HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Chân Như Định

11 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 11155)

Kinh nghiệm về thể nhập Chân Như

 

Đây là trích đoạn trong Đặc san Tánh Khộng năm 2000, tháng 5 và 6; trang 20 

Trích đoạn này là của Chị Thuần Ngộ chia xẻ kinh nghiệm về thể nhập Chân Như:


Trước kia khi nghe Thầy giảng bài Chân Như, đối với con là một cái gì trừu tượng, khó hiểu, vượt khỏi tầm hiểu biết bình thường của mình. Vậy làm sao cho nó nội tại? Cái nói được, hiểu được, cách xa vạn dặm với cái làm được. làm được là điều vô cùng khó khăn đối với con.

Rồi tháng trước đây, Thầy dạy thêm cách Nhận Thức Không Lời. Thầy cho nhiều thí dụ. Sau đó, Thầy cho chúng con thực tập ngay tại lớp bằng cách nhắm mắt lại rồi gợi lên hình ảnh quá khứ mà không cho nói gì thêm về hình ảnh quá khứ. Con nhắm mắt lại, làm theo lời Thầy dạy. Một hình ảnh quá khứ được gợi lên. Làm tới làm lui, con nhận ra được hình ảnh quá khứ mà không gọi tên về hình ảnh quá khứ, Đến chừng đó con mới nhận ra được ý nghĩa của nội tại. Tức là điều gì đã có sẵn trong ký ức và lập thành nhận thức của con.

Rồi tiếp theo Thầy cho chúng con hình dung về cái không tên, không lời, không màu sắc, không hình ảnh chi cả. Tất cả chỉ thầm nhận biết về cái không tên mà thôi. Con làm theo. Con nhận ra được điều đó. Đây là bước đầu con nhận ra được Chân Như qua nhận thức không lời. Từ điều kiện đó, nó cho con một bước nhảy vọt. Con nhận ra Chân Như thực tiễn hơn. Khi một vật đứng yên trong tư thế hoàn toàn tĩnh lặng của nó, đó là trạng thái “chân như” của vật. Nếu hình dung được sự tĩnh lặng không lời, không tên là hình dung được chân như.

Lần thực hành này con đã kinh nghiệm được trạng thái tĩnh lặng của nội tâm. Đây là trạng thái “chân như nội tại trong nhận thức không lời”.

Chính lần thực tập đó đã giúp cho những buổi ngồi thiền của con sau này. Con rất mừng. Con kinh nghiệm được thế nào là chân như qua nhận thức không lời. Đây là cách con dùng mắt nhìn vật, mắt từ từ khép lại khi tâm tĩnh lặng, hình ảnh đó đem vào. Mình hoàn toàn biết rõ ràng nó, mà chỉ ngầm nhận biết, không nói thầm trong não một điều gì. Chân như chỉ còn là một ý niệm không lời của nhận thức. Con nhận thấy Thầy đã cho những chìa khóa về thực tập thể nhập chân như như sau:

+ Nhận thức không lời: đó là thầm nhận biết về một đối tượng.

+ Chân như là sự tĩnh lặng của chính nó. Tâm mình cũng phải tĩnh lặng, như vậy mới kinh nghiệm được chân như nội tại trong nhận thức không lời.

Mình là chân như, vật là chân như. Khi ấy chỉ nhận ra bằng nhận thức không lời. Lúc đó không có niệm khởi về chân như nên xem như không có nó, không có mình, không có tự ngã. Nó có tự tại của nó, mình có tự tại của mình, cả hai đều tự tại. Đó là thể nhập. Nó không khoác lên một tên, hay một phẩm chất gì, nó rất tự tại. Khi đó con duy trì cái nhận thức đó. Một điểm lạ là ba năm trước, con nghĩ rằng mình vô được đó rồi chắc là tuệ trí phát huy. Bây giờ con nhận ra cái Biết đó quá đơn giản. Nó là cái bây giờ và ở đây. Tuệ trí chính là biết như thật. Tâm không dính mắc với cảnh.

 

 

Thầy đáp:

Con trình đúng. Đó là trạng thái chân như nội tại trong nhận thức không lời. Tuy nhiên, con nên kiểm tra lại những mặt sau đây để biết rằng đó có phải con đả thực sự kinh nghiệm về sự thể nhập được chân như hay không hay chỉ là trạng thái kinh nghiệm đầu tiên rồi mất hẳn.

Con cần xét lại trên các mặt:

+ Về Thân: Con kiểm tra thân của con có được khoẻ mạnh hay không sau một thời thiền. và khi thực hành lâu dài trong thời gian vài ba tháng, con có điều chỉnh được bệnh tật mà con đã bị từ trước hay không? Thí dụ như các bệnh cao máu, bệnh tim mạch hay bệnh đường ruột hoặc loét bao tử. Đặc biệtthần sắc của con có trong sáng hay không, cử chỉtrang nghiêm, chững chạc hay không.

+ Về Tâm: điều chỉnh tâm chấp trước, dính mắc, không còn xao xuyến khi tiếp xúc ngoại duyên, không thắc mắc, không lo âu đối với môi trường bên ngoài…

+ Cao hơn nữa là trí tuệ: Con có còn ưa suy nghĩ, ưa suy luận về chuyện thị phi hay không. Trong môi trường sống hằng ngày, khi đối duyên xúc cảnh, tánh giác có đóng vai trò kiến giải của nó hay không.

Thầy kết kuận:

Nếu kiểm điểm lại các điều trên phù hợp với kinh nghiệm của con là con thực tập đúng.



blank
Thuần Ngộ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2010(Xem: 13205)
Bài Chia Xẻ Kinh Nghiệm, Trích tập san Tánh Không 2008.
02 Tháng Tám 2010(Xem: 12489)
Bài Chia Xẻ Kinh Nghiệm Toàn Năng, Thiền sinh Tánh Không
29 Tháng Bảy 2010(Xem: 11624)
Bài Chia Xẻ Kinh Nghiệm Sư Cô Triệt Như
29 Tháng Bảy 2010(Xem: 10524)
Bài Chia Xẻ Kinh Nghiệm Thầy Không Chiếu
11 Tháng Bảy 2010(Xem: 10519)
Bài Chia Xẻ Kinh Nghiệm Phương Diệu, thiền sinh lớp 1 khóa IV
69,256