrir. Nous vivons vraiment dans notre maison spirituelle qui existe depuis toujours en nous.
24 Tháng Ba 20244:44 CH(Xem: 91)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: CON ĐƯỜNG GIỚI QUÁN ĐỊNH TUỆ ngày 16 tháng 3 năm 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
24 Tháng Ba 202410:27 SA(Xem: 77)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) - Luận giảng số 1 GIỚI THIỆU CÁCH THỨC TẠO LUẬN
17 Tháng Ba 20243:11 CH(Xem: 193)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) - Lời Tựa
17 Tháng Ba 20242:16 CH(Xem: 346)
Chỉ là đơn thuần, mở mắt ra nhìn ngắm, cảnh thế nào nhận biết y như vậy, diễn nói hay thầm lặng, tâm đều trong sạch, tĩnh lặng, khách quan. Đó là chân tâm, Giới, Quán, Chỉ, Định, Tuệ đầy đủ
13 Tháng Ba 20249:44 SA(Xem: 258)
Unzählige Jahre habe ich törichterweise nach einem „Märchenland im Jenseits des Nebels“ gesucht. Wie oft bin ich dem Nebel begegnet und wie oft habe ich davon geträumt, ein Märchenland zu finden. Am Ende meines Lebens wurde es mir klar, dass das wahre Märchenland nirgendwo draußen ist, sondern es ist in mir.
13 Tháng Ba 20249:16 SA(Xem: 254)
Les quatre niveaux du jhana (état mental), à travers lesquels le Bouddha a réalisé la Triple Connaissance, sont également connus comme “les quatre niveaux du Samadhi”. C’est ainsi que nous comprenons que le Samadhi joue un rôle important dans le Zen bouddhiste. Il est le passage obligé pour l'exploration du vaste firmament de la Sagesse transcendante.
10 Tháng Ba 20244:31 CH(Xem: 521)
Các bạn hiền ơi, sáng nay, một buổi sáng mùa xuân, nắng ấm, hoa mai đang nở rộ trước sân Tổ đình, trời xanh và mây trắng. xin dâng tặng cho bạn ổ bánh Thiền Giới Định Tuệ, làm bằng cái Biết trong sáng của chân tâm.
06 Tháng Ba 202410:36 SA(Xem: 482)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: VẤN ĐỀ SINH TỬ ngày 17 tháng 2 năm 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
06 Tháng Ba 202410:20 SA(Xem: 320)
Nghĩa chữ “tu” không chỉ là sửa đổi hành động từ xấu sang tốt, mà chữ tu còn mang ý nghĩa là “thực tập” hay “hành trì” một pháp môn nào đó.
05 Tháng Ba 20242:20 CH(Xem: 372)
Research works from Dr. Michael Erb on the mapping of the brain of Master Reverend Thích Thông Triệt Những đo đạc sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
28 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 493)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: GẶP GỠ ĐẦU NĂM mùng 3 TẾT Giáp Thìn 2024 tại TỔ ĐÌNH TÁNH KHÔNG
27 Tháng Hai 20249:03 SA(Xem: 362)
La Sagesse, ici je veux dire le Vipassanā, la Vue profonde. Dans les limites de cet article, je passerai en revue le Satipaṭṭhāna sutta, Le récit de l’attention vigilante, extrait de la corbeille Nikāya. Bien que les gens disent toujours "Contemplation des Quatre Fondements de l’attention" et que, dans le sutra, il est aussi dit “Contempler le corps” (Kāya-anupassanā) etc. De nos jours les vénérables moines classent le sutra “Le récit de l’attention vigilante” dans le Vipassanā c'est à dire appartenant à la Sagesse. Donc, dans cet article, je le définirai aussi temporairement comme la Sagesse, c'est-à-dire utiliser la sagesse pour pratiquer
24 Tháng Hai 20249:13 CH(Xem: 533)
Tâm trong đạo Phật được giảng giải rất chi tiết tùy theo các tông phái trong đạo Phật. Bài viết này chỉ nhằm đáp ứng cho các Phật tử mới bắt đầu học Phật, giúp các bạn nhận ra tâm là gì?
22 Tháng Hai 20247:52 SA(Xem: 691)
Khi biết mà không dính với tất cả những pháp thế gian hạnh phúc hay phiền lụy, thì ngay khi đó tâm trở về trạng thái tĩnh lặng, cái biết tự tánh sẽ hiển lộ, đây là cái biết của trực giác. Cái biết trực giác này sẽ phát huy đến vô lượng, đưa người thực hành vượt qua bể khổ đến bờ giác ngộ giải thoát...
20 Tháng Hai 20243:56 CH(Xem: 677)
Lời ngõ: Loạt bài viết về các tầng Thiền của Đức Phật được trích từ quyển sách "Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật" do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn đã được phát hành lần đầu tiên năm 2005 và tái bản lần thứ nhì năm 2007. Mục đích của loạt bài viết này nhằm giúp cho Thiền sinh ôn lại phương thức thực hành đúng như lời Phật dạy. Kỳ này bài viết chỉ rõ phương thức thực hành để chuyển đổi từ tâm phàm phu sang tâm bậc thánh. Nếu không nắm rõ kỹ thuật thực hành thì xem như đường tu bị bế tắc đành phải chờ một duyên lành vậy.
15 Tháng Hai 20247:20 SA(Xem: 837)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: MÓN QUÀ ĐẦU NĂM ngày mùng 2 TẾT Giáp Thìn 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
14 Tháng Hai 20243:55 CH(Xem: 532)
A propos de la contemplation, il existe plusieurs variantes. Dans ce qui suit, je n’aborderai que l'Anupassanā, qui consiste généralement à contempler les phénomènes du monde de manière continue pour en saisir leur nature ou leurs caractéristiques qui sont: l’impermanence, la souffrance, le non-soi.
14 Tháng Hai 20243:29 CH(Xem: 460)
Nach der erlangten Erleuchtung ging der Buddha zum Wildpark, um den fünf Brüdern des Ehrwürdigen Kondanna die ersten Dharma-Sutras zu predigen, darunter das Sutra *Die Merkmale des Nicht-Ich*
09 Tháng Hai 20249:04 SA(Xem: 488)
So geht ein Frühling nie zu Ende. Auch wenn er einen anderen Namen wie Sommer, Herbst oder Winter hat, ist er immer der Frühling im Geist eines jeden. Wenn wir ihn Frühling nennen, ist er der Frühling. Wenn wir ihn nicht Frühling benennen, gibt es dann keinen Frühling, und wenn es keinen Frühling gibt, gibt es keine Jahreszeiten.
06 Tháng Hai 20243:13 CH(Xem: 577)
Mùa xuân cũng vậy, không bao giờ chấm dứt, trong tâm mỗi người. Dù cho nó có tên là hạ, thu, hay đông đi nữa, nó cũng là xuân. Khi mình gọi là Xuân thì là Xuân của mình. Khi mình không gọi gì hết thì không có mình, cũng không có xuân, và cả thế gian cũng biến mất.
31 Tháng Giêng 202411:00 SA(Xem: 518)
Người sống trong Mùa Xuân Xuất Thế Gian này tâm trạng luôn vô tư, bình thản, an vui, tự tại trong mỗi sát-na. Trạng thái đó tương tục mãi từ sát-na này đến sát-na khác, và cứ thế mà hưởng mùa Xuân bất tận vĩnh cửu.
29 Tháng Giêng 20248:11 CH(Xem: 808)
Lời ngõ: Loạt bài viết về các tầng Thiền của Đức Phật được trích từ quyển sách "Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật" do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn; đã được phát hành lần đầu tiên năm 2005 và tái bản lần thứ nhì năm 2007. Mục đích của loạt bài viết này nhằm giúp cho Thiền sinh ôn lại phương thức thực hành đúng như lời Phật dạy. BBT
20 Tháng Giêng 20249:38 CH(Xem: 596)
Am 24.12 kamen eine Schülerin und ihre Familie mit einem Obstkorb zu Sunyata Chan Nhu zu Besuch. In der Nacht hat sie mir über ihr stressiges Leben erzählt: dem vielseitigen Berufsleben, den ganzen Tag nur den Bildschirm anzustarren, dann die lange, lästige Besprechung in der Firma, so dass sie die Stimme des Arbeitskollegen noch im Ohr hörte, als sie zu Hause ankam. Als ich das gehört habe, war ich traurig. Ist das Leben draußen so schwer?
16 Tháng Giêng 202412:47 CH(Xem: 870)
Ngoài cái chớp mắt “đang là”, tất cả thân, tâm và cảnh là của quá khứ, của tương lai hay của hiện tại, chúng nó chỉ là ảo ảnh, ảo giác trong ký ức, hay trong tưởng tượng mà thôi. Hoa đào sẽ nở mỗi mùa xuân, nhưng đóa hoa năm nay đâu phải là đóa hoa năm trước. Người ngắm hoa đào bây giờ cũng không phải là người ngắm hoa năm cũ.
16 Tháng Giêng 202410:39 SA(Xem: 625)
Les cinq entraves sont les cinq liens qui enchaînent l'esprit humain dans les afflictions, créant ainsi de nombreux karmas qui le conduisent vers le samsara. Ces obstacles obstruent notre clarté d'esprit de telle manière que nous sommes embrouillés par l'ignorance et incapables de s'éveiller.
09 Tháng Giêng 20247:40 CH(Xem: 1275)
Đầu mối của thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát bắt đầu từ điểm làm chủ sự suy nghĩ. Không làm chủ được sự suy nghĩ, phiền não và khổ đau vẫn dai dẳng theo ta; “lửa tam độc vẫn cháy;” bệnh tâm thể khó tránh; yên vui trong gia đình khó thành tựu; an lạc và hài hòa trong cuộc sống bình thường không thể nào có; Sơ Thiền, cũng không thể nào kinh nghiệm được.
03 Tháng Giêng 20249:34 SA(Xem: 759)
Le coeur est le noyau, la quintessence. Il ne se trouve pas à l'extérieur. Si on le compare avec un arbre, ce ne sont ni les feuilles ni les branches, etc... mais le noyau de l'arbre. Ce coeur doit être condensé pour être appelé le coeur. Cependant, dans le bouddhisme, il existe de nombreux coeurs ou des principes fondamentaux. Pourquoi?
02 Tháng Giêng 202410:36 SA(Xem: 1008)
Các em Thiền sinh đã tâm tình về cuộc sống của mình, cũng chịu nhiều áp lực: từ công việc quá phức tạp, bận rộn, suốt ngày dán mắt trên computer, rồi những giờ hội họp nặng nề dài đằng đẵng trong sở làm. Lúc trở về nhà lại còn mang theo lời nói, cử chỉ, thái độ không thân thiện của các nhân viên của mình. Lắng nghe các em tâm sự, mình thấy xót xa. Cuộc đời vất vả tới như vậy sao?
02 Tháng Giêng 202410:07 SA(Xem: 836)
Hôm nay tưởng niệm ngày Thầy rời xa chúng con tròn bốn năm. Chúng con tâm thành đảnh lễ Thầy một vị Ân Sư tôn kính. Lời tri ân xin được thay thế bằng sự cố gắng tu tập theo đúng Chánh pháp. Nguyện sống sao cho xứng đáng là đệ tử của Thầy.
25 Tháng Mười Hai 20238:25 SA(Xem: 970)
Mình chỉ sống thảnh thơi, cái tâm bình an, thanh thản, hiểu biết những định luật tụ nhiên này, giúp người khác cũng hiểu biết như mình, sống hài hòa cùng nhau. Thì đâu còn cái gì là tham sân si, cái gì là lậu hoặc, cái gì là biển khổ trần gian nữa.
21 Tháng Mười Hai 20233:51 CH(Xem: 923)
NIỆM, CHÁNH NIỆM, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC Dù là những danh từ chết, thuật ngữ vẫn là những danh từ chuyên môn của một bộ môn. Tác dụng từ chuyên môn này nhắm giúp người mới bắt đầu đi vào ngành chuyên môn hiểu được thực chất các từ ngữ chết đó nói lên ý nghĩa gì, công dụng ra sao... Khi hiểu sai, sự dụng công của ta dễ dàng đưa đến sai. Tất nhiên kết quả sẽ trái với điều ta mong muốn
21 Tháng Mười Hai 202311:14 SA(Xem: 774)
Kiết sử là những sợi dây trói buộc, sai khiến chúng sanh trong ba cõi sáu đường. Nó sai xử chúng sanh làm việc này việc nọ, thiện có, ác có… tạo đủ thứ nghiệp, khiến chúng sanh phải chịu luân hồi sanh tử hết đời này sang đời khác để trả nghiệp quả đã gieo.
20 Tháng Mười Hai 20238:11 SA(Xem: 930)
Làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần thục. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi của thế gian. Tế bào não vùng suy nghĩ sẽ từ lần bị hạn chế dính mắc ngoại duyên. Ý hành, ngôn hành sẽ trở nên yên lặng. Tâm định sẽ trở nên vững chắc. Nếu thực sự đạt được làm chủ suy nghĩ, xem như ta làm chủ được sự di động của tâm.
13 Tháng Mười Hai 202311:24 SA(Xem: 929)
A lit incense stick in honor of Thầy. Minh Tuyền
13 Tháng Mười Hai 202311:05 SA(Xem: 860)
Alors, Bahiya, il faut t'entraîner ainsi: Dans ce qui est vu, il n'y aura que ce qui est vu; Dans ce qui est entendu, que ce qui est entendu; Dans ce qui est ressenti, que ce qui est ressenti; Dans ce qui est connu, que ce qui est connu.
06 Tháng Mười Hai 20239:29 SA(Xem: 896)
La Bouddhéité vient de nulle part. Elle ne s'inscrit pas dans la loi de la causalité des phénomènes. Nous ne pouvons pas découvrir d'où elle vient depuis que l'homme est apparu sur terre. La Bouddhéité est la conscience immanente, appelée conscience primordiale. C'est une connaissance non verbale, par opposition à la connaissance de l'intellect et de la conscience discriminante.
03 Tháng Mười Hai 20236:39 CH(Xem: 915)
AUDIO: HT THÍCH THÔNG TRIỆT Thực hiện VIDEO: NHƯ ANH Đạo tràng Toronto
30 Tháng Mười Một 20232:03 CH(Xem: 774)
Đôi nét Giới thiệu trường Đại Học Tuebingen Đức Quốc và Tiến sĩ Vật lý Michel Erb Nơi và Người đã chung sức cùng hòa thượng Thích Thông Triệt xác định các định khu não bộ lúc hành Thiền Các kết quả này đã được công bố trong 2 kỳ Hội Nghị Quốc Tế về Não Bộ (OHBM) năm 2010 tại Barcelona (Tây ban Nha) và năm 2011 tại Quebec (Canada)
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1236)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1096)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1082)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 1879)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1356)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1331)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1774)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
69,256