Triệt Như - Sharing From The Heart - No 80
Translated to English by Hoàng Liên
WHATEVER A ZEN MASTER SAID... IS RIGHT
In the early years of our Founding Zen Master's teaching, Master taught us a lot. Sometimes he presented to us the entire spiritual path from beginning to end. My elder bhikkhus Tue Chan and Khong Chieu and my elder bhikkhunis Phuc Tri and Hanh Nhu probably remember this. In those days, Master has not yet organized his teaching into a systematic curriculum. When Master spoke slowly, we could understand and keep pace with him. At break time, we could raise our hand and asked questions. But there were times when he talked fast without stopping. He stood still, did not write on the board, did not look at anyone and just went on talking. We just sat there and listened in silence. We did not even have time to formulate any question in our mind. The teaching seemed to flow naturally and he spoke without thinking. I was still surprised the first time. But later the whole class understood this and none of us raised our hand to avoid interrupting him. As best as we could, we just tried to pick up the "fallen flowers". We just listened and had no time to take notes. Master knew about this. He told us to record the teaching and just listen without interrupting him during class. Later, Master explained to us that at that time, his condensed cognition made sense of the topic and delivered it, without him needing to think, infer or make an effort. This is spiritual eloquence with which one understands clearly the topic and can present it in one's own way. One does not need to follow the scriptures word by word yet the content is true to the Buddha's teaching in the sutras. We often hear people talk about teaching the dharma from a pure mind in Samadhi. This is Samadhi in motion as one has to use language to express the content but the mind is immobile.
I recounted this in length as I wanted to give you the context of my confusion at the time. As I was not able to grasp the profound meaning of the teaching, I found myself drowned in the stormy rain of its complexity. Once I asked Master:
- Master, why did you sometimes say this, then at other times, you changed and said that. I kept thinking about both and found that they are both right?
He smiled, then he said softly:
- Zen Masters are very much ... "ambivalent", my dear!
Master used many colloquial words that we students all know such as: "trớt quớt" (colloquial Vietnamese word for "wrong"), and "huề tiền" (colloquial Vietnamese word for "break even") etc..
Since then, Master's answer is like a "koan" for me. Gradually, over the years, as I read the scriptures, and meditated on them, I understood more about that "koan". For example, a Chinese Zen master whose name I cannot remember taught his disciples:
- Lustfulness, wrath, and ignorance are Buddha-phenomena.
Many people disagree: Lustfulness, wrath, and ignorance are evil and need to be eliminated. How can they be the teaching for enlightenment?
It is said in the Diamond Sutra that: "All phenomena (dharmas) are Buddha-phenomena". So killing the father, killing the mother, killing the Arhat, making the Buddha's body bleed, breaking the harmony of the Sangha... is also Buddha-phenomena? Why then did the Vinaya (the Buddhist Monastic code) call them the five sins? etc...
The contradiction comes from our different viewpoints: where do we stand when we look at the world phenomena?
Generally speaking, there are two standpoints:
- The conventional truth standpoint of worldly people who have not treaded the spiritual path. They see that everything in the material world is real. They cling to worldly phenomena and hold on to them.
- The ultimate viewpoint of awakened or enlightened beings who realize that the essential nature of phenomena is empty, illusory, impermanent, that phenomena arise from a multitude of causal conditions and their existence is temporary and unreal.
Therefore, from the viewpoint of the essential nature one can say: "All phenomena are Buddha-phenomena".
All world phenomena are impermanent. They arise from the convergence of a multitude of conditions. They constantly change with the conditions and thus they are unreal, transient. Their nature is empty and illusory. World phenomena are the full manifestation of the Dharma taught by the Buddha, so it can be said that all world phenomena are Buddha-phenomena.
"Lust, wrath, and ignorance are Buddha-phenomena". This is true with regard to their essential nature.
"Lust, wrath and ignorance" is evil, is sin. This is also true. In real life, the Buddhas taught:
“Do not do evil things
Do wholesome things
Keep one's mind pure
So the Buddhas taught”.
Similarly, when the Patriarchs said: "Affliction is awakening (bodhi)", they spoke from the standpoint of the essential nature. Both arise from causal conditions, both are empty, therefore affliction and awakening are equal. On a practical level, life is a sea of afflictions and we need to practise spiritually to free ourselves from afflictions.
So when we hear strange and seemingly contradictory statements, we need to contemplate them from two different viewpoints:
- The viewpoint of worldly people who cling to phenomena because they believe that life is real with its afflictions and its myriad of different, separate and chaotic phenomena.
- The viewpoint of awakened and enlightened people who see life's deep essential nature, who realize that all phenomena are equal, pure, empty, immobile, and they are not subject to birth or death.
Thus, the sutras sometimes said that this world is the realm of Mara, the Demon King. But it also said that this world is the pure and solemn land of the teaching Shakyamuni Buddha. Thus Sahà, this world of suffering and endurance is indeed the Buddha-realm.
In the end, how this world appears before our eyes depends on each individual's "seeing". And whatever a Zen master said is right because he has mastered all aspects of the Dharma.
Master's Hall, 4th November 2020
TN
Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 80
Ngày xưa, khi cô mới vào học Thiền, những năm đầu tiên, Thầy giảng dạy rất nhiều. Có khi trong một buổi học, Thầy giảng từ đầu tới cuối con đường tu luôn. Quí vị đại sư huynh sư tỷ thời 20 năm trước, thầy Tuệ Chân, thầy Không Chiếu, sư cô Phúc Trí, sư cô Hạnh Như chắc còn nhớ. Lúc đó Thầy chưa sắp xếp giáo trình giảng dạy. Bình thường Thầy giảng chậm rãi, mình còn nghe và hiểu kịp. Có giờ nghỉ giải lao, có lúc Thầy ngưng, mình có thể giơ tay thắc mắc. Nhưng có nhiều lúc, Thầy giảng thao thao, không ngừng phút nào. Thầy đứng yên một chỗ, không viết bảng, không nhìn ai hết, chỉ nói thôi. Mình chỉ yên lặng lắng nghe, không thắc mắc kịp. Dường như lời giảng tuôn ra một cách tự nhiên, Thầy nói mà không suy nghĩ gì hết. Lần đầu mình còn ngạc nhiên, về sau biết vậy, cả lớp ngầm hiểu, không ai giơ tay cắt lời Thầy, chỉ ráng mà “lượm hoa rơi”, có nghĩa là chỉ nghe, không ghi chép kịp nữa. Thầy cũng biết điều đó, Thầy cũng dặn mấy con cứ thu băng, yên lặng nghe, đừng ngắt lời Thầy.
Về sau Thầy cũng có giảng lúc đó là cái kho nhận thức cô đọng tự nó kiến giải và tuôn ra, mình không cần phải suy nghĩ, hay suy luận, hay cố gắng. Đó là khả năng biện tài. Hiểu rõ vấn đề và trình bày ra lưu loát, trong phong cách riêng của mình. Không bắt chước rập khuôn kinh điển, nhưng nội dung vẫn là chân ý của Phật trong kinh điển. Tương tự như người ta thường nói: giảng pháp trong Định, vì tâm lúc đó hoàn toàn trong sạch. Định này là trong động, phải mượn ngôn ngữ diễn đạt ra, nhưng tâm bất động.
Cô kể dài dòng việc này để nói lên cái kết quả là có khi mình chưa hiểu kịp tất cả ý nghĩa thâm sâu của giáo pháp, có lúc cô thấy như mình bị ngụp lặn trong mưa bão tối tăm mặt mũi vậy. Nên có lần, cô thưa với Thầy:
- Thưa Thầy, sao có lúc Thầy nói thế này, có lúc Thầy nói thế khác, con suy nghĩ hoài mà sao cái nào thấy cũng đúng, là sao?
Thầy cười, rồi Thầy nói nhỏ:
- Thiền sư... “ba phải” lắm, con ơi!
Thầy có nhiều tiếng nói bình dân, thiền sinh biết rành lắm: nào là trớt quớt, nào là huề tiền v.v...
Từ đó, cái câu trả lời của Thầy như một “công án” cho cô vậy. Lần lần, qua nhiều năm tháng, xem kinh sách, và suy gẫm, cô hiểu thêm “công án” đó.
Thí dụ một vị thiền sư Trung Hoa, cô không nhớ tên, dạy đệ tử :
- Dâm, nộ, si là Phật pháp.
Nhiều người không đồng ý: Dâm, nộ, si là pháp ác, cần phải đoạn trừ, sao lại là pháp giác ngộ được.
Trong kinh Kim Cang, có câu này: “Tất cả pháp đều là Phật pháp”. Vậy giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp tăng...cũng là Phật pháp hay sao? Sao trong Luật tạng gọi là tội ngũ nghịch? v.v...
Tất cả vấn đề đều ở chỗ mình đứng nơi đâu mà nhìn hiện tượng thế gian. Tổng quát có hai chỗ đứng:
- Tục đế, người phàm phu, chưa tu, thấy cái gì cũng là thực hiện hữu, chấp trước vào đó và nắm giữ.
- Chân đế, người tỉnh thức, hay bậc giác ngộ, nhận ra bản thể trống không, huyễn ảo, vô thường, do duyên hợp mà hiện hữu, tạm bợ, giả dối.
Do đó, nói: “Tất cả pháp đều là Phật pháp” là đứng trên mặt bản thể mà nói. Hiện tượng thế gian đều vô thường, đều do vô số duyên tụ họp mà thành, luôn luôn thay đổi theo duyên, nên giả dối, tạm bợ, bản thể nó trống không, như huyễn mộng. Hiện tượng thế gian là biểu hiện tròn đầy của pháp do Phật dạy, nên có thể nói, tất cả pháp trên thế gian đều là Phật pháp.
“Dâm, nộ, si là Phật pháp” cũng đúng trong bản thể.
“Dâm, nộ, si” là pháp ác, là tội lỗi. Cũng đúng, trong thực tế cuộc đời, chư Phật đã dạy:
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”.
Tương tự trên, khi chư Tổ nói: “Phiền não tức Bồ đề” là nói trên mặt bản thể, cũng do duyên hợp, bản thể trống không, cho nên phiền não hay bồ đề là bình đẳng. Còn trong thực tế, cuộc đời là biển phiền não, chúng ta cần tu tập để thoát ra khỏi phiền não.
Vậy khi nghe nói những điều khác lạ, tưởng là mâu thuẫn vì chúng đối nghịch nhau, mình cần suy gẫm qua hai chỗ đứng khác nhau:
- Một cách thấy của người đời dính mắc vào hiện tượng, vì tưởng là thiệt có cuộc đời trăm ngàn vạn ức thứ sai biệt, rối ren, đau khổ.
- Một cách thấy của người giác ngộ, hay tỉnh thức, thấy tới cái bản thể sâu sắc, tất cả pháp đều bình đẳng, đều trong sạch, đều trống rỗng, đều bất động, đều không sanh không diệt.
Vì thế, trong kinh có khi nói thế gian này là cõi Ma Vương ngự trị, lại cũng nói: đây là cõi nước trang nghiêm thanh tịnh của đức Phật Thích Ca giáo hóa, tức cõi Ta Bà này chính là cõi Phật.
Kết thúc, thế gian này xuất hiện trước mắt chúng ta ra sao tùy theo cái “thấy” của mỗi người. Còn vị Thiền sư nói sao cũng đúng vì đã thông suốt mọi khía cạnh của pháp.
Tổ Đình, 4- 11- 2020
TN