Hôm nay là lần đầu tiên con ngồi viết thư cho Mẹ. Thật lúng tùng, con không biết phải bắt đầu làm sao. Hơn 30 năm ở gần bên Mẹ, con chưa lần cảm nhận được hết ý nghĩa của tiếng "Mẹ" thân thương. Nay ở xa Mẹ rồi, con mới chợt nhận ra rằng con thật là hạnh phúc khi trên bước đường đời con vẫn còn có Mẹ. Vẫn còn chưa muộn để con viết những dòng này gửi Mẹ, phải không Mẹ ?
Trở về theo ký ức, con vẫn còn nhớ khi con còn là cô bé tí xíu chập chững vào lớp học, Mẹ là người đã mua cho con chiếc giỏ đựng bình mực khi con đậu kỳ thi tuyển vào lớp một trường Lê Quý Đôn. Chiều nào con cũng là đứa bé cuối cùng ngồi trước cổng trường chờ Mẹ đến đón. Nói sao hết nỗi mừng vui của con khi thoáng thấy tà áo dài của Mẹ từ mãi tít xa. Vừa lên xe xích lô là con líu lo khoe với Mẹ "thành tích" của con trong lớp. Mỗi tháng con đều được lãnh bằng khen, thế là con đòi Mẹ thưởng, khi thì cây thước, khi thì hộp bút chì màu, đôi lúc là cây cà lem hay một món đồ chơi mà con mơ ước.
Ai cũng bảo con giống Mẹ ở cái dáng thấp thấp, và bà con còn nói, con thừa hưởng nơi Mẹ cái tính siêng năng, hiếu học. Nhưng tâm tình thì con lại ngược hẳn với Mẹ. Mẹ từ tốn, chậm chạp bao nhiêu thì con lại hiếu đọng, nhanh nhẹn bấy nhiêu. Mẹ nhẫn nhịn, chịu đựng, còn con lại nóng nảy, bốc đồng. Và con biết cái nóng nảy, lì lợm cua con đã rất nhiều lần làm đau lòng Mẹ, phải không Mẹ ?
Khi con vào lớp sáu, con chuyển về học trường Bùi Hữu Nghĩa, gần trường Mẹ dạy. Mỗi chiều tan học, con thả bộ đến trường Gia Long đợi Mẹ. Lúc này là sau 75, tình hình tài chính nhà mình bắt đầu sa sút, nên Mẹ đã ốm đi nhiếu và xanh hơn lúc trước. Vậy mà con vẫn còn vô tư lắm, ngoài việc học và chơi, con chưa biết làm được gì phụ giúp Mẹ cả. Thậm chí với tính hiếu động, con luôn cãi lời đôi lúc còn để trêu tức Mẹ nữa. Mẹ có còn giận ghét đứa con ngỗ nghịch này không hở Mẹ ?
Năm tháng tiếp tục trôi, con trưởng thành dần theo những nếp nhăn trên trán Mẹ. Gia đình mình lúc đó cực kỳ nghèo túng, chiếc nhẫn cưới trên tay Mẹ đã không còn nữa. Chiều nào đi học về, vừa mệt, vừa đói, khi giở lồng bàn chỉ thấy mỗi một món rau muống, tự dưng con gắt lên với Mẹ. Có cả những lúc con làm nư, không thèm ăn cơm, và lần nào Mẹ cũng nhẹ giọngnăn nỉ con ăn để có sức ngày mai đi học. Sao mà con có thể vô tình và nhẫn tâm với Mẹ đến vậy, hở đứa con bất hiếu của Mẹ?
Rồi con tốt nghiệp lớp 12. Trước ngưỡng cửa Đại Học, con cảm thấy phân vân nao núng. Nhà mình không phải là diện "tiêu chuẩn" nên thi vào trường nào cũng khó. Ở ngã ba đường, người cố vấn cho con vẫn không còn ai ngoài Mẹ. Mẹ khuyên con học ngành Dược. Vốn tính hiếu động, con "chê" ngành đó nghèo, chán, cứ làm lì một chổ không được đi đây đi đó …, con nêu đủ mọi lý do để chất vấn Mẹ. Mẹ thì luôn một mực dịu dàng bảo con "Con gái theo ngành Dược hợp hơn. Là dược sĩ, con sẽ trực tiếp giúp được nhiều người bệnh. Một ngày kia con sẽ thấy lời Mẹ là đúng". Và có lẽ, đó là lần đầu tiên mà con nghe theo lời Mẹ.
Năm năm con theo Đại học là khoảng thời gian mà Mẹ một mình chạy vay từng miếng cơm cho gia đình khi trong nhà không còn gì có thể bán được. Đồng lương giáo sư của Mẹ chưa đủ lo buổi ăn sáng cho mấy chị em con. Vậy mà - con vẫn vô tình đến độ thản nhiên - chỉ biết chúi đầu vào sách vở chứ không biết làm một điều gì khác có thể phụ kiếm tiền giúp Mẹ. Con vô tâm quá, phải không Mẹ? Ngày con tốt nghiệp dược sĩ, nhà trường gửi giấy mời Mẹ đến dự. Con còn nhớ hôm đó Mẹ ngã bệnh nên không đi được. Con chỉ nhắc Mẹ uống thuốc rồi cùng nhỏ bạn đạp xe đến trường sợ trễ, thậm chí không nấu được cho Mẹ nồi cháo. Mẹ có trách đứa con bất hiếu này không, hở Mẹ?
Lần lãnh lương đầu tiên, con hào hức dẫn bè bạn đi "khao", chứ không hề mua được cho Mẹ một xấp vải hay cái áo. Thời gian đó Mẹ đã xin nghỉ dạy vì nhà mình nộp đơn xin đi bảo lãnh. Cho đến giờ phút này, con vẫn không sao hiểu được là những năm tháng khắc nghiệt đó, Mẹ đào đâu ra tiền mà nuôi sống năm bảy miệng ăn cả nhà mình, hở Mẹ ? Con may mắn có được chổ làm tốt. Đồng lương dược sĩ của con lúc đó cũng khá, vậy mà chưa một lần nào con mua được một món quà gì tặng Mẹ. Với tư thế của người làm ra tiền, con dần dần đâm ra "lờn" Mẹ, thậm chí nhiều lần cáu gắt, hỗn và cãi lại Mẹ, có cả những lần con cố tình nói những câu mà con biết sẽ làm Mẹ đau nhất. Mỗi lần chở Mẹ đi đâu, con cứ luôn cằn nhằn Mẹ chậm chạp, đâu biết rằng lưng Mẹ ngày một thêm oằn vì chị em con…
Rồi khi sang xứ người, Mẹ ngày một già thêm, lưng Mẹ ngày càng thêm còng xuống. Mẹ lại càng ít nói hẳn đi, dường như Mẹ muốn thu mình lại trong cái vỏ ốc tuổi già của mình, và thật ra các con quá bận rộn cũng không còn thời giờ dành cho Mẹ. Rồi Mẹ đi chùa, Mẹ quy y, Mẹ lại tiếp tục khuyên con làm lành lánh dữ. Con bon chen, tranh đấu với đời, Mẹ khuyên con phải biết dừng chân ngơi nghỉ. Con vấp ngả chán chường, Mẹ luôn bên cạnh nâng đỡtinh thần con. Đôi lúc con hận đời, hận người, tìm cách trả đũa, Mẹ bảo con nên xoá bỏ thù hằn. Lòng Mẹ không chỉ bao la với các con mà còn nhân ái với tất cả mọi người…
Có ở xa Mẹ rồi, con mới thấy được là mình vẫn còn nhỏ bé lắm. Chiều đi làm về, con không còn được nghe câu nói quen thuộc của Mẹ ngày nào "ăn cơm đi con, bữa nay Mẹ nấu món canh chua mà con thích". Đi biết bao nhà hàng, vẫn không nơi nào có món rau muống xào tương ngon như ngày nào Mẹ nấu mà con từng chê lên chê xuống. Có đi xa mới thấy Mẹ thật gần, và thật cần thiết cho đời sống của con.
Chiều nay nơi bệnh viện con làm, con được mời lên làm thông dịch cho một bệnh nhân không hiểu tiếng Anh. Người phụ nữ đó trạc tuổi Mẹ, cũng cái dáng thấp thấp, nhẫn nại, chậm chạp như Mẹ. Vừa trông thấy con, bác ấy níu chặt lấy tay áo con và nói "Cô ơi, cô nói dùm bác sĩ cho tui về nhà, chứ ở nhà thương tui cô độc quá cô ơi". Lòng đau thắt lại, con hỏi "Bác có con con cháu gì ở nhà không? ". Bác ấy ứa nước mắt "Hai đứa con tui đi làm xa, tui bịnh tụi nó cũng không về nữa cô ơi. Tui ở nhà thui thủimột mình hà, nhưng sao ở nhà thương tui thấy tủi thân quá cô ơi". Con se lòng nghĩ đến Mẹ. Ba mươi mấy tuổi đời, con đã làm được gì để Mẹ vui? Một mai khi Mẹ bệnh, liệu con sẽ có về kịp không? Mẹ ơi, Mẹ có biết là giờ đây con đã hiểu thế nào là niềm hạnh phúc khi con trực tiếp giúp được một điều gì đó cho một bệnh nhân. Chính nhờ nghe theo lời Mẹ, mà ngày nay con có được cái nhìn khác hơn, nhân ái hơn về cuộc sống, về con người. Cám ơn Mẹ, Mẹ kính yêu của con!
Ngày mới ra trường, con đã từng hãnh diện cho rằng những gì mình đạt được là do mồ hôi và sự phấn đấu của bản thân. Nhưng giờ phút này, có trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống, con mới hiểu được rằng nếu không có tình thương của Mẹ, thì con đã không thể trưởng thành, và nhất định đã không có được ngày hôm nay…
Đã bao nhiêu mùa Vu Lan rồi, con cứ viện lý do bận rộn công việc mà chưa lần nào đi chùa với Mẹ. Mùa lễ năm nay, con sẽ bay về bên Mẹ. Mẹ con mình sẽ đi chùa nhe Mẹ, và con sẽ hãnh diệnvui mừng khi mình còn được cài hoa hồng đỏ. Đứa con cứng đầu nhất nhà của Mẹ đã trở về, tạ lỗi cùng Mẹ. Vẫn còn chưa muộn, phải không Mẹ ? Món quà tặng Mẹ mùa Vu Lan năm nay, con không mua bằng tiền, mà bằng tất cả tấm lòng biết ơn và thương yêu của con. Tấm thiệp với một cành hồng, và hàng chữ nắn nót của con gửi Mẹ :
… Chuyện cổ tích của người ta
là ngày xưa có một công chúa
hay ngày xưa có một ông vua
Chuyện cổ tích của con
là NGÀY XƯA CÓ MẸ
… Như Chiếu
Reader's Comment
Saturday, August 21, 20211:40 PM
Uyển Như - Sacramento
Guest
Cám ơn Như Chiếu. Bài viết đã làm rưng rưng người đọc.
Chúc mừng tác giả còn được cài hoa Hồng đỏ. Riêng tôi hoa Hồng đã trắng trên ngực áo mười năm rồi.
NGÀY XƯA CÓ MẸ của tôi đã thuộc về Ngày Xưa ấy!
Uyển Như Sacramento, Sáng 14 Vu Lan 2021
Kỹ thuật Không Nói trở thành một công thức thực nghiệm vì dựa vào kết quả tự chứng của Thầy Thiền chủ, của Tăng Ni và các Thiền sinh. Tác dụng tối hậu của Ba-la-mật là “phương tiện chuyên chở người qua biển sinh tử đến Niết bàn, đạt được giải thoát tối hậu”. Như vậy, nếu khéo léo thực hành các Ba-la-mật qua Kỹ thuật Không Nói, người tu có khả năng đến bờ bên kia ngay trong một kiếp hay nhiều kiếp.
Cám ơn những bó hoa xinh đẹp đã trao tặng đến các em như là một món quà tinh thần. Nhờ có Vô Thường mà các bông hoa có thể hồi sinh, đem lại những đoá hoa đầy hương thơm đầy màu sắc ấy ngõ hầu làm đẹp cho đời cho dù trước đó nó đã phải chịu đựng những tháng ngày lạnh lẽo của mùa đông.
Hãy nhìn thẳng vào bức tranh tôi, Chân ngã! Tự thấy chân dung... đó mới chính là Chân. Thực hành mà không có tôi hành... mới là hành Thực. Cái nhìn thấy người vẽ tranh là Thực. Chân ngã vốn Thực và Chân, chẵng cần tin.
Khởi tâm thiện bố thí một phần cơ thể trong khi mình đang còn sống và nhắc lại tâm thiện lành này trong lúc lâm chung là cận tử nghiệp thiện, thúc đẩy việc tái sinh vào các cỏi phước báu ở đời sau.
Tích rằng : Mua lại bao nhiêu ?
Kỳ Đà Thái Tử nói điều giỡn chơi !
Đem vàng trải hết khắp nơi
Ta sẽ bán lại tức thời một khi
Ngài Cấp Cô Độc tức thì
Đem vàng trải khắp, một ly không chừa.
Một lần đã đứng vững trước cái chết, tôi cám ơn Thiền Tánh Không đã giúp cho tôi vượt qua cái tâm sợ hãi, xin tri ân Thầy Thiền chủ đã tìm ra phương pháp tu tập thực hành rất cụ thể, tri ân Ni sư Triệt Như đã mang pháp đến cho chúng con, cũng cám ơn cô Như Chiếu rất nhiệt tình với cả nhóm và cám ơn các anh chị trong đạo tràng luôn gắn bó với tôi. Điều cuối cùng tôi xin nói là "Mỗi người chúng ta cần phải cố gắng tu tập ngay, trước khi quá muộn".
Thì ra là vậy, nếu tôi không cười, cái tiếng cười quen thuộc của đứa con gái vốn đã “ghi vào” vùng nhận thức từ bao năm qua, chưa hẳn mẹ đã nhận ra tôi... Chính tiếng cười quen thuộc đó đã gợi lên hình ảnh đứa con thân yêu.
Chị Diệu Lai đã đi về cõi không có đến, không có đi, không có sanh, không có diệt, chỉ còn để lại trong tôi lòng ngưỡng mộ một người đã âm thầm đóng góp rất nhiều cho Đạo tràng và ra đi thanh thản, an lạc của một người tu Thiền.
Nguyện cầu chiến tranh chấm dứt, trả lại thái bình ấm no, lòng người bớt tham lam, sân hận, si mê và biết sống đoàn kết, hài hòa, tương trợ, thương yêu nhau.
Nay mượn lời thô thiển để diễn bày,-
Như dùng que củi khô để vẽ lại cánh rừng xanh.-
Chỉ là chủ quan của góc nhìn cá nhân.-
Xin một lần nữa, chia sẻ cùng bạn đồng hành.
Bài Kinh "Một sự dính mắc may mắn" đã giúp con biết sống trong hiện tại và nhờ đó bớt đau khổ phiền não. Con đến với lớp Căn bản này là một "May mắn hiếm có" vì đây là một cột mốc quan trọng đã giúp thay đổi cuộc đời con.
Tôi may mắn có được 1 cuộc đời ổn định về vật chất, gia đạo hài hoà, không ba chìm bảy nổi so với những người bạn của mình, nhưng ngay từ lúc còn bé tôi đã có một cảm nhận rất mơ hồ về sự phù du cuả cuộc đời khi thấy những đám ma đi qua nhà mình, hay chứng kiến sự vui buồn, sướng khổ cuả những người chung quanh mình thay đổi nhanh như gió....
Con xin thành kính Tạ Ơn Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt đã đem hai từ “Không Nói” đến cho các thiền sinh, trong đó có con. Con xin ghi ơn Ni sư Triệt Như đã dắt tay đưa con vào mảnh đất thiền xanh mướt
Mười sáu năm trọn vẹn theo Thầy, theo Ni sư, tôi bắt đầu vào giai đoạn mới thực tập phần tiếp theo trên con đường tâm linh và cũng sẽ bắt đầu bằng cái Biết vào đầu xuân năm nay - Năm 2023, năm Con Mèo Quý.
Thầy ơi! Xuân Biết!
Đầu năm viết ĐÓA MAI VÀNG
Như lời chúc TẾT ĐẠO TRÀNG khắp nơi
Chúc hết thiền sinh, khắp trời
Tròn năm tin tấn, mặt ngời sáng trong !!!
Dù pháo Xuân nổ đùng đùng
Mà Tâm vẫn tĩnh, ung dung tọa Thiền
Giữa Hư Không con người ta không có gì để nắm bắt, cũng không có gì để bám víu hay để trụ vào. Hư Không. Nó là Nó. Tự nó là vậy. Và muốn biết cuộc sống giữa Hư Không như thế nào, mỗi chúng ta phải tự trải nghiệm thì mới thật sự hiểu được.
Năm cũ có thiên tai, ngheò khổ đến thế nào, con người vẫn hy vọng năm mới sẽ hạnh phúc no ấm hơn. Bởi thế mùa Xuân đồng nghĩa với Hy vọng, Tình yêu và Hạnh phúc.
Tôi yêu mùa Xuân vì mùa Xuân mang lại cho tôi tất cả những thứ ấy, mà bạc tiền hay danh vọng không bán được cho tôi.
Đối với người Phật Tử hết lòng tu giải thoát, điều thiết yếu căn bản là cần thiết lập một nhận định rõ ràng về mục đích, phương pháp, và thước đo của người tu theo Đạo Phật.
KÍNH CHÚC:
Chư tôn đức Tăng ni Tánh Không
Quý Huynh đệ khắp các Đạo tràng Tánh Không
Quý tác giả trên Diễn Đàn Cùng Nhau Tu học:
NĂM MỚI 2023 Thân Tâm thường An Lạc
BÀI HỌC QUÉT LÁ -
Thơ: Diệu Nhân (ĐT Tánh Không Saccamento) -
Lời Cổ Nhạc và Trình bày: Tâm Minh (Marc Giang) (ĐT Tánh Không Toulouse, France) -.
Cổ nhạc Nam Bộ - điệu Trăng Thu Dạ Khúc
Rất nhiều nghiên cứu khoa học bệnh lý đã nói rõ nếu trong thức ăn có nhiều rau, trái cây thì sẽ làm giảm được những bệnh kinh niên kể cả những bệnh tim mạch và ung thư.
Lý thuyết Ba Bộ Óc của ông MacLean là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong ngành khoa học não bộ với những hệ quả sâu sắc hướng dẫn chúng ta nghiên cứu thêm để biết được thế nào là sự hoạt động lý tưởng của bộ óc và của con người....
Học lại lớp Căn bản lần thứ hai, con mới nhận ra rằng có những điều mình cứ ngỡ rằng đã biết, nhưng khi nghe lại vẫn thấm thía và ý nghĩa vô cùng. Giờ con mới hiểu vì sao Cô đã nghe Thầy giảng về Thiền Căn bản 26 lần không chán.
Trần gian là biển khổ
Không bám-víu si-mê!
Hình tướng đều vô ngã
Không chấp lời khen chê..!
Vô thường nơi cõi tạm
Chẳng có gì trường tồn
Không đam-mê vật-chất!
Sống thanh-tịnh tốt hơn.,,
Các bạn ơi, các bạn nào chưa từng chơi "game” Tâm Linh như tôi, hãy bước vào cuộc hành trình này nếu nhận thấy có nhu cầu thoát khổ về thân, tâm, hoặc có nhu cầu giác ngộ, tu tập để phát huy trí tuệ tâm linh hay có nhu cầu giải thoát, khi sống thì sống an nhiên tự tại và khi ra đi thì cũng tự tại mà ra đi, các bạn cần những “game” này. ...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.
Chúc mừng tác giả còn được cài hoa Hồng đỏ. Riêng tôi hoa Hồng đã trắng trên ngực áo mười năm rồi.
NGÀY XƯA CÓ MẸ của tôi đã thuộc về Ngày Xưa ấy!
Uyển Như
Sacramento, Sáng 14 Vu Lan 2021