FR007 Triệt Như Confidences N°75
Traduit en Français par Minh Hạnh:
ETRE VIVANT COMME UN MORT
C’est l’histoire d’un bhikkhu démoralisé qui voulait quitter la vie moniale pour retourner à la vie quotidienne. Extrait du sutra « Khudaka Nikaya », : Therotherigatha
Sànu (Thera. 7)
Il était né à Sàvatthi, à l’époque de Bouddha, dans une famille bouddhiste dont le père avait quitté le foyer. A sa naissance, sa mère lui avait donné le nom de Sànu.
A l’âge de 7 ans, sa mère l’avait envoyé dans un monastère dans l’espoir que sa vie serait meilleure au sein des bhikkhus.
Avec le temps, grâce à son travail rigoureux, Sànu était devenu progressivement un très bon élève, puis un excellent enseignant du Dharma et aussi un éminent maître Zen plein de compassion, respecté à la fois par les divinités et la communauté.
Dans une vie antérieure, sa mère était une Yakkhà (Diablesse)
Cependant, au bout d’un certain temps, il perdait sa lucidité et sa sagesse, vivant dans la souffrance. Il envisageait d’aller parcourir le monde.
Voyant cela, sa mère Yakkhà alerta sa mère actuelle, pour exhorter son fils à être plus assidu, et lui répéta les paroles des Yakkhàs :
Ne commettez pas de méchancetés
En pleine lumière ou dans l’obscurité
Si on commet l’acte méchant
Dans le présent ou dans le futur
On ne pourra point éviter la souffrance
Même si on veut la fuir par tout moyen.
Une fois les paroles citées, la Diablesse disparut, laissant ainsi la mère de Sànu dans un profond chagrin.
Un jour, Sànu rendit visite à sa mère, en habit de moine et dans ses mains le bol de quête des aliments. En voyant sa mère triste et malheureuse, il lui en demanda les raisons et lui récita ces vers :
Chère mère, on pleure un mort
Ou on pleure un être vivant
Que l’on ne peut pas voir
Chère mère, je suis vivant,
Je suis présent et tu me vois
Pourquoi, chère mère, tu pleures ?
La mère lui répondit en citant les paroles du Sutra :
« Bhikkhus, selon les lois des Sages, renoncer à appliquer les préceptes moraux et retourner à la vie mondaine, c’est la mort».
Et récita ces vers:
On te pleure quand tu meurs
Ou on te pleure quand tu es vivant
Mais que l’on ne te voit pas.
Qui a quitté la luxure
Pour y retourner
Cher fils, on pleure pour cette personne
Car on considère qu’elle est morte
Même si elle est vivante.
Cher fils, on t’a déjà retiré
Du feu de l’enfer
Veux tu y retourner encore dans l’amas de braises rougeoyantes ?
Après avoir écouté ces paroles, honteux et pris de remords, Sànu se repentit et se consacrait entièrement à la pratique de la méditation contemplative. Peu de temps après, il atteignait l’état d’Arahat [1]. Après réflexion, il pensa que cette victoire était due aux poèmes de sa mère et les inclut dans son enseignement.
Quelle leçon peut-on en tirer après lecture ?
Souvenez-vous de l’histoire « d’un homme parti sans retour » ?
Et aussi de l’existence du prince Siddharta, quelle est la condition primordiale pour s’engager? C’est une prise de conscience absolue, une volonté inébranlable.
Une fois la décision prise de quitter sa famille, donc c’est une prise de conscience en choisissant la voie enseignée par Bouddha, dans ce cas, il faut aller jusqu’au bout du chemin, pour cette existence et aussi pour la suivante. C’est une ‘’décision Paramita’’ dans les 10 Paramitas
Nous sommes des pratiquants du bouddhisme. Il nous faut aussi une très grande détermination, voire plus grande que celle des moines. Car nous vivons en famille, soumis à des contraintes et nous avons donc beaucoup de défis à surmonter.
Si nous baissons les bras, nous nous laissons aller au découragement, et abandonner en cours de route, nous sommes donc des vaincus. Les perdants vont avoir de nombreuses souffrances et chagrins, et leur vie devient sans issue.
Pourquoi ? Nous perdons face à qui ? Face à nous même. Où pouvons-nous fuir ?
Nous ici c’est notre égo. Notre nature du Bouddha (Bouddhata) est trop faible, incapable de le vaincre. L’égo c’est l’ignorance, c’est la paresse, la cupidité, l’égoïsme, la jalousie, la médisance, la colère et la souillure.
Combien d’existences déjà sont sous la domination de l’égo, qui nous entraîne dans des cycles infinis de la naissance et de la mort.
D’après ce poème d’éveil, le véritable enseignement du Bouddha nous a retiré de l’amas de braises au feu ardent, alors pourquoi vouloir y retourner maintenant ?
Dans cette histoire, je voudrais vous rappeler que notre existence est très éphémère, « le feu est déjà à proximité de notre demeure », il faut être plus diligent et se dépêcher de pratiquer. Ne pas choisir le chemin ‘’ Être vivant comme un mort’’
Monastère principal 21-10-2020
TN
[1] Arahant : désigne une personne qui a atteint le Nirvana (l’Eveil) à la suite d’un enseignement de bouddhisme.
Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 75
Chúng ta cùng đọc truyện một vị tỳ kheo thoái tâm muốn hoàn tục, trích trong kinh Tiểu Bộ, Trưởng lão Tăng kệ.
Sànu (Thera. 7)
Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh ở Sàvatthi (Xá-vệ) trong gia đình một cư sĩ, sau khi người cha đã từ bỏ gia đình. Bà mẹ, đặt tên ngài là Sànu, khi ngài lên bảy tuổi, được đưa đến ở với các Tỷ-kheo, nghĩ rằng như vậy con mình được sống hạnh phúc. Rồi Sànu trở thành một vị học hành giỏi, một vị pháp sư, thiền sư với lòng từ bi, được chư Thiên và loài Người ái kính.
Trong đời trước, mẹ ngài là một nữ Dạ-xoa.
Sau một thời gian, ngài mất sự sáng suốt, sống sầu khổ và muốn đi lang thang đây đó. Bà mẹ Dạ-xoa của ngài thấy vậy liền báo động với bà mẹ hiện tại và bảo bà khích lệ con bà phải tinh tấn, và đọc lại lời nói của các Yakkhà (Dạ-xoa):
Chớ có làm điều ác,
Công khai hay bí mật,
Nếu người làm điều ác,
Sẽ làm hay đang làm,
Người không thoát khổ đau,
Dầu có đứng lên chạy.
Nói như vậy xong, người mẹ Dạ-xoa biến mất, nhưng người mẹ hiện tại, nghe vậy rất lấy làm sầu khổ. Rồi Sa-di Sànu cầm y và bát đến thăm bà mẹ rất sớm. Thấy mẹ sầu muộn, ngài hỏi và được bà mẹ trả lời lý do, ngài nói bài kệ:
Thưa mẹ, người ta khóc,
Khóc vì người đã chết,
Hay có khóc người sống,
Khi sống, không được thấy,
Thưa mẹ, con đang sống,
Và mẹ đang thấy con,
Vậy vì sao, thưa mẹ,
Mẹ lại khóc cho con?
Bà mẹ trả lời, từ những lời trong kinh: 'Đây là sự chết, này các Tỷ-kheo trong giới luật của bậc Thánh, tức là sự từ bỏ học giới và hoàn tục', và nói bài kệ như sau:
Người ta khóc cho con,
Là khóc cho con chết,
Hay khóc cho con sống,
Nhưng không được thấy mặt.
Ai đã bỏ dục vọng,
Lại trở lui đời này,
Này con, người ta khóc,
Là khóc cho người ấy,
Vì người ấy được xem,
Còn sống cũng như chết,
Này con, được kéo ra,
Khỏi than hầm lửa rực,
Con còn muốn rơi vào,
Đống than hồng ấy chăng?
Khi ngài nghe vậy, Sa-di Sànu lấy làm xấu hổ sầu muộn, và tinh tấn phát triển thiền quán, không bao lâu ngài chứng quả A-la-hán. Suy nghĩ rằng ngài chiến thắng là nhờ những bài kệ này, nên lấy những bài kệ ấy thành những bài kệ của ngài.
Đọc xong truyện này, chúng ta rút ra bài học gì cho mình?
Chúng ta có nhớ câu truyện: <Người đi không bao giờ trở lại> không?
Rồi chúng ta nhớ lại cuộc đời của thái tử Siddattha, điều kiện quyết định đầu tiên để dấn thân là gì? Là tỉnh ngộ triệt để, tức là quyết tâm, không gì lay chuyển được. Không thoái tâm. Một khi đã xuất gia, tức tỉnh ngộ chọn con đường tu theo đức Phật rồi, thì phải đi cho tới cuối con đường, đời này và đời sau nữa. Đó cũng là “quyết định ba la mật” trong thập độ ba la mật.
Chúng ta là cư sĩ, cũng cần phải quyết tâm sắt thép, có khi hơn tu sĩ, vì chúng ta còn sống trong gia đình, có ràng buộc, gặp nhiều thử thách hơn. Nếu chúng ta nản lòng, thoái tâm, bỏ cuộc, thì là người chiến bại rồi.
Kẻ chiến bại sẽ chịu nhiều đau khổ, phiền muộn, không có lối thoát. Tại sao? Mình thua ai? Thua chính mình. Thì còn chạy trốn đi đâu nữa? Mình, đây là cái Ngã. Cái Phật tánh yếu ớt quá, không chiến thắng nỗi cái Ngã. Cái Ngã là vô minh, là lười biếng, là tham lam ích kỷ, là đố kỵ dèm pha, là sân hận, là lậu hoặc. Đã bao nhiêu đời cái Ngã chiến thắng, nó dẫn mình lăn lóc mãi, theo cái vòng lẩn quẩn, sinh rồi tử, rồi sinh để rồi tử, miên man hoài.
Trong bài thi kệ giác ngộ trên, nói rằng chánh pháp của Phật đã kéo mình ra khỏi đống than hồng lửa rực, mà sao bây giờ mình lại muốn rơi trở lại vào đống than hồng lửa rực ấy nữa?
Bài nầy cô muốn nhắc nhở chúng ta, phải thấy vấn đề sinh tử của mình như “lửa cháy ngang mày”, mau mau tinh tấn hơn nữa. Đừng có chọn con đường: “còn sống mà như đã chết”.
Tổ đình, 21- 10- 2020
TN