HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như SNHP034: MÙA THU CUỘC ĐỜI

Saturday, November 6, 20217:42 AM(View: 4750)
 Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 34

MÙA THU CUỘC ĐỜI
34 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 VN copy

Mấy hôm nay trời bắt đầu se lạnh. Có hôm nắng ấm, trời trong xanh, nhưng cũng có những buổi sáng sương mù. Sân trước có một cây, mùa xuân hoa trắng xóa, bây giờ lá đã ngả qua màu đỏ thắm, tia nắng bình minh xiêng xiêng lá càng rực rỡ hơn. Nhìn qua khung cửa khác thấy mấy cây lá ửng qua màu vàng chanh, mùa xuân thì ra hoa tim tím khắp cành. Cỏ cây hoa lá mùa nào có vẻ đẹp riêng hoà hợp với trời xanh, mây trắng.  Mùa xuân, lá non mơn mởn trên cành bên cạnh hoa đào trắng, lá tiêu úa tàn trong nắng hè, để rồi rụng đầy mặt đất qua mấy cơn mưa thu, hay những ngày gió thốc cuối thu. Dường như cái chết của lá, là nên thơ nhất. Dường như chỉ có lá, khi chuyển qua màu vàng, màu đỏ, rồi bay bay uốn lượn mấy vòng theo gió, nhởn nhơ bay. Cái phong cách từ giã của lá đẹp làm sao.

Nhớ bài học thuộc lòng từ thời tiểu học:

“Thu đi trên những cành bàng,

Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi...”

Chỉ còn hai chiếc lá vàng thôi, các bạn ơi.
MÙA THU CUỘC ĐỜÍ 1

Ngày xưa, tăng đoàn đầu tiên của tổ đình có 7 vị, bây giờ chỉ còn hai chiếc lá vàng.

 Các bạn nhìn trong hình, chụp vào mùa xuân, ngày 3- 3- 2008. Chính giữa là Thầy Thiền chủ, bên mặt của Thầy Thiền chủ là thầy Tuệ Chân, kế là thầy Không Chiếu, bìa là thầy Không Như. Bên trái Thầy Thiền chủ là sư cô Phúc Trí, Triệt Như và sư cô Hạnh Như. Đây là Tăng đoàn đầu tiên, cũng là Tăng đoàn trung ương, đã thường trú tại Tổ Đình cho mãi tới ngày lễ kỷ niệm 20 năm hoằng hoá 22- 2- 2015 vẫn còn tham gia đầy đủ.

Thầy Thiền chủ có 4 cột trụ vững chắc chèo lái con thuyền vượt trùng dương sát vai không rời trong suốt 20 năm.

Thầy Tuệ Chân là Phó trụ trì, vì Thầy Thiền chủ thường du hoá khắp nơi.

Thầy Không Như là giáo thọ hướng dẫn Khí công.

Thầy Không Chiếu là giáo thọ hướng dẫn Thiền.

Sư cô Phúc Trí là Quản chúng Ni đoàn.

Trong nhóm này, thầy Không Như (1925) lớn tuổi nhất, tới thầy Không Chiếu (1927), tới thầy Thiền Chủ (1929), tới thầy Tuệ Chân (1935), sau là sư cô Hạnh Như (1937), tới sư cô  Phúc Trí (1939), cuối cùng là Triệt Như (1941).

Hôm nay xin nhắc lại quá khứ một lần, có thể các thiền sinh tới sau chưa biết về tăng đoàn đầu tiên này. Tại sao mình lại xem là bốn cột trụ mà mình hâm mộ, lòng hâm mộ có thể chủ quan, từ khi mới bước vào các lớp học của Thầy, lúc đó vẫn còn là cư sĩ, tâm đời, nên mình nhìn bốn đệ tử của Thầy như bốn “người hùng”. Thế hệ trước, tức là thế hệ của quí thầy, gần như tất cả thanh niên đều là quân nhân. Sau khi xong đại học rồi, tất cả đều phải gia nhập quân đội, Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ Đức hay Võ bị Đà Lạt. Nếu chọn binh nghiệp luôn thì vào Võ Bị Đà Lạt, nếu trưng dụng trừ bị thì vào Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ Đức. Thầy Không Như, nghe người ta nói là đậu thủ khoa một khoá của Võ Bị Đà Lạt, cuối cùng là đại tá thiết giáp, thầy Không Chiếu cũng tốt nghiệp Võ Bị Đà Lạt, cũng là đại tá, lục quân, thầy Tuệ Chân, thiếu tá không quân. Có một lần, một ông thiền sinh, một nhân vật của tông phái khác, qua “đầu quân” với thầy, các bạn bu lại hỏi: sao biết đây mà tới? Ông ấy cười: Tôi thấy dưới trướng của ông thầy toàn là “cọp” nên tôi tới!

Lúc đó mình mới biết lờ mờ về quá khứ của các thầy, vì hoàn cảnh mà sống theo hoàn cảnh thôi, chứ quí thầy tâm rất tốt, giúp đỡ dân chúng nên được dân cảm mến biết ơn. Còn vị thứ tư là sư cô Phúc Trí, hiền lành chất phác, chỉ biết cười, mà cười thôi không ai nghe được tiếng cười. Nghe nói ngày xưa còn trẻ, sư cô được xem như là “người đẹp Bình Dương”vì quê quán là Bình Dương thiệt.

Đó là xin phép giới thiệu cái quá khứ trong đời một chút để bây giờ mình ôn lại những tháng năm quí thầy cô đổi passport làm con của Phật, lấy họ Thích Ca. Từ khi làm tu sĩ rồi, như đã bước qua một đời sống mới. Thầy Tuệ Chân, sư cô Phúc Trí gặp thầy Thiền Chủ rất sớm, từ khi thầy Thiền chủ còn ở trên thành phố Beaverton, tiểu bang Oregon. Nhưng khi phát tâm muốn xuất gia, thầy Thiền Chủ khuyên nên về Việt Nam xuất gia với HT. TT, có thể vì bấy giờ thầy Thiền chủ mới qua Mỹ, chưa có điều kiện lập giới đàn làm lễ xuất gia. Có thể là năm 1998.

Tới năm 1999, thầy Thiền chủ về Cali. Thiền đường bấy giờ chỉ là một căn nhà tiền chế có 3 phòng ngủ, phòng khách làm thiền đường, pho tượng Phật Thích ca cầm cành hoa sen, Thầy đã mang qua từ Việt nam, sau này chính là pho tượng ngay chánh điện của Tổ đình hiện nay. Chính tại thiền đường ở thành phố Santa Ana này, thầy Không Chiếu đươc xuất gia với sự chứng minh thêm của HT. GN.

Tới năm 2002, thành lập được thiền viện ở Riverside này, tất cả thầy trò dời về đây, lúc đó chỉ có 3 vị xuất gia. Thiền viện lúc mới mua, chỉ có ngôi nhà, chung quanh hơn 4 mẫu đất hoang, chỉ là đất và đá, cỏ hoang. Bốn thầy trò dang nắng như ở nhà quê vậy.
Thich Tue Chan Buoc Dau Xay Dung TVTK 02

Tới năm 2004, tháng 11, thêm được 3 vị mới xuất gia trong chuyến hành hương Ấn độ với thầy Thiền chủ. Đó là thầy Không Như, cô Hạnh Như và Triệt Như. Tính ra từ khi gặp thầy tới khi xuất gia, mình đã qua 10 năm tu học với thầy và đã có vài kinh nghiệm. Thầy có vài lần bảo xuất gia, mà sao trong tâm còn chần chờ, tuy mình đã ăn chay trường từ 5 năm trước khi gặp thầy. Thầy Không Như cũng vậy, lúc đó là ông Minh Lý, lúc 60 tuổi, thầy bảo xuất gia đi, ông Minh Lý cười: dạ chưa. Lúc 70 tuổi, thầy lại nhắc: xuất gia đi. Lại: chưa nữa. Một hôm, ông Minh Lý tuyên bố:

-       Khi nào cô Từ Tâm Thảo xuất gia, thì con xuất gia!

Cả lớp cười rộ lên. Mình hỏi:

-       Chắc không?

Ông Minh Lý :

-       Chắc!

Sau này, thầy Thiền chủ kể:

-       Ông Minh Lý mặc áo tràng vào gặp riêng thầy, đảnh lễ thầy rồi thưa:

“Bây giờ con 80 rồi, con xin xuất gia, thầy có chê con không thưa thầy?”

Như vậy nên năm đó 3 người xuất gia một lượt ở Ấn Độ.

Có thêm một chuyện vui vui nữa. Một lần, thầy Không Như và mình theo Thầy lên San Jose có khóa tu. Một ông thiền sinh, là võ sư đang có một võ đường, nhân giờ nghỉ, ông nói nhỏ với mình:

-       Hồi xưa, tôi không bao giờ dám đứng gần ông thầy Không Như.

-       Sao vậy? Ông có biết thầy Không Như từ trước à?

-       Hồi xưa. Tôi là đàn em, không dám tới đứng gần ổng. Sợ ổng lắm!

Mình nhìn lại thầy Không Như, đang cười khà khà kìa, có gì mà người khác không dám đứng gần? Nhìn kỹ thì thấy cặp chân mày tướng, xếch lên, khi quắc mắt lên, chắc thiên hạ đứng tim. Bây giờ thì lông mày trắng hết rồi, miệng thì cười mất một cái răng, nên thấy hiền queo thôi. Một lần, mùa đông, ở tổ đình, cũng lạnh lắm, thầy Không Như bước ra ngoài vườn, thở ra khói sương. Mình hỏi thầy:

-       Thầy Không Như ơi, ngày xưa nghe nói thầy hét ra lửa, phải không?

Thầy cười ha ha.

-       Sao bây giờ thầy thở ra khói vậy?

Thầy lại cười ha ha nữa.

Cả hai thầy Không Chiếu và thầy Không Như rất thích lái xe. Thầy Tuệ Chân lại không thích, bất đắc dĩ lắm, mới lái thôi. Còn ba cô ni không ai biết lái xe, nên lâu lâu cần đi bác sĩ hay đi chợ, thường nhờ hai thầy đưa đi, và hai thầy đều vui vẻ gật đầu. Tuy vậy, cả hai vị lái xe kiểu “nhà binh”, nên mình có khi phải mang theo thuốc, nếu thắng xe hoài thì lén uống thuốc cho đỡ mệt. Nhất là thầy Không Chiếu lái xe nổi tiếng, mà thầy có trí nhớ rất tốt. Đi đâu chỉ một lần thôi, lần sau thầy nhớ đường, không cần bản đồ.

một lần, cả tăng đoàn cùng đi, xe van thầy Không Chiếu lái. Thầy Không Như đáng lẽ ưu tiên ngồi băng trước cạnh người lái, chỗ đó xem như dành cho thầy Thiền chủ nếu có mặt. Nhưng thầy Không Như dành ngồi băng sau cùng, nhường cho ba cô ngồi hai băng trên (dân học trường tây có khác!). Hai cô lại nhường cho mình ngồi băng trước. Xe chạy băng băng trên đường, vùng nhà quê có khi đường đất, dằn lên dằn xuống. Tới khúc quanh co ẹo qua ẹo lại, ba chị em không ai dám nói gì hết, lo định tĩnh tâm mình. Nhìn xuống sau xe, thấy thầy Không Như lắc qua lắc lại, miệng thì cười, la lớn:

- Thầy Không Chiếu ơi, sao tui giống ngồi trên tàu quá vậy thầy?

Thầy Không Chiếu vẫn tỉnh bơ, không thay đổi vận tốc xe.

một lần khác, Thầy Thiền chủ cần đi đâu đó, có thể ra phi trường, thầy Không Chiếu lái chiếc xe nhà của thầy đưa đi. Mình ngồi băng sau một mình. Cũng tới khúc đường quanh co, giống như đường đèo, mặc dù hai bên là đất đá, không có vực sâu, băng ghế sau cũng ẹo qua ẹo lại, mình lấy thuốc ra uống đỡ một viên, tay thì ghì băng ghế cho bớt nghiêng ngả. Thầy Thiền chủ chịu đựng một hồi, thầy nói nhỏ:

-        Bớt ga lại đi Không Chiếu!

Thầy Không Chiếu trả lời ngay:

-       Bớt ga không được thầy ơi!

Mình không biết lái xe nên cũng không biết lúc đó có thắng bớt lại được hay không? Các bạn thử tưởng tượng mình ngồi trên một cái xe chạy phăng phăng mà không có cái thắng, thì cứ nhắm mắt lại, để cho nó chạy tới đâu thì chạy.

Đó là mấy mẫu chuyện vui vui khi nhớ tới hai thầy.

Còn nữa. Thầy Không Như thích trồng cây lắm. Thầy có trồng một dàn bầu, mỗi ngày tự xách thùng nước ra tưới. Những chỗ khác thường có hệ thống tưới chung.  Dàn bầu tốt tươi, thầy vui lắm. Có lần, thầy ra vườn thăm dàn bầu, vô nhà khoe lớn: “ Mỗi lần tui ra thăm là có trái bầu mới, tui nói với nó: “- Sao có nhiều bầu vậy?” Một hôm thầy bị vấp té mà không ai hay. Thầy Thiền chủ biết, quở thầy Không Như:

-       Ông không được xách thùng nước tưới cây nữa!

Thầy Không Như dạ nhỏ xíu. Đi ra xa, thầy lẩm bẩm:

-       Không được tưới cây nữa, thà chết sướng hơn.

Khi lớn tuổi rồi, thầy Không Như vẫn thỉnh thoảng lái xe ra thùng thơ để lấy thơ từ. Ở vùng đồi núi, mỗi nhà không có hộp thư riêng. Thùng thơ chung ở xa, cách mấy cây số. Thầy Thiền chủ biết, lại trách thầy Không Như:

-       Ông lớn tuổi rồi, không được lái xe nữa.

Thầy Không Như, chắc lại thêm chịu đựng trong đầu:

-       Không được lái xe, thà chết sướng hơn!

Bây giờ cuối cùng, thầy Không Như còn một cái laptop. Thỉnh thoảng thăm hỏi bạn bè. Một lần, thầy lại bị trách:

-       Ông không nên liên hệ trở lại quá khứ, lo tu thôi. Coi chừng tôi tịch thu cái laptop của ông đó! Hay là ông muốn tôi trả ông về nhà?

Thầy Không Như buồn hiu, chắc có nói thầm:- Thà chết sướng hơn!

Mà thật vậy, thầy thường nói: “ Tui xuất gia rồi, sống hay chết, tui cũng ở thiền viện thôi!”

Cái khí khái của thầy, mình vẫn ghi khắc trong tâm. Mình xuất gia rồi, thì sống hay chết cũng ở thiền viện thôi. Đó là nhà của Phật, nhà của bá tánh. Ăn của ngàn nhà, ở cũng của ngàn nhà. Làm việc của ngàn nhà.

Tuy nhiên cuối đời, các con của thầy rước thầy về quê. Sức khỏe đã yếu rồi mà nghe kể thầy thường đòi về thiền viện. Các con của thầy không thể chìu ý vì ở miền bắc nước Mỹ bay xuống miền nam cũng không gần. Nghe kể lại ước muốn cuối đời của thầy mà không được toại nguyện, ai lại không chạnh lòng.  Nhưng bây giờ, thầy Không Như ơi, thầy đang được về tổ đình rồi đó. Và thầy chắc đã gặp gỡ thầy Thiền chủ và ba huynh đệ rồi. Ở đâu đó, năm vị, đủ người để thành lập “gánh hát” rồi đó nha.

Lại cũng chuyện về thầy Không Như nữa. Thầy thường nói: “Hồi xưa tui với ông thầy là bạn, mà bây giời tui phải lạy ổng làm thầy.” Vừa nói vừa mở to mắt như muốn “hù” mình rồi cười tự hào, ý nói tui như vầy nè mà phục ông thầy tới mức đó, mấy cô nhằm nhò gì, bị quở là phải rồi.

Thầy Tuệ Chân và thầy Không Chiếu ít nói hơn, nhất là thầy Tuệ Chân nghiêm lắm, nên không có chuyện vui nào kể lại. A, có một chuyện. Một lần, sau khóa tu có đông thiền sinh, buổi bế giảng xong là thọ trai chung. Thiền sinh bày một dãy bàn dài, ghế ở đầu bàn ngồi chính giữa là dành cho thầy Thiền chủ, hai hàng bên là tăng đoànthiền sinh. Ngồi xuống yên chỗ rồi, ủa sao quí thầy đâu mất, nhìn xuống cuối hàng, phía đầu bàn xa tít là ba thầy đang an vị. Cuối bữa ăn, mình gặp quí thầy, nói:

-       Đã sắp chỗ của quí thầy là ngồi hai bên thầy lớn mà!  

Thầy Tuệ Chân cười:

-       Ngồi bên cạnh mặt trời, nóng lắm cô ơi!

Vậy là cả ba “người hùng” đều sợ “mặt trời”.

Đó là nhắc lại chuyện quí thầy, còn quí cô thì dĩ nhiên là lúc nào cũng vui, nhưng không có gì đáng kể hết. Sư cô Phúc Trí, sư cô Hạnh Như đều hiền lành, lo tất cả việc trong nhà bếp, mỗi khi đi xa về, mình lẩn quẩn xuống bếp, hai cô xua mình đi chỗ khác, nói: Cô lo việc của cô đi! Thành ra suốt bao nhiêu năm, mình quên việc nấu nướng. Nói thiệt nha, mình mới được xuống bếp một mình là từ ngày xuất hiện con Corona virus thôi. Hai năm nay mới làm chủ cái nhà bếp! Càng biết ơn người nấu bếp cho mình ăn bao lâu nay.

Mỗi khi đi xa về, hai sư cô làm “tiệc” đãi. Rong biển, cuốn với rau thơm, củ sắn tàu hủ xào v.v...chấm nước tương ớt. Có khi nấm tràm kho mặn ăn với cơm, vì hai cô biết mình thích món nấm tràm. Sư cô Phúc Trí lặn lội kiếm cho được nấm tràm, nhờ bà conViệt Nam mua, lựa thứ lớn ngon, gởi bưu điện qua, để dành tới khi mình về mới đem ra kho tiêu cho cả tăng đoàn thưởng thức. Mới hôm nào đây, mở tủ ra, chợt cầm lên một gói nấm tràm khô, mình ngẩn ngơ bồi hồi.

Mình đi xa thiền viện quanh năm, chỉ có mặt mấy ngày rồi xách hành lý đi mất. Mỗi khi về, có chai dầu gió, hủ dầu cù là, gói kẹo ho, hay hộp sâm, thường chia hai cô xài, vì đều lớn tuổi, chỉ cần bấy nhiêu thôi. Ba chị em, cứ xoay vần nhau mà xoa dầu, khi cảm cúm. Tình thân thiết còn hơn ruột thịt. Lại còn thông cảm nhau hơn nữa vì cùng chung một lý tưởng.

Thầy Không Như, thầy Không Chiếu lại là bạn của thầy lớn khi còn trẻ, chưa xuất gia. Ba vị lại cùng chung “nhập thất bất đắc dĩ” một thời gian dài, 13 năm, 14 năm, hết cả tuổi thanh xuân.

Có lẽ vì thế mà trong nghĩa thầy trò, có tình bạn thân thiết nữa.

Có lần, nghe bên ngoài cười:

-        “Không biết sao dưới trướng của thầy toàn là “lão tướng” không vậy?”.

Thầy đôi khi chắc cũng lo, thấy tia mắt của thầy lớn nhìn xuống đám học trò “lão tướng”, mình làm gan, biện bạch:

-        Thưa thầy, tăng đoàn mình lớn tuổi thiệt, chưa giỏi như ý thầy, nhưng mà chúng con hài hòa với nhau, chưa bao giờ có ai phiền ai hết. Thầy từng nói mục tiêu con đường tu hướng tới là hài hòa. Như vậy, chúng con tu cũng được được rồi!   

Thầy cười, như vậy là thầy đã tha cho 6 “lão tướng” cái tội “lỡ già”. Mà “chủ tướng” cũng “lỡ già” nên chắc dễ thông cảm nhau.

 

Hôm nay nhắc lại chuyện đời xưa, mới có mấy năm thôi, mà sao lâu như cả trăm năm vậy. Ngày vui qua mau. Hai mươi năm. Chưa kịp mừng ngày kỷ niệm hai mươi lăm năm thì rủ nhau đi hết. Mùa thu đang tới, rồi mùa xuân, rồi lại mùa thu...Bây giờ, chỉ còn hai chiếc lá vàng. Hắt hiu trên cành.

 

Thiền viện ngày 3- 11- 2021

TN

 MÙA THU CUỘC ĐỜI 2

   


Line 2
 Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 34
MÙA THU CUỘC ĐỜI
audio-icon_thumbnail
(CLICK vào icon tam giác để nghe - CLICK vào icon 3 dấu chấm để download)


   

 

 

 

 

 

Reader's Comment
Monday, November 8, 202111:38 PM
Guest
Thưa Cô !
Con đọc, nghe... thẫn thờ ... buâng khuâng ... chút buồn... chút an yên ... rồi thẫn thờ ... mũi cay cay... mắt không theo ý ...
Con không biết nữa ...
Con cảm ơn Cô ban tặng bài viết, lời văn, giọng đọc và tấm hình như ngay đây
Lá vàng vết tích thời gian nên thơ nhất !
Con mong Cô khỏe, Con biết ơn Cô !
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Wednesday, January 22, 20254:16 PM(View: 153)
Nhân dịp Xuân về / Kính chúc: Quý Tăng Ni đoàn Tánh Không, ban Điều Hành các đạo tràng, và tất cả thiền sinh Tánh Không cùng gia đình và thân hữu,/ Lời chúc: Bình an, khỏe mạnh, tính tấn, hạnh phúc
Tuesday, January 21, 20253:43 PM(View: 125)
Anfang 2019 hatte ich einen Unfall. Danach hatte ich Schmerzen am Rücken und an der rechten Schulter, ich konnte meinen Arm nicht mehr heben und hatte beim Anziehen meiner Jacke starke Schmerzen im Oberarm. Die Schmerzen blieben zwei Jahre lang und wollten nicht weggehen... Ich habe dann einen Bekannten gefragt, der als Physiotherapeut arbeitet: „Wenn du einen Patienten mit Wirbelsäulenschmerzen behandelst, welchen Teil des Körpers versuchst du dabei zu beeinflussen: Knochen, Muskeln oder Gelenke? Seine Antwort war sehr kurz: „Faszien“.
Thursday, January 16, 20259:52 AM(View: 205)
So long as they could move to the stage of observing the bareness of their mind, theirs turn into empty. Nothing left to talk. In other words, “the continuous current of mind keeps running and running” via many lifespans ends without any trace.
Wednesday, January 8, 202510:38 AM(View: 382)
As usual, the Americans celebrated the New Year of 2025 with the 136th Rose Parade in Pasadena, California on the first day of the year, at 8am PST, Wed, Jan 01, 2025.
Tuesday, January 7, 20259:17 PM(View: 262)
No matter what ups and downs in life, that line of wisdom continues flexibly adapting itself to human life, quietly expanding and offering a source of inner peace and happiness to those who get it. Those metaphors are similar to the image of the crystal spring whose water is always cool and clear and the beginning of spiritual well-beings for humans though stones and gravels are scattering in the current. Hope the next articles in the series be the placid water that I’d warmly dedicate to the Zen practitioners who gather enough conditions.
Tuesday, January 7, 202511:16 AM(View: 801)
Những dấu chân dài dài trên bờ biển Tuy Hòa hôm ấy, những dấu chân chập choạng in trên bãi cát vàng nâu, chỉ một thoáng, sóng trắng xóa tung tăng tràn vào, rồi rút lui ra biển, còn lại gì đâu, mặt cát phẳng lì, dấu chân biến mất. Nhưng kìa, ta lại bước đi, dấu chân lại in trên cát, và rồi sóng biển tràn vào, bãi cát phẳng lì, ta vẫn cứ đi, mãi mãi là người đi một mình, không để lại dấu vết.
Thursday, January 2, 20256:31 PM(View: 288)
Hôm nay ngày 29/12/2024 nhằm ngày 29/11 năm Giáp Thìn, Tưởng niệm ngày Thầy xa chúng con tròn năm năm. Chúng con đồng quy tụ về đây thành tâm đảnh lễ Phật, Tổ và Thầy một vị Ân Sư tôn kính. Lời tri ân của chúng con xin được thay thế bằng sự cố gắng tu tập theo đúng Chánh pháp. Nguyện sống sau cho xứng đáng là đệ tử của Thầy.
Thursday, December 19, 20249:32 PM(View: 572)
Do vậy, chúng ta có thể nói, tuệ trí (insight) là nền tảng của tiến trình tu tập của mình từ bước đầu, nó sẽ phát huy năng lực sâu sắc hoàn chỉnh lần tới Tuệ bát nhã (wisdom) và Tuệ bát nhã siêu vượt hơn cho tới vô biên.
Wednesday, December 11, 20241:10 PM(View: 408)
Qui ouvre les portes du paradis ou de l’enfer? C'est nous, c'est notre choix. Nous sommes maîtres de notre vie. Rappelons-nous toujours cela. Le flux de la vie est toujours le même depuis la nuit des temps. Comment nous voyons la vie? Quelles expériences retenons-nous de notre vie? Ce sont celles que nous voyons, celles que nous aimons, celles que nous voulons, celles que nous choisissons.
Tuesday, December 10, 20247:02 PM(View: 812)
Do đó nếu không có đức Phật chỉ dạy phương thức tu học (ý nghĩa thứ 2 của Pháp) thì mãi mãi hiện tượng chỉ là hiện tượng, chúng ta không thể nhận ra những bản thể (ý nghĩa thứ 1 của Pháp) ẩn tàng bên trong hiện tượng (ý nghĩa thứ 3 của Pháp).
Monday, December 9, 20249:11 PM(View: 354)
Pháp tu “Tứ Chánh Cần” gồm bốn điều cần tu tập. Hai điều nhằm đoạn trừ pháp Ác và hai điều xiển dương pháp Thiện, nên hành giả cần có tuệ trí phân biệt thế nào là Thiện pháp, thế nào là Ác pháp.
Wednesday, December 4, 20248:41 AM(View: 472)
Juste une observation pure, ouvrir les yeux et percevoir l'objet tel qu'il est. Que ce soit, en conscience verbale ou non verbale, l’esprit reste pur, calme et objectif. Il s’agit du mental vrai, dans lequel les préceptes, la contemplation, le samatha, le samadhi et la sagesse sont pleinement présents.
Sunday, December 1, 202412:43 PM(View: 348)
Erhabener, ich gebe meinen Geist auf und lebe nach dem Geist dieser Ehrwürdigen. Erhabener, obwohl wir verschiedene Körper haben, haben wir den denselben Geist.
Thursday, November 14, 20247:03 AM(View: 670)
Q.H, Đạo tràng Paris rút tỉa, sắp xếp, cắt dán lại những thuật ngữ Thiền từ các sách mà Thầy đã xuất bản - Trương Đăng Hiếu, Đạo tràng Nam Cali đánh máy, trình bày lại để làm tư liệu Anh chị thiền sinh cùng nhau tu học.
Tuesday, November 12, 20246:43 AM(View: 810)
Il est normal, naturel et raisonnable que des phénomènes apparaissent, changent et se terminent. Si nous pouvions comprendre cela, lorsque quelque chose apparaît ou disparaît, nous ne serions ni heureux ni tristes. Notre esprit est alors serein et paisible.
Sunday, November 10, 20244:35 PM(View: 656)
Đức Phật dạy khi một trong các loại tâm xuất hiện, chúng ta không làm gì khác, ngoài việc ghi nhận, quan sát, biết rõ sự hiện diện của nó mà thôi! Khi quan sát mà trong tâm không khởi lên bất cứ một ý nghĩ nào khác thì lúc đó hành giả đang trú trong tự tánh, tức tướng thật của tâm.
Sunday, November 3, 20249:06 AM(View: 610)
Wenn man den Titel dieses Artikels liest, denkt man vielleicht, dass er zu hochtrabend, umfassend und unrealistisch ist. Es stimmt, man kann dieses Thema nicht auf wenigen Seiten darstellen. Deshalb möchte ich mich heute nur auf „Die vier Grundlagen der Sympathie“ (catursaṃgrahavastu) aus buddhistischer Sichtweise beschränken und wie wir sie in unserem alltäglichen Leben umsetzen können.
Wednesday, October 23, 202411:29 AM(View: 755)
VIDEO TƯỞNG NIỆM & HÌNH ẢNH Lễ CUNG RƯỚC TRÀ TỲ Thầy THÍCH KHÔNG NHƯ về Tổ Đình Thiền Viện Tánh Không tại Tổ Đình ngày 20 THÁNG 10, 2024
Tuesday, October 15, 20245:01 PM(View: 951)
Học Phật, chúng ta thấy Ngũ căn-ngũ lực là năm yếu tố căn bản, năm yếu tố cốt lõi trên con đường tu học, mà đức Phật đã dạy cho một kẻ phàm phu mới bắt đầu, cho đến khi kết thúc trở thành bậc Vô học (A-la-hán).
Wednesday, October 9, 202411:55 AM(View: 964)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) Luận giảng số 9
Monday, October 7, 20248:46 AM(View: 1091)
Le contenu de la retraite de cette année est principalement un résumé des thèmes centraux du zen bouddhiste, de la première à la dernière étape. Chaque année, la retraite accueille de nouveaux participants, mais la plupart d'entre eux sont des méditants chevronnés, qui ont parfois 10 ou 15 ans de pratique ou plus. L'enseignement devait donc répondre aux exigences de chaque niveau d'apprentissage.
Friday, September 27, 20243:30 PM(View: 965)
Das Dharmator ist das Tor zum Eintreten, um zu lernen, zu verstehen und zu praktizieren vom Dharma. Der Dharma ist die Wahrheit, wie auch alle Phänomene der Welt. Demnach können wir uns zwei verschiedene Dinge vorstellen. Nein, sie sind nicht verschieden. Die Wahrheit wird durch jedes weltliche Phänomen offenbart, und jedes weltliche Phänomen ist die Wahrheit. Das Selbst ist auch die Wahrheit, und die Wahrheit offenbart sich auch durch das Selbst. Das Selbst ist auch die volle Wahrheit. Alle sind gleich: sie sind alle vergänglich, sie sind alle selbstlos, sie sind alle bedingt, sie sind alle leer, sie sind alle wie Illusionen, sie sind alle wie Unbeweglichkeit. Sie sind alle ungeboren, also unsterblich.
Friday, September 27, 202410:34 AM(View: 834)
Ni Sư Thích Nữ Triệt Như KHÓA TU 3 NGÀY CỦA ĐẠO TRÀNG MONTREAL tại Chùa Địa Tạng ngày 16 tháng 6, 2024 (phần 2/2)
Tuesday, September 24, 202410:34 AM(View: 1144)
Ni Sư Thích Nữ Triệt Như KHÓA TU 3 NGÀY CỦA ĐẠO TRÀNG MONTREAL tại Chùa Địa Tạng ngày 15 tháng 6, 2024 (phần 1/2)
Wednesday, September 18, 20246:59 PM(View: 1298)
VIDEO: Khóa nhập thất song ngữ Việt- Pháp tại trung tâm Vaumarcus THỤY SỸ từ 18 đến 24 /8/ 2024 / Thực hiện Kim Thoa - Giọng ca Kim Mai
Friday, September 13, 20248:36 AM(View: 1242)
La sangha de Paris a été créée très tôt, il y a environ 21 ans, la plupart des membres étaient des méditants chevronnés qui avaient étudié directement avec le Maître Fondateur. Sachant cela, chaque année, comme d'habitude, je m'y rendais avec la simple intention de leur rendre visite.
Monday, September 9, 20241:38 PM(View: 1202)
Dans l'immensité de la mer, Il existe une petite île. Au lieu de s'y réfugier, Nous nous accrochons aux écumes...
Thursday, September 5, 20247:55 PM(View: 1062)
Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất. Niệm Thọ để thấy tính sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn...
Wednesday, August 28, 202410:43 AM(View: 1139)
Những đo đạt sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
Wednesday, August 21, 20248:40 AM(View: 1187)
La retraite de cette année à Toronto a réuni de nombreux méditants chevronnés y participent. Je sais qu'ils veulent simplement venir me rendre visite. Ils ont déjà maîtrisé le chemin de pratique, ayant étudié directement avec le Maître il y a de nombreuses années. C'est pourquoi, cette année, simplement un résumé de la théorie et de la pratique est présenté, afin d'aider chacun à maîtriser les étapes sans craindre de se tromper.
Monday, August 19, 202411:57 AM(View: 1068)
1- Hầu hạ cha mẹ là pháp được người hiền trí tuyên bố - Kinh BỔN PHẬN – Tăng Chi Bộ I, tr270 2.- Được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Kinh BẰNG VỚI PHẠM THIÊN – Tăng Chi Bộ I, tr 684 3.- Làm sao trả ơn đủ cho cha mẹ - Kinh ĐẤT – Tăng Chi Bộ I, tr 118
Thursday, August 15, 20247:28 PM(View: 1075)
Le perfectionnement spirituel est un processus qui va du simple au plus difficile; la connaissance associée est peu solide au début, mais elle est progressivement transformée par l'apprentissage pour devenir de plus en plus explicite et solide.
Sunday, August 4, 202410:43 AM(View: 1118)
Bằng những kỹ thuật của Thiền, ta có khả năng điều chỉnh được bệnh tâm thể. Chỉ vì bệnh tâm thể do những trạng thái tâm rối loạn như lo âu, sợ hãi, uất cảm, giận tức, sầu khổ, trầm cảm dây dưa gây ra. Trong lúc đó mục tiêu nhắm đến của Thiền, trước tiên là điều chỉnh những rối loạn của tâm. Thiền làm cho tâm được thư giãn, thanh thản, phấn chấn, và an tịnh.
Sunday, August 4, 202410:43 AM(View: 1434)
Uất cảm được định nghĩa là sự biểu lộ trạng thái tâm lý biến động, căng thẳng, không quân bình hay không xứng hợp giữa tri giác và nhận thức về những yêu cầu (demands), nhu cầu (needs), hay khả năng đối phó trước những tình hình khẩn trương đang xảy ra.
69,256