Chúng ta đã khảo sát con đường đi của Đức Phật. Sau khi hoàn mãn con đường giác ngộ rồi, Đức Phật giáo hóa đệ tử. Đệ tử có nhiều căn cơ khác nhau: thượng căn và trung căn. Hạ căn và hạ liệt không thể tiếp thu giáo pháp. Đức Phật là bậc Thầy của cõi Trời và cõi người. Vì thế, những bước tu tập của chư vị tỷ kheo thời đó có điểm khác với con đường mà Đức Phật đã trải qua. Hôm nay chúng ta thử suy gẫm thêm bước đường tu tập của các vị Bồ tát, tức thuộc chủ trương của hệ Phát triển.
Cô xin nhắc lại một chút về lịch sử của hệ Phát Triển.
Đức Phật xem như nhập diệt khoảng năm 483 BC.
Sau đó khoảng 3 tháng, ngài Mahà Kassapa triệu tập Kỳ Kết Tập Kinh điển lần thứ I. Cho tới 100 năm sau nữa, xem như giáo đoàn vẫn là thống nhất, tu tập theo đúng những lời dạy của đức Phật được nghe và học thuộc lòng rồi truyền miệng giữa thầy và đệ tử.
Đến năm 383 BC (100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt) ngài Yasas triệu tập kỳ Kết tập Kinh điển lần thứ II, sau đó giáo đoàn chia ra 2 bộ phái lớn vì có sự bất đồng quan điểm về giáo lý và giới luật:
1- Trưởng lão bộ hay Thượng tọa bộ /Theravàda.
2- Đại chúng bộ / Mahà Sanghikas
ĐẠI CHÚNG BỘ
Từ 100 tới 200 năm sau Phật nhập diệt, phân ra thêm 8 bộ phái khác
TRƯỞNG LÃO BỘ
Từ 200 tới 300 năm sau Phật nhập diệt, phân ra thêm 10 bộ phái khác.
Kỳ Kết tập kinh điển lần thứ III (khoảng 250 BC) do ngài Moggaliputta Tissa (thuộc hệ Theravàda) chủ tọa với sự bảo trợ của vua Ashoka/ A Dục (trị vì từ 268- 232 BC), kết tập Tam Tạng thành văn bản Pàli: Kinh tạng Nikàya, Luật tạng, Luận tạng.
Kỳ Kết tập kinh điển lần thứ IV (khoảng thế kỷ II AC) do ngài Thế Hữu (thuộc bộ phái Nhất thiết hữu bộ, đã sớm tách ra từ hệ Theravàda) chủ tọa với sự bảo trợ của vua Kanishka/ Ca Nị Sắc ( Triều đại của vua Ca Nị Sắc khoảng 120- 144 AC). Ngài Mã Minh làm phó, nhuận sắc văn chương cho Tam Tạng văn bản Sanskrit: Kinh tạng Àgama, Luật tạng, Luận tạng.
Ngài Mã Minh có một bộ luận được kết tập trong Luận thư, tên: Đại thừa khởi tín luận. Có thể từ đó, hình thành về sau phong trào Đại Thừa, để đối lại bên hệ thống Theravàda bị gọi là Tiểu thừa, hay là hàng nhị thừa (Thanh văn thừa và Duyên giác thừa.) Bên hệ Đại thừa tự cho mình là Phật thừa, hay Nhất thừa.
(Danh xưng này kéo dài mãi cho tới năm 1954- 1956, trong hội nghị Phật giáo quốc tế tại Miến Điện, đồng quyết định từ nay, hệ Tiểu thừa lấy lại danh xưng Theravàda, hệ Đại thừa danh xưng là Phát Triển.)
Con đường tu của Tiểu thừa là A la hán đạo, chủ trương khi tâm hoàn toàn trong sạch, không còn lậu hoặc, hay sạch tất cả 10 kiết sử, là giải thoát, chứng ngộ niết bàn khi còn sống và sau khi bỏ thân thì an trú niết bàn, được giải thoát hoàn toàn, chấm dứt tái sanh.
Trong khi con đường tu của Đại thừa, là Bồ tát đạo, chủ trương sau khi hoàn thành A la hán đạo, khi bỏ thân, không trụ niết bàn, mà nguyện đời đời tái sanh để giáo hoá chúng sanh. Gọi là tâm hạnh của Bồ tát cho tới khi viên mãn đạt quả vị Phật.
Hệ Đại thừa phóng khoáng chủ trương các vị Tổ tài giỏi có thể viết Kinh. Vì thế nhiều kinh điển Đại thừa xuất hiện, không ai biết tác giả thực. Những bộ kinh có giá trị khai triển các chủ đề lớn, những chân lý rốt ráo trong Pháp. Nổi bật nhất là hệ thống kinh Bát nhã ba la mật, trong đó có kinh Kim Cang, ngoài ra có các bộ kinh lớn khác như: kinh Hoa Nghiêm, kinh Duy Ma Cật, kinh Pháp Hoa, kinh Lăng già, kinh Thủ Lăng Nghiêm v.v...Những chân lý rốt ráo là: Chân như tánh, Không tánh, Huyễn tánh, Y Duyên tánh. (tạm xem Y Duyên Tánh là chân lý căn bản, quan trọng, vì nó giải thích gốc nguồn thành lập, vận hành đi đến hoại vong của thế gian và cũng từ đó chúng ta có thể nhận ra bản thể của thế gian là Không, là Huyễn, là Chân như.)
Trong kinh Hoa Nghiêm, con đường tu tập của Bồ tát có nhiều giai đoạn phức tạp, kinh giải thích Thập địa rất dài dòng khó hiểu. Nhiều vị thầy sau này cũng giải thich khác nhau. Vì thế, cô chỉ ghi lại bài soạn của thầy mình, cô không bàn luận hay giải thích thêm, sợ là mình chủ quan, có thể sai lạc. Các em suy gẫm và tìm hiểu trong khả năng của mình. Điều thích thú nhất của con đường tu là tự mình khám phá mỗi ngày thêm những kiến giải mới lạ. Cô chỉ làm nổi bật (bold) vài từ quan trọng để chúng ta để ý tới, chỉ vậy thôi.
Ở đây, cô chỉ có ý giới thiệu khái quát 10 giai đoạn tu tập của bồ tát mà Thầy chúng ta đã từng giảng dạy, với chủ ý là chứng minh con đường tu học của chúng ta khế hợp với những phương thức tu của hệ Theravàda, đồng thời cũng khế hợp một cách tổng quát với hệ Phát triển, là hướng tới thể nhập chủ đề chân như.
Sau đây là toàn bài soạn của thầy mình dạy trong các khoá Bát nhã trung cấp III ngày xưa.
THÍ DỤ THẬP ĐỊA TRONG PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN
Tùy theo sự nhận định khác nhau của các vị Tổ trong Phật giáo Phát Triển, nên có nhiều loại Thập Địa với những chủ trương khác nhau được thiết lập. Dưới đây là một thí dụ về ĐẠI THỪA BỒ TÁT THẬP ĐỊA được thuyết minh trong Hoa Nghiêm Nhân Vương kinh. Chúng tôi tóm lược như sau:
1. Hoan hỷ địa: Giai đoạn vui mừng: Land/Stage of great joy. Biết được nhân vô ngã, pháp vô ngã. Chứng nghiệm hay nhận rõ ý nghĩa chân như phổ biến khắp nơi trong thế giới hiện tượng. Đây là điều vui mừng lớn vì bây giờ mới hiểu rõ ý nghĩa chân như.
2. Ly cấu địa: Giai đoạn thuần tịnh: Land/Stage of perfect purity. Để bắt đầu tu, Bồ Tát nghiêm trì giới hạnh. Thông qua trí tuệ để giữ thanh tịnh giới, Bồ Tát không bị vướng mắc giới tướng mà cốt làm cho giới thể được thanh tịnh từ trong tâm. Thân, khẩu, ý trong sạch. Ý thức tự chuyển. Đạo đức trong sạch. Phiền não xa lìa.
3. Phát quang địa: Giai đoạn phát sáng: Land/Stage of luminosity. Sau khi chân như có mặt trong tiến trình định-huệ, chướng ngại của sự ngu si bị triệt (suppressed), dục tham si ( the delusion of desire-covetousness) cũng bị triệt theo. Sự u tối trong tâm không còn. Thần sắc trở nên trong sáng. Nhưng tâm thực sự chưa dừng lặng.
4. Diệm tuệ địa: Giai đoạn Trí tuệ rực sáng: Skt: Land/Stage of glowing wisdom. Đây là giai đoạn ý niệm “Tôi” và “Của tôi” bị triệt. Ngã kiến ( self-belief), ngã mạn ( self-conceit), ngã ái (self-love), và ngã dục (self- desire) là những phần vi tế nhất bên trong tâm cũng bị loại. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Bồ Tát vẫn chưa thực sự dừng được niệm si mê vốn còn tiềm tàng trong tâm.
5. Cực nan thắng địa: Giai đoạn cực kỳ khó khăn: Skt: ( Land/Stage of the mastery of utmost difficulties. Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất để đạt được trạng thái hoàn toàn dừng niệm. Vì Bồ Tát phải hợp nhất hai thứ trí: tục trí (worldly knowledge) và căn bản trí (fundamental knowledge) để thực hiện cách dừng niệm si mê tiềm tàng (the delusion and potential thoughts) trong tâm. Tục trí thì cứ suy luận, phân biệt, so sánh. Căn bản trí thì biết rõ ràng, không suy luận. Trong giai đoạn này tâm chân như cụ thể biết những điều: 1) Không phân biệt luân hồi và niết bàn. 2) Không có khuynh hướng chạy trốn thế giới hiện tượng. Trong giai đoạn này, Chân như không những tự biết bản chất thông thường (the common essence) của sự hiện hữu hiện tượng (phenomenal existence) mà đồng thời nhận ra (simultaneously recognizes) những hình ảnh gợn lên trong tâm và những diễn biến sự việc (contours) của những hình ảnh đó như là chính tự tướng của mình (its own self-appearances). Chính vì thế giai đoạn này được gọi là “cực kỳ khó khăn.”
6. Hiện tiền địa: Giai đoạn “mặt hướng đến”: Land/Stage of “the face directed towards.” Đây là giai đoạn giáp mặt với những đề mục thiền quán (meditations and contemplations) khác nhau, được thực hành với sự trợ duyên của hình ảnh, ý niệm, khái niệm với mục đích loại dần quan điểm nhị nguyên. Trong giai đoạn này vấn đề khó khăn đặt ra là bản năng tâm cứ kiến giải liên tục vật trước mặt nó. Nó không thoát ra khỏi sự si mê tiềm tàng bên trong nó cho dù nó được cho biết rằng cứ kiến giải như thế là sai. Vì không thể nào thoát ra khỏi nhị nguyên. Do đó, chính Chân như trong trường hợp này thường vẫn bị tâm bóp méo (distortedly retained). Tâm như là một đối tượng hay một vật tự chia cách nó hay siêu việt nó. Nhưng cuối cùng Bồ Tát cũng vượt qua giai đoạn đối đãi hay năng, sở trong thiền quán để bước sang viễn hành địa.
7. Viễn hành địa: Giai đoạn đi xa: Land/Stage of going far away. Vượt lên trên nhiều lãnh vực đối đãi hay hai mặt của trí năng phân biệt như tịnh/bất tịnh, sanh/diệt, thiện/ác khi áp dụng thiền quán, nơi địa này Bồ Tát đã thực sự triệt tiêu được quan điểm nhị nguyên và trở nên thuần vô tướng (có nghĩa hoàn toàn không có một hình ảnh tự động khởi lên trong tâm.). Bồ Tát đã thực sự tiến xa hơn đối với những người này còn tu theo thiền quán của hàng Nhị Thừa (Thinh Văn và Duyên Giác).
8. Bất động địa: Land/Stage of non-agitation, Immovable. Hoàn toàn đạt được vô tướng. Qua Không, Bồ Tát lãnh hội (comprehends) vạn pháp hoàn toàn không được làm ra và không khác với vô vi pháp hay thực tại không điều kiện. Nhờ trực giác này, Bồ Tát trụ trong vô sinh pháp ( the unborn dharma), ngài lên đến Bát Địa, cảnh giới Bất Động. Đây là trạng thái chân như tự ngộ. Tâm không động trước 5 cảnh do 5 căn tiếp xúc, qua đó 3 độc tham, sân, si không còn khởi lên. Phiền não tự chấm dứt. Không rơi vào bốn trọng cấm trong giới luật, như dâm, sát, đạo và đại vọng ngữ. Không thoái chuyển tâm. Nơi đây, ngài đạt được trí vô ngại (the unimpeded knowledge), vô phân biệt trí. Trí này là nền tảng của Phật tánh. [Trong luận Đại Trí Độ , ngài Long Thọ làm vững thêm (corroborated) lý này và làm sáng cho dễ hiểu (clarified), khi đạt được “vô sanh pháp nhẫn,” Bồ Tát bỏ sắc thân (physical body) sau cùng, và trong Bát Địa, đạt được Pháp Thân.] Trong Bát Địa, Chân Như tự ngộ.
9. Thiện tuệ địa: Giai đoạn trí tuệ tốt: Land/Stage of the good wisdom. Có nghĩa trí tuệ phân biệt khéo nhất (finest discriminating wisdom). Bằng vô lượng hình thức thiền định và công thức huyễn, Bồ Tát đạt được tính vô hạn ( the immeasurability) của Phật Tánh, tức trí tuệ siêu vượt (transcendental wisdom). Đây là giai đoạn Chân như tạo ra năng lực chuyển hóa tâm, Bồ Tát đạt được 4 quyền năng vô ngại (unhindered) hay vô hạn (unlimited powers) của kiến giải và lý luận (-the interpretation and reasoning). Đó là Từ vô ngại, Pháp vô ngại, Nghĩa vô ngại, Biện tài vô ngại. [Quen gọi là Tứ Vô Ngại Giải hay Tứ Vô Ngại Biện.] 1) Về Từ ngữ, nhờ thông đạt cách dùng từ vô ngại, nên khi đi giáo hóa Bồ Tát biết nhiều cách dùng từ ngữ thích hợp với từng đề mục pháp học hay pháp hành. Bồ Tát luôn luôn áp dụng từ ngữ đúng chỗ, đúng nơi để làm cho giáo pháp được sáng tỏ và dễ hiểu. 2) Về Pháp, trong mọi trường hợp Bồ Tát áp dụng pháp học và pháp hành thích hợp từng căn cơ. Căn cơ nào cũng tiếp thu được đầy đủ và rõ ràng về tên, câu, lời, từ. 3) Về Nghĩa, Bồ Tát giải thích ý nghĩa rốt ráo các dụng ngữ (expressions) được dùng trong các pháp, không hề bị ngưng trệ, âm thanh trong trẻo, rõ ràng. Người nghe tiếp thu dễ dàng. Đây gọi là Chân như (Tathatà) hiển lộ năng lực giải thích và hiểu biết tất cả loại nghĩa, dụng ngữ. 4) Về Biện tài, Bồ Tát trôi chảy trong lời lẽ, trong văn cú; nội dung luôn luôn được trình bày hoàn toàn khéo léo và phù hợp chánh pháp. Ngôn ngữ không bị ngưng trệ khi giảng pháp cho người nghe.
10. Pháp vân địa: Giai đoạn Mây Lành của Pháp. Land/Stage of Dharma clouds. Giai đoạn này Phật tánh thực sự hoàn toàn hiển lộ. Hành giả chìm trong chân như hay tự chứng (self-realization) chân như trong trạng thái bất khả tư nghì (acintya). Nhiều quyền năng siêu phàm (supernatural powers) và nhiều hoạt dụng công đức tuần tự được triển khai. Những gì huyền nhiệm, bí ẩn, vi tế và thâm sâu nhất, được chiếu sáng lên trong Phật tánh. Trong giai đoạn này Bồ Tát đạt được Kim Cang Trí Huệ Định ( the Samàdhi of diamond-like wisdom).
Câu hỏi của cô đặt ra cho chúng ta là: Cái gì xuyên suốt 10 giai đoạn tu tập này của bồ tát? Hay nói cách khác: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của bồ tát là gì vậy?
Tổ Đình ngày 25- 2- 2021
Thân mến,
Cô TN
Sau khi chiêm nghiệm "Xâu chuổi Bồ Đề của Bồ Tát " & con tường TU tập qua " Thập Địa Bồ Tát "mà Ni Sư đã giảng giải trên link số 51 : sâu kính và vi diệu .....tmN có chút góp ý theo cách TU TẬP của mình ; mong Ni Sư, quý Đại chúng tu chỉnh thêm. Mục đích cuối cùng để được viên thành Phật quả : "Thể nhập CHÂN NHƯ " theo truyền thống Đại thừa / Phát triển. Muốn vậy , người Tu PhậT "thấu tỏ cội nguồn= chân như thật tánh của nội tại và ngoại tại : tức là đã giác ngộ = ngộ đạo "pháp hành trì: Chân như & an thân lập mạng / biết cách an trụ tại đấy Ngộ đạo không khó , nhưng sống liên tục với đạo : không phải dẽ Nguồn"chân như"
là nguồn "vô sanh ,bất diệt "; nếu nguồn nầy , không có mặt trong "tự thân "thì làm sao biểu hiện đựơc cuộc đời.Như vậy vị ấy với "tuệ gíac " bằng như lý tác ý & chánh niệm tĩnh giác ,với cái "nhận thức không lời " quay về tiếp nhận cái ko sinh ,ko diệt nơi chính mình & thể nhập trọn vẹn để sống miên viển với thực thể ấy ...Đó gọi là " phản bổn hoàn nguyên " Để trở về nguồn cội ,ta có thể tạm phân định các bước sau :
1/ Nhận diện rõ , cái gì là ta , gì là của ta nơi đời sống nầy ? Tất cả là đối tượng bên ngoài ....là sở hữu của ta, mà ko phải là ta!...2/ Ta đã tam mượn mọi thứ ngoài để sử dụng, thì ta cũng tạm mượn thân thể nầy cho kiếp đời dài / ngắn giữa cõi mộng mà thôi ....3/ Nhận diện các cảm thọ như khổ, vui ,mừng ,giận ....là những cảm xúc tùy duyên phát sinh , ko phải là cái thật của ta ...4/Nhận tỏ từơng :ý thức ,nghĩ suy : tham ,sân ,si...biểu hiên mạnh mễ hay âm thầm cũng là sở hữu của ta ...là dòng chảy hiện hành ; ko phải là trạng thái thanh nguyên cuả tâm thức ta ...5/Năng lưc quán chiếu & nhận diện rõ ràng mọi đối tượng phát sinh trên 5 uẩn đó chính là " năng lực nhận biết vốn có xưa nay " mà ta đã gọi là "bản thể ko sinh diệt =nguồn côi gốc gác của mình = tâm như như bất động = bản lai diện mục = pháp thân = chân như = phật tánh v.v...Khám phá được cái như vậy , hành giả liền mở được lối vào , thừa hưởng pháp vị ....sẽ đi trên con đường thong dong ,tư tại . Sống giữa cuôc đời ô trược mà ko bị bất cứ thứ gì làm cho mình đắm chìm Ta nắm trong tay vận mệnh của ta .Xưa đức Thế Tôn chỉ cần nói :" Ngũ uẫn vô ngã , người có căn trí bén nhạy : thể nhập được là "chứng quả Dự Lưu " Thể nhập thâm sâu hơn, các đệ tử Như Lai đoạn sạch lậu hoăc , thành tựu niết bàn ...các Ngài tuỳ nguyện độ sanh ; đi vào nhân thế : hòa quang đồng trấn... Tuyên ngôn người xưa :" lập địa thành Phật " ,đứng ngay đây thành Phật; Hay " lập xứ tức chân" =ngay đây ,bản thể như như /bất động.
Chỗ nầy, tổ Lâm Tế :" không có xưa cũng ko có nay, đạt thì đạt ngay , ko cần đi qua thời gian" ( bất quản thời nhật). Ngài Trường Sa Cảnh Sầm: Xứ xứ chân , xứ xứ chân trần trần tận thị bản lai nhân.= chỗ chỗ chơn ,chỗ chỗ chơn Như lai hiển hiện mỗi bụi trần. Cái tự tánh vô sanh / ko sanh ko diệt / tự tánh niết bàn : là cái có sẵn ,ko cần tạo tác , ko cần tìm cầu / khúc hát nhiệm màu xưa nay . Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ nói rằng : Thôi tìm Thiếu Thất với Tào Khê Bản tánh sáng ngời chẳng từng mê.
Thế nên , hãy vận dụng ngay cơ hội và hoàn cảnh chúng ta đang có .Người thông minh , biết tu tập ,nên tận dụng đều kiện ta đang có trong tay ....Hình hài nầy , hoàn cảnh nầy , đời sống nầy , ta đừng buông trôi một phút giây nào nữa .Tu đi kẻo trể : tu với trí tuệ ,chỉ là sống với vị Phật của ta , là luôn an trú nơi tâm Nhận biết không lời .Mong rằng hết mùa Covid mọi thiền sinh Tánh không đều được an lạc tự tại & theo dấu chân Ân Sư để về nhà Như Lai.....NMBSTCMN Phật.
Con ngheThầy Thiền Chủ sau này cũng giải thích về Chân như đơn giản hơn và khác hơn các vị thầy khác.
Vì thế, con chỉ ghi lại lời Ni Sư, con không dám bàn luận hay giải thích thêm, sợ là mình nghĩ mông lung, có thể sai lạc quá xa.
Con đã suy gẫm và tìm hiểu trong khả năng của mình cả ngày.
Điều thích thú nhất của con là không thấy thêm một kiến giải gì mới lạ.
Con chỉ biết như thế, thập địa hay thập Chân như cũng như vậy.
Nhận ra Chân như thì vui, nhập vô Chân như thì hết vui, thả trôi luôn, chỉ vậy thôi.
Nay con kính trình Ni Sư.
Con xin góp thêm chút ý, trong suốt 10 giai đoạn tu tập:
Biết nhân vô ngã, pháp vô ngã, nhận rõ ý nghĩa Chân như khắp nơi trong thế giới hiện tượng;
Bồ tát cứ thế thanh tịnh để thấm nhập Chân Như.
Kính cám ơn Cô.
Vầng trăng non dại
Theo ta từ độ ấy
Ai có ngờ đêm nay.
Xuyên suốt cuộc hành trình tu tập là cái BIẾT: từ cái biết tỉnh ngộ có lời đến cái biết của bậc thánh không lời rồi đến nhận thức không lời và tự nhận thức biết...