HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

FR005 Nguyễn Tường Bách – À LA MÉMOIRE DU VÉNÉRABLE THÍCH THÔNG TRIỆT, INTRODUCTION À LA MÉDITATION SUNYATA - Traduit en français par Marc Giang

13 Tháng Tư 20213:08 CH(Xem: 4150)

A la mémoire du Vénérable Thích Thông Triệt

 

  

 INTRODUCTION À LA MÉDITATION SUNYATA

 Thay Thich Thong Triet size 4x6

  

Le Vénérable Thích Thông Triệt, fondateur de l’école de Méditation Sunyata, est décédé le 27-12-2019 aux États-Unis, à l'âge de 90 ans. Il a laissé derrière lui un courant de méditation unique dans le monde d’aujourd’hui.

 

La lumière de l’éveil

 

Maître Thông Triệt était un disciple du Maître Zen Thanh Từ et fut ordonné en 1974. Durant les années suivantes, Maître Thông Triệt avait pratiqué la méditation sans relâche, et ce même dans les situations les plus difficiles. Après 7 ans d’efforts et ayant connu des situations quasi désespérées, il réalisa soudainement son éveil. D’après son récit, il fit l’expérience de la Vacuité dans une sorte d' "illumination subite". La "vacuité" lui apparut soudainement une fois qu’il abandonna toutes les terminologies compliquées des textes académiques du bouddhisme Zen "… Pas de méditation, pas de contemplation, pas de samatha, pas de samādhi, pas de demeure, pas de séparation…". Ce sont pourtant les définitions mêmes des méthodes Zen, mais elles ont été exprimées par les paroles.

 

L’éveil réside dans le fait que le Zen est  à la base non verbal mais chaque méthode de méditation doit être expliquée, explicitée par les paroles.  Quand le pratiquant arrive à se libérer des paroles et des concepts, alors l’illumination se manifeste immédiatement dans son esprit.

 

Après une très longue période d'observation assidue des activités de son mental et de sa capacité à entrer en samādhi, le Maître a reconnu clairement que la conscience et la pensée – les obstacles sur le chemin du Zen - apparaissent souvent sous la forme de murmures mentaux, qu'il nomme "le bavardage mental". Sur la base de ses propres expériences, le Maître a considéré qu'arrêter ce bavardage mental entraînerait l’arrêt des pensées vagabondes et l’accès immédiat à l’expérience du samādhi  "Avitakka (sans murmure), Avicara (sans dialogue mental)" de la tradition Zen bouddhiste.

 

En 1992, le Maître s'installa aux Etats-Unis et fonda l’école de Méditation Tánh Không (Sunyata). Depuis plus de 25 ans, il n’a pas cessé de transmettre ses méthodes et la clef de son éveil à tous ceux qui aspirent à les acquérir. Durant ce temps, beaucoup de ses disciples de par le monde, des Etats-Unis à l’Europe, en passant par l’Australie et le Vietnam ont acquis les principes et pratiqué la méditation avec succès.

 

L’auteur de ces lignes est un des ses disciples depuis de nombreuses années. En guise de reconnaissance profonde à un Maître totalement éveillé et dévoué, cet article est rédigé afin de présenter succinctement  l’œuvre et le contenu de la méthode de méditation du Vénérable

Thông Triệt.

 

Plus de murmures mentaux

 

Tous les pratiquants de méditation ont entendu parler des quatre niveaux de Samādhi, niveau élémentaire, second niveau, troisième niveau, quatrième niveau de méditation de Bouddha. A notre époque, la plupart des méditants ont pu seulement faire l’expérience des deux premiers niveaux.  La particularité du premier niveau de méditation est "se séparer des avidités, des malveillances", c'est-à-dire une forme de conscience dans laquelle il n’existe pas toutes sortes de demandes et de désirs… mais seulement la reconnaissance des phénomènes qui se produisent à chaque instant  dans son mental. Dans cette étape élémentaire de la méditation, le méditant  ressent une sorte de joie née de l’arrêt du désir. La particularité du second niveau de méditation est une forme d’état mental "Avitakka, Avicara" (sans murmures mentaux, sans dialogues mentaux), c'est-à-dire un esprit dans lequel il n'existe aucune pensée, aucun raisonnement, aucune délibération, aucun questionnement… Dans le second niveau de zen, quand le méditant  atteint cette vacuité, alors il y a une forme de félicité "née du samādhi".

Par conséquent, nous pouvons dire que le samādhi n'apparaît que si l'on atteint le deuxième niveau de zen.

 

Quiconque s'est déjà assis sur un coussin de méditation sait que la chose la plus difficile pour un pratiquant est de passer du Premier niveau au Second niveau de Zen. À ce moment là, le mental se libère des activités de la conscience et de la pensée tels que le raisonnement intérieur, la réflexion sur le bon et le mauvais, l’auto-questionnement. L’école de Méditation Sunyata appelle simplement ces activités des "murmures mentaux". Au deuxième niveau de Zen, surgit la bouddhéité ou la connaissance perpétuelle  et silencieuse qui  illumine à l’intérieur comme à l’extérieur de l'esprit. Là où il n’y a ni question, ni réponse, ni d’interrogation qui puisse entraîner l’espérance ou l’interprétation.

 

Beaucoup d'entre nous sont incapables de faire la distinction entre "la connaissance" et la pensée, car souvent la pensée suit la connaissance comme son ombre. En réalité, il existe une forme de connaissance associée à un mental silencieux, c’est ce que la Méditation Sunyata appelle "La connaissance sans parole" (ou "La connaissance non verbale ").

 

Examinons maintenant la Connaissance visuelle (la vue). D’après le Bouddhisme, lorsque une chose se présente (la forme, l’objet de la vue) et que l'œil (l’organe visuel) y fait attention, alors une conscience visuelle naît. Nous pouvons considérer  la conscience visuelle comme l'interaction entre les yeux et la forme. La conscience visuelle est comparée à un pont dont les deux piliers sont la forme et l’organe visuel. Lorsque la conscience initiale est apparue, il s’agit de la « Vision sans parole ». Mais une infime fraction de seconde (ksana) après, notre mental se met tout de suite à examiner la forme, bien que le méditant porte  toujours son attention sur cette dernière, la Vision devient "avec parole". Lorsque notre  conscience discriminante apparaît, nous laissons sans le vouloir le concept préexistant dans notre mental prendre la place de la forme actuelle.


Par conséquent, la Connaissance sans parole, sans aucune trace du concept, du passé, de la conscience observatrice, est la façon d'appréhender les choses "telles qu'elles sont". C'est pourquoi Bouddha a enseigné dans le sutta Bàhiya  ("... dans le vu il y a seulement le vu, dans l’entendu il y a seulement l’entendu…") dans lequel Bouddha ne fait jamais référence à celui qui voit, ni celui qui entend...

 

Donc "sans parole" est le secret, la clé de la Méditation Sunyata pour que les pratiquants puissent  du premier niveau atteindre le deuxième niveau de méditation. Comparée à l'enseignement du Bouddha, cette méthode de méditation est en fait contenue dans les "Quatre établissements de la connaissance juste", ce que nous appelons souvent la connaissance juste "du corps, des sensations, du mental et des phénomènes mentaux". Si la méthode de méditation traditionnelle de "l’attention au souffle" du Bouddha est considérée comme de la "connaissance juste du corps", la méditation Vipassana du maître zen Goenka (1924-2013) est "la connaissance juste des sensations", la Méditation Sunyata peut être considérée comme "la connaissance juste des dharma (phénomènes mentaux)".  Cette connaissance juste des dharma dans la Méditation Sunyata signifie : identifier les dialogues mentaux pour s’en séparer.

 

Les quatre établissements de l’attention juste "au corps, aux sensations, au mental et aux dharma" sont en fait étroitement liés, ils interagissent les uns avec les autres selon la loi d’interdépendance. Dans la vie de tous les jours on peut constater que lorsque la colère surgit (le mental), le visage change, la respiration se précipite (le corps). Dans la méditation, cela devient encore plus évident, lorsque le mental est silencieux, le corps est calme, les réactions biochimiques bénéfiques se manifestant dans le corps, apportant dans son sillage la joie et  la capacité de réguler. Conscient de cette relation, et depuis le tout début de son séjour en Amérique, le Vénérable Thông Triệt a fait de nombreuses découvertes intéressantes et utiles pour les pratiquants Zen.

 

Découvertes en neurosciences

 

En développant la méthode "Connaissance sans parole", nous en aborderons ses 4 aspects: "Voir sans parole", "Entendre sans parole", "Toucher sans parole" et "Cognition sans parole". Ce sont les quatre passerelles pouvant  nous amener au deuxième niveau du Zen. Nous savons déjà que dans le cerveau il y a des aires liées aux sens et aux capacités de penser telles que le raisonnement, le langage, l'imagination ... Lorsqu’un de ces centres est endommagé, la personne atteinte perd sa capacité associée. Maître Thông Triệt pensait que les aspects des connaissances  "sans paroles" mentionnées ci-dessus pourraient se localiser à des endroits

bien précis dans le cerveau humain.

 

Depuis 1994, il s'intéressait à l'activité de l'hypothalamus dans le cerveau et pensait que cette région est liée à la "Connaissance sans parole". En 2006 et durant plusieurs années suivantes, à l'Université de Tübingen (Allemagne), il s’est fait prendre des photos de son propre cerveau à différents stades de méditation, afin d'identifier les aires cérébrales associées à ces états mentaux. Les résultats étaient vraiment étonnants. Les aires cérébrales associées à la conscience sont situées dans la partie préfrontale du cerveau, tandis que la "connaissance sans parole" est localisée dans la partie postérieure de l'hémisphère gauche, en particulier la "cognition" est située dans le précunéus de la face interne du lobe pariétal du cortex cérébral. Les résultats de ces travaux ont été publiés par les Dr Michael Erb et Ranganatha Sitaram lors de la conférence OHBM (Organisation de cartographie du cerveau humain) à Barcelone en 2010 et au Québec en 2011.

 

Avant Maître Thông Triệt, aucun maître Zen ne s’est intéressé à ce sujet, probablement parce qu'auparavant les moyens pour étudier le cerveau n'existaient pas. Mais les Suttas ont bien mentionné à plusieurs reprises le rôle du corps humain dans le chemin de l'illumination, considérant le corps comme le moyen prééminent pour entamer  le chemin du Zen. La Méditation Sunyata considère que pour pratiquer la méthode "Sans parole", en plus des méthodes traditionnelles, le méditant peut exciter activement ces "aires sans parole" du cerveau, afin d’éliminer les pensées, les réflexions, les déductions, et de bloquer le "sentier des  paroles", afin d’entrer dans le samādhi Avitakka, Avicara.

Ainsi, entre le mental et le cerveau, un chemin à double sens est établi. En examinant globalement les Quatre fondements de la connaissance juste, c'est une forme de coordination active entre la "connaissance juste des dharma" et la "connaissance juste du  corps".

En résumé, l’œuvre léguée par le Maître Thông Triệt aux méditants du courant Médiation Sunyata se compose de deux volets exceptionnels. Premièrement il a déterminé que le bavardage dans la tête (murmures mentaux) est l'activité de la base mentale, de la conscience discriminante et de l'intellect dont la localisation se situe dans le lobe préfrontal du cortex. Si le méditant veut entrer dans le samādhi Avitakka, Avicara, il lui faut éviter  voire éliminer les murmures mentaux. Deuxièmement Maître Thông Triệt a identifié l’existence de la "Connaissance sans parole", à savoir la Vision sans parole, l’Ouïe sans parole, le Toucher sans parole dont la localisation se trouve dans la partie postérieure de l'hémisphère gauche.

Ces trois Natures sans parole constituent  la porte d’entrée dans le samādhi Avitakka, Avicara. Pratiquant la méditation de façon assidue, le méditant aura la capacité d'atteindre la Cognition sans parole, une forme de samādhi profonde, avec comme aire cérébrale associée le

précunéus.


U
ne méthode zen pour les temps modernes

 

Bien que possédant les caractéristiques mentionnées ci-dessus, en réalité,  la Méditation Sunyata n’est que le développement moderne de la tradition zen originelle du Bouddhisme. Le méditant pratique la méthode "sans parole" de manière familière, comme "ne pas parler dans la tête", "ne pas nommer l'objet", "ne pas saisir un aspect, ne pas saisir un détail". En ce qui concerne les facultés sensorielles, le méditant pratique les méthodes visant à s’éloigner des paroles telles que "regarder l’espace vide, regarder le milieu", "écouter par la nature de l'ouïe" ou "relaxer la langue". La chose la plus importante dans la Méditation Sunyata est que nous devons pratiquer dans nos activités quotidiennes, dans les quatre postures debout, couché, assis et en marchant, durant lesquelles nous enregistrons tout, et ce sans déduction, ni délibération, ni critique, ni comparaison. Cela produira une "habitude non verbale", une nouvelle habitude dans l'esprit, c'est à dire la connaissance sans les paroles qui l'accompagnent.

 

Avec la découverte de la connexion étroite entre les formes mentales et les aires cérébrales, nous connaissons plus clairement les niveaux de Zen et ses effets mentaux bénéfiques affectant directement le système nerveux humain. C'est dans l'état de samādhi que le méditant activait le système nerveux "parasympathique" au lieu du système "sympathique".  Lorsque le système parasympathique est activé, certaines réactions biochimiques ont lieu, ce qui  apporte la sérénité à l'esprit et la santé à l'homme. Ces effets bénéfiques sont aussi reconnus depuis longtemps par les études occidentales sur le Zen. Avec les découvertes sur le cerveau humain, la Méditation Sunyata apporte un éclairage scientifique sur une pratique spirituelle de l'Orient et souligne une fois de plus que le Zen n'est ni opaque ni mystérieux. Dans son corps et son esprit, le méditant trouve l'origine de la souffrance et s'en émancipe. Concrètement dans la pratique, le sentiment de joie et de paix dans le corps indique au pratiquant qu'il est sur la bonne voie.

 

Parallèlement aux méthodes de pratique, la Méditation Sunyata apporte également un enseignement sur de nombreux sujets appartenant aux doctrines bouddhiques tels que l'Ainsité, l'Illusion, le Non-soi et le Non-désir. Présentés de façon bien ordonnée et claire par la Vénérable Triệt Như, outre les aspects théoriques de base du bouddhisme, ces enseignements éclairent les pratiquants et les érudits sur la raison pour laquelle seule la méthode "Ne pas parler" ou le Mental Sans Pensée peut les amener à la véritable Réalité. Nous savons ainsi qu'il y a différents stades dans la méditation, que le Samatha et le Samādhi sont différents, que le Samādhi a également de différents niveaux dont seuls les pratiquants peuvent se rendre compte par eux-mêmes. Les différences subtiles entre ces niveaux ne pourront être distinguées que par leurs caractéristiques fondamentales "Avec parole" ou "Sans parole".

 

D'un point de vue général, la méthode "Ne pas parler" (Không nói) de la Méditation Sunyata, comme toutes les autres méthodes Zen, ne convient qu'aux pratiquants possédant certaines prédispositions. La méditation basée sur les Quatre fondements de la connaissance juste (du corps, des sensations, du mental et des phénomènes du monde) s'ouvre à de nombreuses méthodes différentes et à leur combinaison. En se mettant à pratiquer, chaque pratiquant se rendra compte progressivement par lui-même que telle ou telle méthode lui convient mieux. En effet, l'esprit de chaque pratiquant est différent, chaque personne a de différents obstacles profondément ancrés dans son esprit, et lorsque toutes les conditions favorables seront réunies, il pourra par lui-même "s’en affranchir".

 

En conclusion, nous pouvons dire que la méthode "Không nói" convient à notre époque, en particulier aux intellectuels. Le monde dans lequel nous vivons est considéré comme l’ère de l'information et de la connaissance. L'information inonde notre vie, de nombreuses connaissances inutiles nous assaillent, nous obligent à réagir, à évaluer, à peser le pour et le contre. Notre esprit est toujours envahi de raisonnements, notre vie intérieure n'est jamais en paix. En outre, cette période est aussi l'ère de l’intellect. Le langage, la pensée, le raisonnement sont souvent considérés comme les qualités prééminentes de la société.


L'homme contemporain, en venant à la méditation bouddhiste, doit être surpris d'entendre que les méditants doivent s'affranchir des paroles et des raisonnements pour retrouver la joie de Samādhi. Par conséquent, la méthode "Không nói" malgré la très grande difficulté qu'elle

pose à beaucoup de personnes de notre époque, constitue l'antidote efficace pour ceux qui cherchent sincèrement un chemin d'émancipation. Pendant de nombreuses années, la Méditation Sunyata a aidé de nombreuses personnes, au Vietnam comme à l'étranger, à trouver une voie spirituelle qui leur corresponde. Maître Thông Triệt est parti, mais son Dharma est toujours enseigné dans de nombreux centres Sunyata des quatre coins du monde.

  

31/12/2019

 

NGUYỄN TƯỜNG BÁCH

 

(Source:  GIÁC NGỘ n° 1033 – 10/01/2020)

 

Traduit en français par Marc Giang avec le très précieux concours de Nhất Hòa, Từ Tâm

Chánh, Huệ Thông et Tuệ Tỉnh de Sunyata Paris.
_______________________________________________________________________

Nguyễn Tường Bách
(nguồn GIÁC NGỘ số 1033 - 10-1-2020)

NGUYỄN TƯỜNG BÁCH

 

Hòa thượng Thích Thông Triệt, Thiền chủ pháp môn Thiền Tánh Không, đã mất ngày 27-12-2019 tại Mỹ, thọ 90 tuổi. Thầy để lại một dòng thiền đặc sắc trong thời hiện đại.
Thay Thich Thong Triet size 4x6

Ánh sáng giác ngộ

Thầy Thông Triệt vốn là đệ tử của Hòa thượng Thanh Từ, xuất gia năm 1974. Trong những năm sau đó, Thầy kiên trì hành trì tu tập, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Sau 7 năm công phutrải qua nhiều cảnh ngộ hầu như tuyệt vọng, Thầy hoát nhiên ngộ đạo. Theo lời chính Thầy kể lại, Thầy trải nghiệm Tánh Không trong một dạng đốn ngộ. “Không” bỗng bừng sáng sau khi Thầy lìa bỏ tất cả các pháp Thiền “... không thiền, không quán, không chỉ, không định, không trụ, không ly...”. Các pháp đó vốn là tông chỉ của Thiền, nhưng đã được dùng ngôn ngữ để diễn đạt.

Sự bừng tỉnh nằm ở chỗ, Thiền vốn nằm ngoài ngôn ngữ, mà mọi pháp tu học trong Thiền đa phần phải dùng ngôn ngữ để diễn bày. Khi hành giả lìa bỏ ngôn ngữ và khái niệm thì ánh sáng giác ngộ hiện đến trong Thầy.

Sau một thời gian rất dài miên mật quan sát hoạt động của tâm và khả năng nhập định, Thầy nhận biết rõ ràng là, ý thứctư tưởng - tác nhân gây trở ngại con đường Thiền - thường xuất hiện trong dạng lời nói thầm trong tâm, mà Thầy gọi là “tâm ngôn”. Dựa trên kinh nghiệm của chính mình, Thầy cho rằng cắt đứt tâm ngôn là dứt bặt tư tưởng, là trải nghiệm tức khắc tầng Thiền “không Tầm không Tứ” của truyền thống Thiền Phật giáo.

Năm 1992, Thầy định cư tại Mỹ và thành lập dòng Thiền Tánh Không (Sunyata Meditation). Kể từ hơn 25 năm qua, Thầy tùy duyên trao truyền pháp môn và bí quyết của mình cho những ai có lòng tầm cầu. Trong thời gian đó, nhiều thiền sinh trên thế giới, từ Mỹ đến châu Âu, Úc và Việt Nam đã tiếp thu được tông chỉthực hành Thiền có kết quả.

Người viết bài này theo học với Thầy từ nhiều năm qua. Với lòng tri ân sâu sắc đối với một vị Thầy giác ngộ và tận tụy, bài này xin giới thiệu sơ lược công trình và nội dung pháp môn của Hòa thượng Thông Triệt.

Không nói thầm trong não

Những ai từng thực hành Thiền đều nghe đến 4 tầng Thiền, Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền của Đức Phật. Trong thời đại hiện nay của chúng ta, phần lớn thiền giả đều chỉ trải nghiệm được hai tầng Thiền đầu tiên. Đặc trưng của Sơ thiền là “ly dục, ly bất thiện pháp”, tức là dạng tâm thức trong đó vắng bóng các loại đòi hỏi, mong cầu... mà chỉ ghi nhận các pháp xảy ra tức thì trong tâm. Trong Sơ thiền, hành giả cảm nhận một dạng hỷ lạc do ly dục sinh. Đặc trưng của Nhị thiền là một dạng tâm thức “không Tầm không Tứ”, tức là một tâm thức bặt tư tưởng, không còn suy luận, cân nhắc, vấn đáp... trong tâm. Trong mức Nhị thiền, khi hành giả đạt được sự trống rỗng đó thì có một dạng hỷ lạc “do Định sanh”. Do đó ta có thể nói Định chỉ xuất hiện nếu hành giả đạt được mức độ Nhị thiền.

Những ai từng ngồi xuống gối thiền đều biết, khó nhất cho hành giả là đi từ Sơ thiền qua Nhị thiền. Lúc đó tâm thức lìa bỏ được các hoạt động thuộc về ý thứctư tưởng như suy luận nội tâm, cân nhắc đúng sai, tự mình vấn đáp. Dòng Thiền Tánh Không gọi một cách đơn giản các hoạt động này là “lời nói thầm”. Trong mức Nhị thiền, Tánh Giác hay Cái Biết thường hằnglặng lẽ soi sáng trong và ngoài tâm, nhưng không ai hỏi không ai đáp, không có ai đó cả để tầm cầu suy diễn.

Nhiều người trong chúng ta không phân biệt được “Cái Biết” và Tư tưởng, vì thông thường Tư tưởng đi theo Cái Biết như bóng theo hình. Nhưng thực ra có một dạng Biết nhưng Tâm vẫn trống rỗng, đó là điều mà Thiền Tánh Không gọi là “Biết không lời”.

Hãy xét Cái Biết của mắt (nhãn thức). Theo Phật giáo, khi cảnh vật hiện diện (trần) và mắt (căn) chú ý đến thì một nhãn thức sinh ra. Ta có thể xem nhãn thức là sự tương tác của mắt và cảnh vật. Nhãn thức được ví như chiếc cầu nối và hai trụ cầu là căn và trần. Khi nhãn thức ban sơ vừa xuất hiện thì đó là “Cái Thấy không lời”. Nhưng chỉ một sát na thời gian sau đó thì Tâm ta liền chuyển qua xét đoán cảnh vật, dù hành giả vẫn chú ý đến vật, lúc đó Cái Thấy đã trở thành “có lời”. Khi trỗi lên ý thức xét đoán, ta vô tình để cho khái niệm có sẵn trong đầu thay thế cảnh vật hiện tiền.

Do đó Cái Biết không lời, vắng dấu vết của khái niệm, của quá khứ, của ý thức quan sát, chính là cách để trải nghiệm sự vật “đúng như nó là”. Đó là lý do mà Phật dạy trong kinh Bàhiya “... trong cái Thấy chỉ có cái Thấy, trong cái Nghe chỉ có cái Nghe...”, trong đó Ngài không nói đến người thấy, người nghe...

Thế nên “không lời” là bí quyết, là chìa khóa của Thiền Tánh Không để hành giả từ Sơ thiền có khả năng đạt đến Nhị thiền. So với lời Phật dạy thì thật ra pháp Thiền này nằm gọn trong Tứ niệm xứ, trong bốn “xứ” mà ta hay gọi là “thân thọ tâm pháp”. Nếu pháp Thiền truyền thống “niệm hơi thở” của Phật được xem là “niệm thân”, pháp Thiền Vipassana của Thiền sư Goenka (1924-2013) là “niệm thọ” thì pháp Thiền Tánh Không có thể xem là “niệm pháp”. Niệm pháp trong Thiền Tánh Không có nghĩa theo dõi quán sát lời nói trong tâm và lìa bỏ chúng.

Bốn xứ “thân thọ tâm pháp” thực ra liên quan chặt chẽ với nhau, chúng tương tác với nhau theo luật Duyên khởi. Đời sống thông thường cho thấy, khi cơn giận nổi lên (tâm) thì khuôn mặt biến đổi, hơi thở dồn dập (thân). Trong Thiền lại càng rõ hơn, khi tâm vắng lặng thì thân thể an nhiên, các tác dụng thuận lợi về mặt sinh hóa trong thân, nó mang lại hỷ lạc, có khả năng chữa bệnh. Nhận thức rõ mối liên hệ này, từ thuở ban đầu tại Mỹ, Hòa thượng Thông Triệt phát hiện nhiều điều thú vị và có ích cho người thực hành Thiền.

Phát hiện về não bộ

Khai triển pháp “Biết không lời”, ta sẽ đến với 4 khía cạnh của nó là “Thấy không lời”, “Nghe không lời”, “Xúc chạm không lời” và “Nhận thức không lời”. Đó là 4 cửa ngõ quan trọng của con người có khả năng dẫn đến Nhị thiền. Ta đã biết não bộ có những trung khu liên hệ với các giác quan và khả năng tư duy thông thường như suy luận, ngôn ngữ, tưởng tượng... Một khi các trung tâm đó bị tổn thương thì con người mất khả năng trong các giác quan liên hệ. Thầy Thông Triệt cho rằng, thế thì phải chăng các khía cạnh của “Biết không lời” nói trên cũng có 4 vị trí hẳn hoi trong não bộ con người.

Kể từ năm 1994, Thầy quan tâm tìm hiểu hoạt động của “vùng Dưới Đồi” (Hypothalamus) trong não bộ và cho rằng vùng này có liên hệ với cái “Biết không lời”. Năm 2006 và nhiều năm sau đó, tại Đại học Tübingen (Đức), Thầy để chụp hình não bộ của chính mình trong nhiều tầng thiền khác nhau, nhằm xác định các trung khu thần kinh liên hệ với các mức độ tâm thức đó. Kết quả thực đáng kinh ngạc. Người ta xác định được các trung khu nhận thức thuộc về ý thức nằm ở phần tiền trán, còn các vị trí của cái “Biết không lời” nằm phía sau bán cầu não trái, đặc biệt Tính “Nhận thức không lời” nằm tại vùng Precuneus ở thùy đỉnh bên trong võ não. Kết quả của công trình này được hai Tiến sĩ Michael Erb và Ranganatha Sitaram công bố trong Hội nghị chuyên ngành OHBM (Organization of Human Brain Mapping) tại Barcelona năm 2010 và Quebec năm 2011.

Trước Thầy Thông Triệt, không có vị thiền sư nào đi vào đề tài này, hẳn là vì ngày xưa phương tiện nghiên cứu não bộ chưa có. Thế nhưng kinh sách đã nhiều lần đề cập đến vai trò của thân người trên bước đường giác ngộ, xem Thân là phương tiện ưu việt để đi vào Thiền.

Pháp môn Thiền Tánh Không cho rằng, để thực hiện pháp “Không lời”, ngoài các phương pháp truyền thống, hành giả có thể chủ động tác ý lên các “trung khu không lời” của não bộ, để lìa bỏ tư duy, suy nghĩ, suy luận để cắt “đường mòn ngôn ngữ”, nhằm đi vào Định không Tầm không Tứ.

Như thế giữa tâm và não bộ, một con đường hai chiều được thiết lập. Nhìn trong tổng thể Tứ niệm xứ thì đây là một dạng phối hợp chủ động giữa “niệm pháp” và “niệm thân”.

Tóm lại, công trình của Thầy Thông Triệt truyền lại cho thiền sinh trong dòng Thiền Tánh Không gồm có hai điểm đặc sắc. Đó là, thứ nhất, xác định lời nói thầm trong tâm (tâm ngôn) là hoạt động của ý căn, ý thức, trí năng. Trung khu thần kinh của nó nằm ở vùng tiền trán. Lời nói thầm cần được xa lìa, cắt bỏ nếu thiền giả muốn đi vào tầng Thiền không Tầm không Tứ. Thứ hai, xác định có dạng tâm thức “Biết không lời”, cụ thể là Thấy không lời, Nghe không lời, Xúc chạm không lời. Trung khu thần kinh của cái Biết không lời đó nằm ở phía sau bán cầu não trái. Ba Tánh không lời đó là các cửa ngỏ đi vào Định không Tầm không Tứ. Thực hành thiền miên mật, thiền giả có khả năng đạt đến Nhận thức không lời, dạng định sâu với trung khu thần kinh là vùng Precuneus.

Một pháp Thiền cho thời hiện đại

Có những điểm đặc sắc nói trên, nhưng thực ra dòng Thiền Tánh Không chính là sự khai triển hiện đại của truyền thống Thiền nguyên thủy của Phật giáo. Thiền sinh tu tập pháp “không lời” bằng những cách quen thuộc như “không nói thầm trong não”, “không định danh đối tượng”, “không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng”. Đối với các giác quan thì thiền sinh thực tập các pháp nhằm xa lìa lời nói như “nhìn khoảng không, nhìn lưng chừng”, “nghe lại tánh nghe” hay “thư giãn lưỡi”. Điều quan trọng nhất trong dòng Thiền Tánh Khôngthiền sinh cần thực tập trong sinh hoạt hàng ngày, trong hành động đi đứng nằm ngồi, trong đó ta chỉ ghi nhận mọi sự, không suy luận cân nhắc, không phê bình, so sánh. Điều này sẽ sinh ra một “quán tính không lời”, tạo cho tâm một thói quen mới, đó là chỉ Biết mà không có lời nói đi kèm.

Với sự phát hiện mối liên quan mật thiết giữa các dạng tâm thức và các trung khu não bộ, ta biết rõ thêm các tầng Thiền và các dạng hỷ lạc của nó tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của con người. Đó là trong trạng thái Định, thiền giả đã kích hoạt hệ thần kinh “đối giao cảm” thay cho hệ “giao cảm”. Khi hệ đối giao cảm được kích hoạt, một số diễn biến sinh hóa sinh ra, đem lại an lạcsức khỏe cho con người. Đây cũng là điều mà các nghiên cứu phương Tây về Thiền đã thừa nhận từ lâu. Với các phát hiện xung quanh não bộ con người, Thiền Tánh Không rọi thêm một tia sáng khoa học vào một phép tu học xuất phát từ phương Đông và một lần nữa nhấn mạnh rằng, Thiền không hề mang tính cách mông lung, huyền bí. Trên chính thân tâm mình, Thiền giả tìm ra manh mối của khổ đau và giải thoát khỏi nó. Trong thực hành cụ thể thì sự cảm nhận hỷ lạcan ổn trong thân cho hành giả biết mình đi đúng hướng.

Song song với các pháp thực hành, dòng Thiền Tánh Không còn giảng giải một loạt đề tài thuộc về lý thuyết Phật giáo như Chân như, Huyễn, Vô ngã, Vô nguyện... Được trình bày khúc chiết trong các bài pháp thoại của Ni sư Triệt Như, ngoài phần lý thuyết căn bản Phật giáo, các luận đề này soi rõ cho hành giảhọc giả biết, tại sao chỉ với pháp “Không nói” hay với Tâm Vô Niệm, ta mới có thể tiếp cận được với Thực tại đích thực. Qua đó ta biết rằng, có những tầng mức sâu cạn khác nhau trong Thiền, biết Chỉ và Định khác nhau, biết Định cũng có nhiều tầng nhiều lớp mà chỉ người thực hành mới tự hay tự biết. Giữa các tầng lớp khác nhau vi tế đó thì “có lời” và “không lời” là đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt.

Nhìn chung, pháp “Không nói” của Thiền Tánh Không, cũng như mọi pháp Thiền khác, chỉ phù hợp với căn cơ của một số hành giả nhất định. Thiền Tứ niệm xứ với 4 xứ Thân Thọ Tâm Pháp mở ra nhiều pháp khác nhau và sự phối hợp giữa các pháp. Khi bắt đầu tu học, mỗi hành giả sẽ từ từ tự nhận biết đâu là phương pháp thích hợp cho mình. Thực tế là tâm ý của mỗi thiền sinh đều khác nhau, mỗi người có những trở ngại khác nhau nằm sâu kín trong tâm mà khi nhân duyên đến thì sẽ tự “nhổ đinh tháo chốt”.

Kết luận, ta có thể nói, pháp “Không nói” phù hợp trong thời đại hiện tại, nhất là cho thành phần trí thức. Đặc trưng của thời đại chúng ta đang sống là thời đại của thông tin và tri thức. Thông tin tràn ngập trong đời sống, nhiều kiến thức vô bổ bủa vây chúng ta, bắt ta phải phản ứng, đánh giá, cân nhắc. Tâm chúng ta luôn luôn tràn ngập suy luận, đời sống nội tâm không bao giờ được an ổn. Ngoài ra, giai đoạn này cũng là thời đại của tri thức. Ngôn ngữ, tư tưởng, suy luận thường được xem là các tính chất ưu việt trong xã hội. Con người thời nay, khi đến với Thiền Phật giáo, hẳn phải ngỡ ngàng khi nghe, thiền giả cần lìa Tầm lìa Tứ mới nếm trải được niềm vui của Định.

Do đó pháp “Không lời” tuy rất khó cho nhiều người nhưng có lẽ là cách đối trị hữu hiệu cho những ai trong thời đại này thật tâm tầm cầu một con đường giải thoát. Trong nhiều năm qua, Thiền Tánh Không đã giúp cho nhiều người, Việt Nam cũng như ngoại quốc, có một con đường tu tập phù hợp. Thầy Thông Triệt đã mất nhưng pháp của Thầy vẫn được truyền dạy trong nhiều đạo tràng ở nhiều nơi trên thế giới.

31-12-2019
NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
(nguồn GIÁC NGỘ số 1033 - 10-1-2020)
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 20245:02 CH(Xem: 91)
Mùa xuân năm 1929, mừng Thầy đến, mùa xuân năm 1982, mừng Thầy thấy rõ con đường, mùa đông năm 2019, Thầy đi.... ...Biết vậy, mà sao sáng nay, trong nắng ấm, ngắm hoa xuân, lại dường như có ai rơi nước mắt.
27 Tháng Ba 20246:45 SA(Xem: 53)
Heute, ein Frühlingsmorgen, blauer Himmel, weiße Wolken, warme Sonne und volle Kirschblüten vor dem Hof ​​des Sunyata Zentrums, möchte ich euch einen Meditations-Laib: Gebote, Samadhi und Weisheit anbieten, der aus dem reinen Wissen eines Naturgeistes gemacht wurde.
25 Tháng Ba 20249:43 SA(Xem: 67)
La nature du monde est vide, est vacuité. Ce n'est juste qu'une illusion. Cette sagesse nous donne la capacité de séparer notre mental de tout attachement au monde. Ce n’est qu’alors que l’on peut demeurer dans la conscience "Ainsi". Lorsque nous possédons la sagesse et la perspicacité pour reconnaître la nature du monde, alors il n’y a plus de chemin, plus besoin de dharma, plus de portes à ouvrir. Nous vivons vraiment dans notre maison spirituelle qui existe depuis toujours en nous.
24 Tháng Ba 20244:44 CH(Xem: 69)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: CON ĐƯỜNG GIỚI QUÁN ĐỊNH TUỆ ngày 16 tháng 3 năm 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
24 Tháng Ba 202410:27 SA(Xem: 56)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) - Luận giảng số 1 GIỚI THIỆU CÁCH THỨC TẠO LUẬN
17 Tháng Ba 20243:11 CH(Xem: 180)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) - Lời Tựa
17 Tháng Ba 20242:16 CH(Xem: 328)
Chỉ là đơn thuần, mở mắt ra nhìn ngắm, cảnh thế nào nhận biết y như vậy, diễn nói hay thầm lặng, tâm đều trong sạch, tĩnh lặng, khách quan. Đó là chân tâm, Giới, Quán, Chỉ, Định, Tuệ đầy đủ
13 Tháng Ba 20249:44 SA(Xem: 250)
Unzählige Jahre habe ich törichterweise nach einem „Märchenland im Jenseits des Nebels“ gesucht. Wie oft bin ich dem Nebel begegnet und wie oft habe ich davon geträumt, ein Märchenland zu finden. Am Ende meines Lebens wurde es mir klar, dass das wahre Märchenland nirgendwo draußen ist, sondern es ist in mir.
13 Tháng Ba 20249:16 SA(Xem: 243)
Les quatre niveaux du jhana (état mental), à travers lesquels le Bouddha a réalisé la Triple Connaissance, sont également connus comme “les quatre niveaux du Samadhi”. C’est ainsi que nous comprenons que le Samadhi joue un rôle important dans le Zen bouddhiste. Il est le passage obligé pour l'exploration du vaste firmament de la Sagesse transcendante.
10 Tháng Ba 20244:31 CH(Xem: 495)
Các bạn hiền ơi, sáng nay, một buổi sáng mùa xuân, nắng ấm, hoa mai đang nở rộ trước sân Tổ đình, trời xanh và mây trắng. xin dâng tặng cho bạn ổ bánh Thiền Giới Định Tuệ, làm bằng cái Biết trong sáng của chân tâm.
06 Tháng Ba 202410:36 SA(Xem: 470)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: VẤN ĐỀ SINH TỬ ngày 17 tháng 2 năm 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
06 Tháng Ba 202410:20 SA(Xem: 316)
Nghĩa chữ “tu” không chỉ là sửa đổi hành động từ xấu sang tốt, mà chữ tu còn mang ý nghĩa là “thực tập” hay “hành trì” một pháp môn nào đó.
05 Tháng Ba 20242:20 CH(Xem: 364)
Research works from Dr. Michael Erb on the mapping of the brain of Master Reverend Thích Thông Triệt Những đo đạc sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
28 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 485)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: GẶP GỠ ĐẦU NĂM mùng 3 TẾT Giáp Thìn 2024 tại TỔ ĐÌNH TÁNH KHÔNG
27 Tháng Hai 20249:03 SA(Xem: 354)
La Sagesse, ici je veux dire le Vipassanā, la Vue profonde. Dans les limites de cet article, je passerai en revue le Satipaṭṭhāna sutta, Le récit de l’attention vigilante, extrait de la corbeille Nikāya. Bien que les gens disent toujours "Contemplation des Quatre Fondements de l’attention" et que, dans le sutra, il est aussi dit “Contempler le corps” (Kāya-anupassanā) etc. De nos jours les vénérables moines classent le sutra “Le récit de l’attention vigilante” dans le Vipassanā c'est à dire appartenant à la Sagesse. Donc, dans cet article, je le définirai aussi temporairement comme la Sagesse, c'est-à-dire utiliser la sagesse pour pratiquer
24 Tháng Hai 20249:13 CH(Xem: 531)
Tâm trong đạo Phật được giảng giải rất chi tiết tùy theo các tông phái trong đạo Phật. Bài viết này chỉ nhằm đáp ứng cho các Phật tử mới bắt đầu học Phật, giúp các bạn nhận ra tâm là gì?
22 Tháng Hai 20247:52 SA(Xem: 688)
Khi biết mà không dính với tất cả những pháp thế gian hạnh phúc hay phiền lụy, thì ngay khi đó tâm trở về trạng thái tĩnh lặng, cái biết tự tánh sẽ hiển lộ, đây là cái biết của trực giác. Cái biết trực giác này sẽ phát huy đến vô lượng, đưa người thực hành vượt qua bể khổ đến bờ giác ngộ giải thoát...
20 Tháng Hai 20243:56 CH(Xem: 675)
Lời ngõ: Loạt bài viết về các tầng Thiền của Đức Phật được trích từ quyển sách "Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật" do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn đã được phát hành lần đầu tiên năm 2005 và tái bản lần thứ nhì năm 2007. Mục đích của loạt bài viết này nhằm giúp cho Thiền sinh ôn lại phương thức thực hành đúng như lời Phật dạy. Kỳ này bài viết chỉ rõ phương thức thực hành để chuyển đổi từ tâm phàm phu sang tâm bậc thánh. Nếu không nắm rõ kỹ thuật thực hành thì xem như đường tu bị bế tắc đành phải chờ một duyên lành vậy.
15 Tháng Hai 20247:20 SA(Xem: 830)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: MÓN QUÀ ĐẦU NĂM ngày mùng 2 TẾT Giáp Thìn 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
14 Tháng Hai 20243:55 CH(Xem: 527)
A propos de la contemplation, il existe plusieurs variantes. Dans ce qui suit, je n’aborderai que l'Anupassanā, qui consiste généralement à contempler les phénomènes du monde de manière continue pour en saisir leur nature ou leurs caractéristiques qui sont: l’impermanence, la souffrance, le non-soi.
14 Tháng Hai 20243:29 CH(Xem: 456)
Nach der erlangten Erleuchtung ging der Buddha zum Wildpark, um den fünf Brüdern des Ehrwürdigen Kondanna die ersten Dharma-Sutras zu predigen, darunter das Sutra *Die Merkmale des Nicht-Ich*
09 Tháng Hai 20249:04 SA(Xem: 485)
So geht ein Frühling nie zu Ende. Auch wenn er einen anderen Namen wie Sommer, Herbst oder Winter hat, ist er immer der Frühling im Geist eines jeden. Wenn wir ihn Frühling nennen, ist er der Frühling. Wenn wir ihn nicht Frühling benennen, gibt es dann keinen Frühling, und wenn es keinen Frühling gibt, gibt es keine Jahreszeiten.
06 Tháng Hai 20243:13 CH(Xem: 577)
Mùa xuân cũng vậy, không bao giờ chấm dứt, trong tâm mỗi người. Dù cho nó có tên là hạ, thu, hay đông đi nữa, nó cũng là xuân. Khi mình gọi là Xuân thì là Xuân của mình. Khi mình không gọi gì hết thì không có mình, cũng không có xuân, và cả thế gian cũng biến mất.
31 Tháng Giêng 202411:00 SA(Xem: 516)
Người sống trong Mùa Xuân Xuất Thế Gian này tâm trạng luôn vô tư, bình thản, an vui, tự tại trong mỗi sát-na. Trạng thái đó tương tục mãi từ sát-na này đến sát-na khác, và cứ thế mà hưởng mùa Xuân bất tận vĩnh cửu.
29 Tháng Giêng 20248:11 CH(Xem: 804)
Lời ngõ: Loạt bài viết về các tầng Thiền của Đức Phật được trích từ quyển sách "Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật" do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn; đã được phát hành lần đầu tiên năm 2005 và tái bản lần thứ nhì năm 2007. Mục đích của loạt bài viết này nhằm giúp cho Thiền sinh ôn lại phương thức thực hành đúng như lời Phật dạy. BBT
20 Tháng Giêng 20249:38 CH(Xem: 595)
Am 24.12 kamen eine Schülerin und ihre Familie mit einem Obstkorb zu Sunyata Chan Nhu zu Besuch. In der Nacht hat sie mir über ihr stressiges Leben erzählt: dem vielseitigen Berufsleben, den ganzen Tag nur den Bildschirm anzustarren, dann die lange, lästige Besprechung in der Firma, so dass sie die Stimme des Arbeitskollegen noch im Ohr hörte, als sie zu Hause ankam. Als ich das gehört habe, war ich traurig. Ist das Leben draußen so schwer?
16 Tháng Giêng 202412:47 CH(Xem: 865)
Ngoài cái chớp mắt “đang là”, tất cả thân, tâm và cảnh là của quá khứ, của tương lai hay của hiện tại, chúng nó chỉ là ảo ảnh, ảo giác trong ký ức, hay trong tưởng tượng mà thôi. Hoa đào sẽ nở mỗi mùa xuân, nhưng đóa hoa năm nay đâu phải là đóa hoa năm trước. Người ngắm hoa đào bây giờ cũng không phải là người ngắm hoa năm cũ.
16 Tháng Giêng 202410:39 SA(Xem: 623)
Les cinq entraves sont les cinq liens qui enchaînent l'esprit humain dans les afflictions, créant ainsi de nombreux karmas qui le conduisent vers le samsara. Ces obstacles obstruent notre clarté d'esprit de telle manière que nous sommes embrouillés par l'ignorance et incapables de s'éveiller.
09 Tháng Giêng 20247:40 CH(Xem: 1271)
Đầu mối của thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát bắt đầu từ điểm làm chủ sự suy nghĩ. Không làm chủ được sự suy nghĩ, phiền não và khổ đau vẫn dai dẳng theo ta; “lửa tam độc vẫn cháy;” bệnh tâm thể khó tránh; yên vui trong gia đình khó thành tựu; an lạc và hài hòa trong cuộc sống bình thường không thể nào có; Sơ Thiền, cũng không thể nào kinh nghiệm được.
03 Tháng Giêng 20249:34 SA(Xem: 757)
Le coeur est le noyau, la quintessence. Il ne se trouve pas à l'extérieur. Si on le compare avec un arbre, ce ne sont ni les feuilles ni les branches, etc... mais le noyau de l'arbre. Ce coeur doit être condensé pour être appelé le coeur. Cependant, dans le bouddhisme, il existe de nombreux coeurs ou des principes fondamentaux. Pourquoi?
02 Tháng Giêng 202410:36 SA(Xem: 1003)
Các em Thiền sinh đã tâm tình về cuộc sống của mình, cũng chịu nhiều áp lực: từ công việc quá phức tạp, bận rộn, suốt ngày dán mắt trên computer, rồi những giờ hội họp nặng nề dài đằng đẵng trong sở làm. Lúc trở về nhà lại còn mang theo lời nói, cử chỉ, thái độ không thân thiện của các nhân viên của mình. Lắng nghe các em tâm sự, mình thấy xót xa. Cuộc đời vất vả tới như vậy sao?
02 Tháng Giêng 202410:07 SA(Xem: 831)
Hôm nay tưởng niệm ngày Thầy rời xa chúng con tròn bốn năm. Chúng con tâm thành đảnh lễ Thầy một vị Ân Sư tôn kính. Lời tri ân xin được thay thế bằng sự cố gắng tu tập theo đúng Chánh pháp. Nguyện sống sao cho xứng đáng là đệ tử của Thầy.
25 Tháng Mười Hai 20238:25 SA(Xem: 962)
Mình chỉ sống thảnh thơi, cái tâm bình an, thanh thản, hiểu biết những định luật tụ nhiên này, giúp người khác cũng hiểu biết như mình, sống hài hòa cùng nhau. Thì đâu còn cái gì là tham sân si, cái gì là lậu hoặc, cái gì là biển khổ trần gian nữa.
21 Tháng Mười Hai 20233:51 CH(Xem: 921)
NIỆM, CHÁNH NIỆM, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC Dù là những danh từ chết, thuật ngữ vẫn là những danh từ chuyên môn của một bộ môn. Tác dụng từ chuyên môn này nhắm giúp người mới bắt đầu đi vào ngành chuyên môn hiểu được thực chất các từ ngữ chết đó nói lên ý nghĩa gì, công dụng ra sao... Khi hiểu sai, sự dụng công của ta dễ dàng đưa đến sai. Tất nhiên kết quả sẽ trái với điều ta mong muốn
21 Tháng Mười Hai 202311:14 SA(Xem: 774)
Kiết sử là những sợi dây trói buộc, sai khiến chúng sanh trong ba cõi sáu đường. Nó sai xử chúng sanh làm việc này việc nọ, thiện có, ác có… tạo đủ thứ nghiệp, khiến chúng sanh phải chịu luân hồi sanh tử hết đời này sang đời khác để trả nghiệp quả đã gieo.
20 Tháng Mười Hai 20238:11 SA(Xem: 930)
Làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần thục. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi của thế gian. Tế bào não vùng suy nghĩ sẽ từ lần bị hạn chế dính mắc ngoại duyên. Ý hành, ngôn hành sẽ trở nên yên lặng. Tâm định sẽ trở nên vững chắc. Nếu thực sự đạt được làm chủ suy nghĩ, xem như ta làm chủ được sự di động của tâm.
13 Tháng Mười Hai 202311:24 SA(Xem: 927)
A lit incense stick in honor of Thầy. Minh Tuyền
13 Tháng Mười Hai 202311:05 SA(Xem: 858)
Alors, Bahiya, il faut t'entraîner ainsi: Dans ce qui est vu, il n'y aura que ce qui est vu; Dans ce qui est entendu, que ce qui est entendu; Dans ce qui est ressenti, que ce qui est ressenti; Dans ce qui est connu, que ce qui est connu.
06 Tháng Mười Hai 20239:29 SA(Xem: 893)
La Bouddhéité vient de nulle part. Elle ne s'inscrit pas dans la loi de la causalité des phénomènes. Nous ne pouvons pas découvrir d'où elle vient depuis que l'homme est apparu sur terre. La Bouddhéité est la conscience immanente, appelée conscience primordiale. C'est une connaissance non verbale, par opposition à la connaissance de l'intellect et de la conscience discriminante.
03 Tháng Mười Hai 20236:39 CH(Xem: 909)
AUDIO: HT THÍCH THÔNG TRIỆT Thực hiện VIDEO: NHƯ ANH Đạo tràng Toronto
30 Tháng Mười Một 20232:03 CH(Xem: 774)
Đôi nét Giới thiệu trường Đại Học Tuebingen Đức Quốc và Tiến sĩ Vật lý Michel Erb Nơi và Người đã chung sức cùng hòa thượng Thích Thông Triệt xác định các định khu não bộ lúc hành Thiền Các kết quả này đã được công bố trong 2 kỳ Hội Nghị Quốc Tế về Não Bộ (OHBM) năm 2010 tại Barcelona (Tây ban Nha) và năm 2011 tại Quebec (Canada)
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1235)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1096)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1082)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 1877)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1354)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1331)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1774)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
69,256