HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Thích Nữ Hằng Như: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI MỚI XUẤT GIA

Friday, June 25, 202111:30 AM(View: 4336)

ĐỜI SỐNG

CỦA NGƯỜI MỚI XUẤT GIA

 

DẪN NHẬP

Do duyên có một số thiền sinh yêu cầu chúng tôi nói về đời sống ban đầu của chúng tôi ở Tổ đình Tánh Không như thế nào sau khi xuất gia? Quý vị ấy nói rằng trong đạo tràng có vài vị muốn xuất gia, nhưng còn e ngại không biết họ có thể nhập chúng sống nổi hay không? Do vậy, nên hôm nay chúng tôi chia sẻ cùng đạo tràng đề tài "Đời Sống Của Người Mới Xuất Gia". Những chia sẻ này chỉ là những trải nghiệm của riêng cá nhân chúng tôi mà thôi! Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh từ “mới” để giúp vị nào phát tâm muốn xuất gia, hiểu đôi chút về tâm trạng của người mới bước vào ngưỡng cửa thiền môn. Hy vọng bài nói chuyện này là một trong những yếu tố thiết thực, giúp quý vị có sự chọn lựa chính xác cho cuộc đời sắp tới của quý vị!

 

I. ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI MỚI XUẤT GIA

          Đời sống của người mới xuất gia cũng giống như đời sống của một em bé mới sanh vài tháng. Ngoài việc được cho bú mớm, ăn, ngủ…  Em bé cần phải tập theo thứ tự nhiều thứ lắm. Chẳng hạn như phải tập lật, tập bò, tập ngồi, tập đứng, tập đi, tập ăn uống, tập nghe, tập nói, tập nhận diện người thân, v.v…

          Người mới xuất gia khi sống trong chúng, ngoài những giờ công phu hành trì, học pháp, hay những giờ chấp tác được phân chia nơi thiền viện… còn phải học cách giữ gìn Giới luật. Là Sa-di-ni thì phải tuân thủ 10 giới trọng, ngoài ra còn phải học hỏi nhiều thứ mà trong thiền viện gọi là “oai nghi tế hạnh” như đi đứng phải chẩm rải, không đi quá nhanh cũng không yểu điệu thục nữ. Khi nói cũng không lớn tiếng, giọng nói phải nhẹ nhàng, hoà ái, không được đứng một chỗ kêu gọi lớn tiếng người khác. Khi thọ trai, không được ngậm thức ăn hay cơm trong miệng mà nói chuyện, không nhai ra tiếng. Không nhìn qua ngó lại người khác. Khi ngồi không được tréo chân, không được nhịp cẳng, lắc lư v.v… và v.v…

          Mục đích của người xuất gia là tự rèn luyện thân và tâm, bước đầu chủ yếu là tu tập giữ cho ba nghiệp là tâm ý, lời nói và hành động được thanh tịnh tức trong sạch. Chương trình tu tập bắt đầu từ bốn giờ khuya phải thức dậy. Mọi người đồng có mặt nơi chánh điện tụng kinh Lễ Phật Lễ Tổ; tiếp theocông phu tọa thiền ít nhất là một tiếng đồng hồ, tập khí công, ăn sáng. Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa, tất cả mọi người đều phải vào lớp học Giới, học Giáo lý hoặc học kinh Nikàya. Đến 12 giờ thì dùng bữa trưa. Sau đó tịnh chỉ đến 2 giờ chiều bắt đầu công phu tọa thiền. 5 giờ chiều là bữa ăn nhẹ dành cho những vị nào cần. Trong Tổ đình cũng có vài vị không ăn tối như thời đức Phật còn tại thế. Đói thì chỉ uống nước lọc mà thôi. 7 giờ tối là thời khóa công phu tọa thiền cuối ngày. Đến 9 giờ thì tất cả về phòng của mình, không qua lại các phòng khác. Ngoài những giờ giấc được liệt kê ở trên còn có những công tác được phân chia cho mỗi người. Phận sự của người nào thì người ấy lo. Chẳng hạn như khâu nấu nướng, khâu rửa chén bát, khâu quét dọn, khâu hương đăng, khâu tưới cây, khâu quét lá, v.v… Quan trọng sống trong chúng là phải tôn trọng thanh quy, phải hài hòa, giúp đỡ lẫn nhau trong vấn đề tu học hoặc săn sóc nhau khi có người ngã bệnh.

          Hầu hết các tu sĩ tu nơi Thiền Viện Tánh Không là bán thế xuất gia nên cái khổ cái khó của người mới xuất gia là khi còn sống ngoài đời, mọi sinh hoạt hằng ngày mình sống nhanh, sống vội, sống tự do, sống thiếu sự chú tâm. Ít khi nào mình quay lại nhìn để rõ biết hành động cử chỉ lời nói của mình như thế nào, có quá lố hay không? Bây giờ xuất gia rồi mình phải tu tập giữ gìn cả về giới tướng bên ngoài lẫn tướng bên trong là nội tâm.

Khi tu tập chưa có kết quả, thì cuộc sống nội tâm của mình là một sự đè nén, dè chừng, cố gắng như thế này, cố gắng như thế kia, để làm vừa lòng chư Tăng hay chư Ni trong chúng, để đến ngày “thỉnh nguyện”, mình không bị đem ra bầm dập. Thực sự trong Tăng đoàn, không ai phê bình cho điểm xấu ai cả. Nhưng lo ngại thì mình vẫn cứ lo ngại.

          Một thời gian lâu chừng hai năm, tu tập kha khá rồi, đã quen với nếp sống thiền môn, quen với không gian tĩnh mịch nơi rừng núi. Tâm sinh lý dần ổn định nhờ miên mật công phu tọa thiền, dần dần tự làm chủ lấy mình, không còn dính mắc với những nỗi lo không cần thiết, do đó cuộc sống nội tâm của mình không còn bị đè nén, không còn tự làm khó hay khe khắt với chính mình nữa. Đó là nhờ mình biết và quen sống trong chánh niệm. Chánh niệm trong lúc nói, chánh niệm khi bước đi, chánh niệm khi uống nước, chánh niệm khi ăn, chánh niệm khi thay quần áo. Có chánh niệm thì mình mới giữ được tâm không cho nó chạy lung tung. Có chánh niệm mình mới rõ biết được những diễn tiến đúng đắn hay sai quấy đang xảy ra nơi thân tâm của mình. Đó chính là công phu tu tập đích thực của mình. Nhờ vậy mà cuộc sống hằng ngày của mình tự nhiên hơn. Mình sống thật với mình chứ không còn cố gắng giữ gìn, hay đóng kịch buồn mà làm ra vẻ vui, không thích mà làm như rất thích để tạo sự hài hòa trong chúng.

          Tóm lại người mới xuất gia phải tu tập từng bước một, giống như một em bé mới vài tháng tuổi vậy đó. Nhờ vào sự trau dồi nghiêm túc hằng ngày, mà đời sống của mình sẽ dần thay đổi, mình không còn thói quen bộp chộp, ăn nói bừa bãi, mình không còn mong muốn có cuộc sống ồn ào, không còn nhớ đến những món ngon vật lạ, không còn dính mắc với những thú vui thế gian. Bấy giờ mình đã dần thích nghi với nếp sống tu hành giản dị, mới cảm thấy đời sống của mình không bị gò bó như lúc ban đầu mới vào thiền viện, mà cuộc sống của mình mỗi ngày một an vui hơn.

 

II. Ý NGHĨA XUẤT GIA

Xuất gia đi tu là tự mình muốn, tự mình nguyện sống với Giáo lýGiới luật trong nhà Phật. Lìa xa gia đình, lìa bỏ nhà cửa, sự nghiệp, cha mẹ, cắt đứt đường ân ái, không còn thiết tha lưu luyến mùi đời thế tục để đi vào ở hẳn trong chùa hay thiền viện, sống đời độc thân, quy y thọ giới, hằng ngày tu thiền, tụng kinh, niệm Phật, học kinh, đọc sách để thanh lọc tâm ý.

Xuất gia có 3 ý nghĩa: Xuất thế tục gia, Xuất phiền não gia, Xuất tam giới gia.

          1) Xuất thế tục gia: Khi phát nguyện cạo tóc xuất gia làm Sa-di hay Sa-di-ni, thì người đó phải rời khỏi nhà thế tục. Lý do là trong nhà thế tục phiền não lúc nào cũng vây quanh.

          2) Xuất phiền não gia: Người tu, tâm phải thanh thản an vui, nếu phiền não thì không đúng với ý nghĩa xuất gia là tu giải thoát giác ngộ.

          3) Xuất tam giới gia: Rời 3 nhà: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Còn ở trong ba nhà này thì vẫn còn bị xoay quanh trong vòng luân hồi sinh tử. Phải tu tập để hoàn toàn thoát ly sanh tử thì đó mới là xuất tam giới gia.

          Dạy dỗ các đệ tử mới xuất gia, các bậc Thầy thường nhắc nhở có 3 dạng xuất gia:

          1) Thân xuất gia,tâm không xuất gia: Người cạo đầu mặc áo cà-sa, thọ giới Sa-di hay Sa-di-ni, thân ở tự viện mà tâm còn mê nhiễm hồng trần.

          2) Thân không xuất gia, mà tâm xuất gia: Tuy không cạo đầu, thọ giới, mặc áo cà-sa, vẫn sống ngoài đời, mà tinh tấn tu học không bị đắm nhiễm cuốn hút vào cuộc sống trụy lạc nên tâm không bị phiền não. Những người này còn tốt hơn hạng thân xuất gia, mà tâm không xuất gia.

          3) Tâm và thân đều xuất gia: Là người ngưỡng mộ Tam Bảo. Cả thân và tâm đều xuất gia. Họ giữ gìn phạm hạnh, tu tập dứt phiền não, quyết một ngày nào đó sẽ đắc quả Bồ-đề.

          Sẳn đây chúng tôi cũng chia sẻ với quý vị nào có tâm muốn xuất gia tu thiền với Thầy Thiền Chủ. Theo như Thanh quy, những ai muốn xuất gia phải tuân theo một số điều kiện. Đó là có sức khỏe tốt, không bị những căn bệnh truyền nhiễm lây lan. Không đi tu để chạy trốn nợ vật chất, hay nợ tình cảm. Phải độc thân. Phải nhập chúng tu tập tại Tổ đình ít nhất ba năm. Sau đó tuỳ theo khả năng và đạo đức Thầy sẽ cho thọ Cụ-túc-giới. Tu thêm vài năm nữa, nếu Thầy thấy có đủ đức hạnh và có khả năng, Thầy sẽ cho xuống núi đi hành đạo. Ai cư ngụ ở Hoa Kỳ mỗi năm phải về Tổ Đình an cư 3 tháng. Ai sống ở nước ngoài vì lý do luật lệ cư trú của quốc gia đó không được rời xa quá một tháng, thì về an cư tại Tổ đình một tháng. Khi trở về trú xứ, các vị này phải tiếp tục an cư thêm hai tháng nữa cho đủ thời hạn. Trên đây chỉ là một vài điểm chính của Thanh quy. Ngoài ra Thanh quy còn đề cập đến những điều lệ khác nữa chứ không phải chỉ bao nhiêu đó!

 

III. BỔN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI XUẤT GIA

          Sống ở đời ai ai cũng có bổn phận và trách nhiệm. Trong gia đình, cha mẹ có bổn phận và trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Con cháu có bổn phận và trách nhiệm của người làm con làm cháu. Ở trường học thầy giáo, cô giáo có bổn phận trách nhiệm của thầy giáo, cô giáo. Học trò có bổn phận trách nhiệm của học trò. Ngoài cộng đồng xã hội,  Bác sĩ có bổn phận trách nhiệm của một vị bác sĩ. Đứng đầu quốc gia, Tổng thống có bổn phận trách nhiệm của vị Tổng Thống. Cho nên, người xuất gia cũng có bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia. Đó là phải lo học hỏitu tập. Phải tự mình kiểm soát thân tâm của mình. Siêng năng công phu để tự chứng trên thân và tâm, tự giải thoát mình ra khỏi những phiền não bằng cách thanh tịnh hoá tam nghiệp thân, khẩu, ý. Sau đó mang pháp học, pháp hành của mình truyền trao giúp người khác tu tập để họ cũng được như mình. Thuật ngữ trong nhà Phật gọi hành trình đó là: "Tự độ, độ tha" hay "Tự giác, giác tha". Đó là bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia.

          Đề tài "Đời sống của người mới xuất gia" nếu khai triển ra thì còn rất nhiều điều đáng nói, nhưng ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến vài điểm mà chính bản thân chúng tôi đã trải qua để làm quà tặng cho tất cả quý vị, dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi, trong hai đường này đường nào cũng tốt cả.

          Chúng tôi tạm chấm dứt đề tài "Cuộc Sống Của Người Mới Xuất Gia" ở đây. Chúc quý vị một ngày an vui.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Giảng tại Trung Tâm Sinh Hoạt Hội Thiền Tánh Không Houston, Texas)

(June 04-2017)

 

 

 

  

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Wednesday, March 12, 20253:33 PM(View: 508)
Nếu mình sống bình thường, thì an lạc, đâu có đau hay khổ. Tại mình không có chánh niệm tỉnh giác, mới bị cái dầm, bên ngoài, là thứ dơ bẩn, nguy hiểm, dù cho nhỏ bé, cũng làm cho mình đau, mình khổ.”
Wednesday, March 12, 20259:58 PM(View: 221)
... No matter what entry we enter to transform our mind, we must test ourselves whether we thoroughly and simultaneously conduct ourselves in the Trio of Precepts - Concentration – Wisdom. It is then the true self-liberation.
Friday, March 7, 20258:01 AM(View: 317)
Le printemps 1929 a vu son arrivée dans notre monde. Le printemps 1982 fut une bénédiction pour lui, qui voyait clairement le chemin à suivre. En hiver 2019, il nous a quittés... Cependant, ce matin, sous la chaude lumière du soleil, profitant des fleurs de printemps, comment se fait-il que les yeux de quelqu'un soient en larmes ?
Sunday, March 2, 202510:34 PM(View: 650)
Nhận biết Thiền lúc nào là vô vi pháp, lúc nào là hữu vi pháp. Khi mình tập Thiền, theo giờ giấc nhất định, ngồi đúng tư thế, có kỹ thuật để dụng công, có cố gắng hay tác ý dụng công, đó là pháp có điều kiện, là hữu vi pháp, kết quả giới hạn. Khi sống bình thường, tùy hoàn cảnh ứng xử tự nhiên, thì là sống Thiền, là pháp vô vi, không cần điều kiện, tức là sống tùy duyên thuận pháp, hay để cho các pháp tự vận hành. Điều này thiệt đơn giản, trong đời, có nhiều khi mình đã sống đúng như vậy, nhưng mình không nhận ra thôi.
Monday, February 24, 202512:02 PM(View: 306)
Dục, Cần, Tâm, Quán được gọi là Tứ Như Ý Túc hay Tứ Thần túc, vì đây là bốn phương tiện giúp hành giả đắc được các tầng thiền Định, như ý muốn.
Thursday, February 20, 20251:11 PM(View: 418)
Dès lors qu'on a pu passer au stade de l'observation de la vacuité de l’esprit, celui-ci devient vide. Il n'y a plus rien à dire. En d'autres termes, ce "courant éternel de l’esprit" qui coule depuis de nombreuses vies s'arrête ici, sans laisser de trace.
Sunday, February 16, 20257:06 PM(View: 661)
Hôm nay đang giữa tháng 2, theo nguyên tắc thì đang mùa đông. Tuy nhiên, chúng ta đã ăn Tết 2 tuần rồi, mình cứ thấy là mùa xuân đang tới. Mấy ngày mưa vừa qua đã tưới tẩm cây cảnh thiền viện xanh tươi hẳn lên. Thiệt vậy, Tổ đình chúng ta đang “thay áo mới” chờ ăn mừng ngày Kỷ niệm 30 năm Thiền Tánh Không sắp tới đây... Nhưng “cái áo mới” ở đây mình thấy rõ nét nhất là mấy cái cốc nho nhỏ của Tổ đình mình.
Sunday, February 16, 202510:50 AM(View: 261)
Ich hinterlasse meine Fußspuren, wie die Fußspuren am Strand von Tuy Hoa an jenem Tag, schwankende Fußspuren, die sich in den goldbraunen Sand drücken, nur für einen Augenblick, die weißen Wellen plätschern herein, dann ziehen sie sich ins Meer zurück, nichts bleibt zurück, der Sand ist flach, die Fußspuren verschwunden. Ich ging weiter, hinterließ wieder Fußspuren im Sand, dann kamen die Wellen zurück, der Sand war wieder flach, und ich ging weiter, für immer allein, ohne eine Spur zu hinterlassen.
Wednesday, February 12, 20258:03 AM(View: 416)
Today, I would like to introduce a simple practice for mind training without the requests of “Concentration or Wisdom.” It is the “Reflection on the Buddha, Reflection on the Dharma, Reflection on the Sangha.”
Wednesday, February 5, 202510:47 AM(View: 410)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: / PHÁP THOẠI ĐẦU NĂM ẤT TỴ 2025 / ngày 31 THÁNG 1, 2025 tại TỔ ĐÌNH TÁNH KHÔNG
Monday, January 27, 20257:13 PM(View: 611)
Nhân dịp đầu năm mới, xin chân thành gởi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới chư Tôn Đức Tăng Ni và tất cả thiền sinh thân hữu. Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ tất cả quý vị: - Sức khỏe tốt - Tâm an vui, sống hài hòa - Tuệ trí phát huy - Bồ đế tâm kiên cố. / Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni Phật.
Friday, January 24, 202510:57 PM(View: 417)
Wenn es also keinen Buddha gäbe, der uns diese Kultivierungsmethode (die zweite Bedeutung von Dharma) lehren würde, dann würden die Phänomene immer nur Phänomene bleiben, und wir würden die Essenz (die erste Bedeutung von Dharma), die in den Phänomenen verborgen ist (die dritte Bedeutung von Dharma), nicht erkennen.
Thursday, January 23, 20257:55 PM(View: 519)
The most terrible wildfire in the history of Los Angeles has started for a couple of days from Pacific Palisade. It is a gorgeous city sitting on the mountainous area along the Pacific Ocean Coast, west of Los Angeles and between the two luxurious cities of Malibu and Santa Monica.
Tuesday, January 21, 20253:43 PM(View: 579)
Anfang 2019 hatte ich einen Unfall. Danach hatte ich Schmerzen am Rücken und an der rechten Schulter, ich konnte meinen Arm nicht mehr heben und hatte beim Anziehen meiner Jacke starke Schmerzen im Oberarm. Die Schmerzen blieben zwei Jahre lang und wollten nicht weggehen... Ich habe dann einen Bekannten gefragt, der als Physiotherapeut arbeitet: „Wenn du einen Patienten mit Wirbelsäulenschmerzen behandelst, welchen Teil des Körpers versuchst du dabei zu beeinflussen: Knochen, Muskeln oder Gelenke? Seine Antwort war sehr kurz: „Faszien“.
Thursday, January 16, 20259:52 AM(View: 660)
So long as they could move to the stage of observing the bareness of their mind, theirs turn into empty. Nothing left to talk. In other words, “the continuous current of mind keeps running and running” via many lifespans ends without any trace.
Wednesday, January 8, 202510:38 AM(View: 1036)
As usual, the Americans celebrated the New Year of 2025 with the 136th Rose Parade in Pasadena, California on the first day of the year, at 8am PST, Wed, Jan 01, 2025.
Tuesday, January 7, 20259:17 PM(View: 672)
No matter what ups and downs in life, that line of wisdom continues flexibly adapting itself to human life, quietly expanding and offering a source of inner peace and happiness to those who get it. Those metaphors are similar to the image of the crystal spring whose water is always cool and clear and the beginning of spiritual well-beings for humans though stones and gravels are scattering in the current. Hope the next articles in the series be the placid water that I’d warmly dedicate to the Zen practitioners who gather enough conditions.
Tuesday, January 7, 202511:16 AM(View: 1281)
Cửa nào cũng có thể đi vào Đạo. Nhưng thiệt ra Đức Phật Thích Ca đã đi bằng cửa nào? Đây là câu hỏi chủ ý của bài viết này. Đức Phật Thích Ca đã dùng phương tiện nào để đạt 4 tầng Thiền dễ dàng như vậy?
Tuesday, January 7, 202511:16 AM(View: 1429)
Những dấu chân dài dài trên bờ biển Tuy Hòa hôm ấy, những dấu chân chập choạng in trên bãi cát vàng nâu, chỉ một thoáng, sóng trắng xóa tung tăng tràn vào, rồi rút lui ra biển, còn lại gì đâu, mặt cát phẳng lì, dấu chân biến mất. Nhưng kìa, ta lại bước đi, dấu chân lại in trên cát, và rồi sóng biển tràn vào, bãi cát phẳng lì, ta vẫn cứ đi, mãi mãi là người đi một mình, không để lại dấu vết.
Thursday, January 2, 20256:31 PM(View: 604)
Hôm nay ngày 29/12/2024 nhằm ngày 29/11 năm Giáp Thìn, Tưởng niệm ngày Thầy xa chúng con tròn năm năm. Chúng con đồng quy tụ về đây thành tâm đảnh lễ Phật, Tổ và Thầy một vị Ân Sư tôn kính. Lời tri ân của chúng con xin được thay thế bằng sự cố gắng tu tập theo đúng Chánh pháp. Nguyện sống sau cho xứng đáng là đệ tử của Thầy.
Thursday, December 19, 20249:32 PM(View: 1030)
Do vậy, chúng ta có thể nói, tuệ trí (insight) là nền tảng của tiến trình tu tập của mình từ bước đầu, nó sẽ phát huy năng lực sâu sắc hoàn chỉnh lần tới Tuệ bát nhã (wisdom) và Tuệ bát nhã siêu vượt hơn cho tới vô biên.
Wednesday, December 11, 20241:10 PM(View: 682)
Qui ouvre les portes du paradis ou de l’enfer? C'est nous, c'est notre choix. Nous sommes maîtres de notre vie. Rappelons-nous toujours cela. Le flux de la vie est toujours le même depuis la nuit des temps. Comment nous voyons la vie? Quelles expériences retenons-nous de notre vie? Ce sont celles que nous voyons, celles que nous aimons, celles que nous voulons, celles que nous choisissons.
Tuesday, December 10, 20247:02 PM(View: 1251)
Do đó nếu không có đức Phật chỉ dạy phương thức tu học (ý nghĩa thứ 2 của Pháp) thì mãi mãi hiện tượng chỉ là hiện tượng, chúng ta không thể nhận ra những bản thể (ý nghĩa thứ 1 của Pháp) ẩn tàng bên trong hiện tượng (ý nghĩa thứ 3 của Pháp).
Monday, December 9, 20249:11 PM(View: 648)
Pháp tu “Tứ Chánh Cần” gồm bốn điều cần tu tập. Hai điều nhằm đoạn trừ pháp Ác và hai điều xiển dương pháp Thiện, nên hành giả cần có tuệ trí phân biệt thế nào là Thiện pháp, thế nào là Ác pháp.
Wednesday, December 4, 20248:41 AM(View: 804)
Juste une observation pure, ouvrir les yeux et percevoir l'objet tel qu'il est. Que ce soit, en conscience verbale ou non verbale, l’esprit reste pur, calme et objectif. Il s’agit du mental vrai, dans lequel les préceptes, la contemplation, le samatha, le samadhi et la sagesse sont pleinement présents.
Sunday, December 1, 202412:43 PM(View: 648)
Erhabener, ich gebe meinen Geist auf und lebe nach dem Geist dieser Ehrwürdigen. Erhabener, obwohl wir verschiedene Körper haben, haben wir den denselben Geist.
Thursday, November 14, 20247:03 AM(View: 978)
Q.H, Đạo tràng Paris rút tỉa, sắp xếp, cắt dán lại những thuật ngữ Thiền từ các sách mà Thầy đã xuất bản - Trương Đăng Hiếu, Đạo tràng Nam Cali đánh máy, trình bày lại để làm tư liệu Anh chị thiền sinh cùng nhau tu học.
Tuesday, November 12, 20246:43 AM(View: 1093)
Il est normal, naturel et raisonnable que des phénomènes apparaissent, changent et se terminent. Si nous pouvions comprendre cela, lorsque quelque chose apparaît ou disparaît, nous ne serions ni heureux ni tristes. Notre esprit est alors serein et paisible.
Sunday, November 10, 20244:35 PM(View: 1029)
Đức Phật dạy khi một trong các loại tâm xuất hiện, chúng ta không làm gì khác, ngoài việc ghi nhận, quan sát, biết rõ sự hiện diện của nó mà thôi! Khi quan sát mà trong tâm không khởi lên bất cứ một ý nghĩ nào khác thì lúc đó hành giả đang trú trong tự tánh, tức tướng thật của tâm.
Sunday, November 3, 20249:06 AM(View: 877)
Wenn man den Titel dieses Artikels liest, denkt man vielleicht, dass er zu hochtrabend, umfassend und unrealistisch ist. Es stimmt, man kann dieses Thema nicht auf wenigen Seiten darstellen. Deshalb möchte ich mich heute nur auf „Die vier Grundlagen der Sympathie“ (catursaṃgrahavastu) aus buddhistischer Sichtweise beschränken und wie wir sie in unserem alltäglichen Leben umsetzen können.
Wednesday, October 23, 202411:29 AM(View: 972)
VIDEO TƯỞNG NIỆM & HÌNH ẢNH Lễ CUNG RƯỚC TRÀ TỲ Thầy THÍCH KHÔNG NHƯ về Tổ Đình Thiền Viện Tánh Không tại Tổ Đình ngày 20 THÁNG 10, 2024
Tuesday, October 15, 20245:01 PM(View: 1365)
Học Phật, chúng ta thấy Ngũ căn-ngũ lực là năm yếu tố căn bản, năm yếu tố cốt lõi trên con đường tu học, mà đức Phật đã dạy cho một kẻ phàm phu mới bắt đầu, cho đến khi kết thúc trở thành bậc Vô học (A-la-hán).
Wednesday, October 9, 202411:55 AM(View: 1259)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) Luận giảng số 9
Monday, October 7, 20248:46 AM(View: 1345)
Le contenu de la retraite de cette année est principalement un résumé des thèmes centraux du zen bouddhiste, de la première à la dernière étape. Chaque année, la retraite accueille de nouveaux participants, mais la plupart d'entre eux sont des méditants chevronnés, qui ont parfois 10 ou 15 ans de pratique ou plus. L'enseignement devait donc répondre aux exigences de chaque niveau d'apprentissage.
Friday, September 27, 20243:30 PM(View: 1217)
Das Dharmator ist das Tor zum Eintreten, um zu lernen, zu verstehen und zu praktizieren vom Dharma. Der Dharma ist die Wahrheit, wie auch alle Phänomene der Welt. Demnach können wir uns zwei verschiedene Dinge vorstellen. Nein, sie sind nicht verschieden. Die Wahrheit wird durch jedes weltliche Phänomen offenbart, und jedes weltliche Phänomen ist die Wahrheit. Das Selbst ist auch die Wahrheit, und die Wahrheit offenbart sich auch durch das Selbst. Das Selbst ist auch die volle Wahrheit. Alle sind gleich: sie sind alle vergänglich, sie sind alle selbstlos, sie sind alle bedingt, sie sind alle leer, sie sind alle wie Illusionen, sie sind alle wie Unbeweglichkeit. Sie sind alle ungeboren, also unsterblich.
Friday, September 27, 202410:34 AM(View: 1071)
Ni Sư Thích Nữ Triệt Như KHÓA TU 3 NGÀY CỦA ĐẠO TRÀNG MONTREAL tại Chùa Địa Tạng ngày 16 tháng 6, 2024 (phần 2/2)
Tuesday, September 24, 202410:34 AM(View: 1437)
Ni Sư Thích Nữ Triệt Như KHÓA TU 3 NGÀY CỦA ĐẠO TRÀNG MONTREAL tại Chùa Địa Tạng ngày 15 tháng 6, 2024 (phần 1/2)
69,256