Bhikkhuni Triệt Như - Sharing From The Heart - Post 87
Translated into English by Hoàng Liên
Edited by Linh Van Lai
Right and Wrong
When Zen master Bankei held a seven-day retreat, students from many parts of Japan attended. During one of these meetings, a student was caught stealing. The incident was reported to Bankei with a request that the offender be expelled. However, Bankei ignored the case.
The student was caught again in a similar act and likewise to the first time, this incident was ignored by Bankei. This inaction angered other students and they petitioned for the thief to be expelled. Otherwise, the students would leave the group.
After reading the petition, Master Bankei gathered everyone. He said:
“You know right from wrong. You can go study somewhere else if you want to. But this poor brother doesn't know right from wrong. If I don't teach him, who will? I'll keep him here even if you all leave".
A stream of tears poured down and cleansed the face of the brother who was once a thief. All desires to steal disappeared from his heart.
After reading through this story, I realized that a Zen master's perspective is different from the people's worldly perspective.
In reality, stealing is a wrong deed since it is an act of greed and dishonesty. Our social morality forbid us to steal. The Buddha's precepts also classify it as a fundamental misconduct for those beginning as Buddhist practitioners. The students of Zen master Bankei were right in their thinking and reactions. If an individual commits bad deeds, he/she must be punished. We must stay away from evil people or evil-minded people.
However, this is a superficial view of the incident and specifically, it is the worldly mind's view.
When we progress further in our spiritual path and we acquire more spiritual wisdom, we understand that all events in the world can change. At a certain point in time, when conditions change, everything will change. The behaviours of greed and dishonesty will also change. They will end when there are not enough conditions. This is the wisdom (P: paññā, S: prajñā) of conventional truth.
Zen master Bankei, was indeed a true Zen master. His insight was profound and open-minded. He had a thorough understanding of the empty nature of all world phenomena. Sin has an empty nature. It exists and yet, it is an ephemereal illusion. All sins has an impermanent, and changing nature. Furthermore, all sins has a letting go of greed nature, cessation nature, liberation nature, and nirvana.
Our past Zen grand-masters used to say, "Suffering is Bodhi." In their essential nature, all phenomena (dhammas) are equal. Consequently, the Vajra Diamond Sutra has declared: "All phenomena (dhamma) is Buddha's teaching (dharma)"..
Japanese Zen master Bankei has helped transform his student's mind with his compassion and wisdom. Thus, when I have not transformed myself, it is because I do not have enough spiritual wisdom. As a result, I did not transform others since I did not have enough spiritual wisdom and compassion.
Master's Hall, 6th January 2021
Triệt Như
____________________________________________________________________________________________
Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 87
Khi Thiền sư Bàn Khuê (BANKEI) tổ chức một kỳ nhập thất bảy ngày, đệ tử nhiều nơi trên đất Nhật đến dự. Tại một trong các cuộc hội họp này, một đệ tử bị bắt về tội ăn cắp. Sự vụ được báo cáo đến Bàn Khuê với yêu cầu rằng phải trục xuất kẻ có tội. Bàn Khuê làm ngơ vụ này.
Sau đó người đệ tử lại bị bắt trong một hành vi tương tự, Bàn Khuê cũng lại bỏ qua sự vụ một lần nữa. Điều này khiến các đệ tử khác tức giận, làm đơn thỉnh nguyện đuổi tên ăn cắp, tuyên bố rằng nếu không họ sẽ bỏ đi tập thể.
Sau khi đọc đơn thỉnh nguyện, sư cho gọi mọi người tập họp lại, nói:
“Các anh biết cái gì phải và cái gì không phải. Các anh có thể đi chỗ khác để học nếu các anh muốn, nhưng người anh em khốn khổ này không biết phải quấy. Nếu tôi không dạy anh ta thì ai dạy? Tôi sẽ giữ anh ta lại đây dù cho tất cả các anh có bỏ đi hết.”
Một suối nước mắt trào xuống rửa sạch khuôn mặt của người anh em đã từng là kẻ ăn cắp. Tất cả lòng ham muốn ăn cắp biến mất.
Đọc qua truyện này, mình nhận ra cái lý của người đời khác với cái lý của thiền sư.
Trong thực tế, ăn cắp là hành vi xấu, là gian tham, chúng ta đã được đạo đức xã hội ngăn cấm, và giới luật của Phật cũng xếp vào một tội quan trọng căn bản của một người bắt đầu tu. Những người đệ tử của thiền sư Bankei đã suy nghĩ đúng và hành động đúng. Có hành vi xấu thì phải bị trừng phạt và ta phải tránh xa người xấu ác, xem như ác tri thức.
Tuy nhiên, đó là cái thấy nông cạn trên bề mặt của hiện tượng. Gọi là cái thấy của tâm đời, tục đế.
Nếu tiến lên một bước, khi ta có tuệ trí, hiểu mọi sự kiện trên đời đều có thể thay đổi, trong một giây phút nào đó, nhân duyên thay đổi, tất cả đều sẽ thay đổi. Hành vi gian tham trộm cắp cũng sẽ thay đổi, chấm dứt khi không có đủ duyên. Đây là tục đế bát nhã.
Thiền sư Bankei, đã là thiền sư, cái thấy của thiền sư sâu sắc và phóng khoáng, thông hiểu bản thể trống rỗng của mọi hiện tượng trên thế gian. Tội lỗi bản thể trống rỗng, có mà như huyễn thuật, tội lỗi nào cũng là vô thường tánh, biến dịch tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh, giải thoát tánh, niết bàn.
Chư Tổ thường nói: “ Phiền não tức Bồ đề.” Trong bản thể, tất cả pháp đều bình đẳng. Nên kinh Kim Cang có tuyên bố: “Tất cả pháp đều là Phật pháp”.
Thiền sư Bankei (người Nhật) với tâm từ bi và trí tuệ, đã chuyển hóa được tâm của người đệ tử. Như vậy, khi mình chưa chuyển hóa được chính mình, là vì mình chưa đủ trí tuệ, vì thế mình chưa chuyển hóa được người khác, cũng vì mình chưa đủ trí tuệ và từ bi.
Tổ đình, 6- 1- 2021
TN