KINH NHỨT DẠ HIỀN GIẢ, THỨ 131
Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả1
(Bhaddekaratta suttam - One Fortunate Attachment)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthì (Xá Vệ), Jetavana2 (Kỳ Đà Lâm), tại tinh xá3 ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây Thế Tôn gọi các Tỳ kheo: “Này các Tỳ kheo.”
- “Thưa vâng, bạch Thế Tôn,” các Tỳ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỳ kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các ông Nhứt Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta)4, tổng thuyết (the summary) và biệt thuyết (and the exposition/the analysis of “One Who Has One Fortunate Attachment”). Hãy nghe và suy nghiệm kỹ (pay careful attention), Ta sẽ thuyết giảng (expound).
- “Thưa vâng, bạch Thế Tôn,” các Tỳ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
______________________
1. Kinh Trung Bộ, Nikàya, số 131, hệ Nguyên Thủy, do H.T. Thích Minh Châu dịch ra Việt ngữ.
2. Jetavana: Lâm viên của Hoàng Thân Jeta (Kỳ Đà) do Ông Cấp Cô Độc mua lại rồi thiết lập Tinh Xá (Monastery), cúng dường đức Phật. Đức Phật đã nhập hạ 19 lần tại đây và hầu hết các thời pháp của đức Phật phần lớn được giảng tại Tinh Xá Kỳ Đà.
3. Tinh xá: (Skt: Samghàràma: Monastery) nơi ở của bậc tinh chuyên tu hành, có rừng cây nhỏ bao chung quanh. Lâm viên Kỳ Đà được gọi là “Tinh Xá “ đầu tiên trong lịch sử Phật giáo.
4. Bhaddekaratta sutta: Bhadda: may mắn, tốt, thuận lợi (Fortunate, auspicious) eka: một, đơn (one, single); ratta; ratti: sự dính mắc, cột, gắn liền: (attachment) ekaratta: một sự dính mắc (one-attachment); sutta: Kinh. Bhaddekaratta sutta: Kinh Một sự dính mắc may mắn. Trọng tâm bài kinh này mô tả một pháp tu mà người tu nếu biết nương theo để ngày đêm nhiệt tâm tu tập; cuối cùng vị ấy sẽ thành tựu "không động, không rung chuyển," xứng đáng được gọi là "Bậc An Tịnh, Trầm lặng." Về cách thực hành như thế nào, Phật không giải thích cặn kẽ, chỉ đề cập đến sự nhiệt tâm buông bỏ quá khứ, không ước vọng đến tương lai, và trong hiện tại chỉ nhắm đến tuệ quán "không động, không rung chuyển." Đấy là lý do chủ yếu Phật đặt tên bài kinh là Một dính mắc may mắn. Thông thường, Phật dạy ta đừng dính mắc vào bất cứ điều gì, để tâm được giải thoát. Trái lại, ở đây Phật dạy ta ngày đêm tu tập không biết mệt mỏi, nhiệt tâm trú vào pháp (gì đó), ta chẳng những không phiền não và khổ đau mà còn tu thành công. Cho nên, đây quả thật là Một dính mắc may mắn! Chính vì lý do đặc biệt này nên trong bản chú thích Kinh 131, trang 1337, Tỳ Kheo Bodhi ghi: “Bhaddekaratta" có nghĩa người có một dính mắc may mắn; đây là thuật ngữ dành cho người tu tuệ quán (means one who has a fortunate single attachment (bhaddo ekaratto etassa); it is a term for a person who is cultivating insight.”
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán (vipassati = insight) chính ở đây.
Không động (immovable), không rung chuyển (unshakable)
Biết vậy, nên tu tập (cultivate it),
Hôm nay nhiệt tâm làm (Today the effort must be made),
Ai biết chết ngày mai? (Tomorrow Death may come, who knows?)
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết, (With the great host of Death)
Trú như vậy nhiệt tâm, (Thus dwelling ardently)
Đêm ngày không mệt mỏi, (Unwearried day and night)
Xứng gọi Nhứt dạ hiền, (It is he, the Peaceful Sage has said,)
Bậc an tịnh, trầm lặng. (Who has one fortunate attachment.)
Và này các Tỳ kheo, thế nào là truy tìm (làm sống lại/theo sau=revive/follow after) quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc (hình hài vật chất/thân hình/hình dáng = material form/shape) của tôi trong quá khứ,” và truy tìm sự hân hoan (tìm sự vui thú/khoái cảm = one finds delight) trong ấy; “Như vậy là thọ (sự cảm giác = feeling) của tôi trong quá khứ,” và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng (sự tri giác = perception) của tôi trong quá khứ,” và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là hành (khuynh hướng quen = habitual tendencies) của tôi trong quá khứ,” và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thức (ý thức =consciousness) của tôi trong quá khứ,” và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỳ kheo, là truy tìm quá khứ.
Và này các Tỳ kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ,” và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ, “và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng...” “Như vậy là hành...” “Như vậy là thức của tôi trong quá khứ;” và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không truy tìm quá khứ.
Và này các Tỳ kheo, thế nào là ước vọng (xây dựng ước muốn = build up hope upon/desire) tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai,” và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai,” và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai,” và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỳ kheo, là ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỳ kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai,” và không truy tìm hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai,” và không truy tìm hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai,” và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỳ kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại (drawn away among the present things)? Ở đây, này các Tỳ kheo, có kẻ vô văn phàm phu (kẻ tầm thường, thất học = untaught/uninstructed ordinary person) không đi đến các bậc Thánh (the nobles/pure ones), không thuần thục pháp các bậc Thánh (unskilled in the dhamma), không tu tập (untrained in) pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân (taking no count of the true men), không thuần thục pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã (xem thân hình là cái ta= regards material shape/form as self), hay quán tự ngã là có sắc (xem cái ta có thân hình = or self as having material shape), hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ (xem cảm giác = regards feeling) là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành (xem thói quen = regards the habitual tendencies) là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành; hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy này các Tỳ kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại (is drawn away among the present things).
Và này các Tỳ kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỳ kheo, có vị Đa Văn Thánh Đệ tử (vị thánh đệ tử học rộng = a well-taught noble disciple) đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc, không quán thọ ... không quán tưởng ... không quán hành ... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
... (như trên)
Xứng gọi Nhứt dạ hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Khi Ta nói: “Này các Tỳ kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Nhứt dạ Hiền giả, tổng thuyết và biệt thuyết,” chính duyên ở đây mà nói vậy.
133. KINH ĐẠI CA CHIÊN DIÊN
NHỨT DẠ HIỀN GIẢ
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại tinh xá Tapoda1. Lúc bấy giờ, Tôn giả (Venerable) Samiddhi, thức dậy vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, vị ấy mặc một y để tay chân cho khô. Rồi sau khi đêm vừa mãn, một thiên thần2 chói sáng với dung sắc thù thắng (beautiful appearance) cả vùng Tapoda, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến liền đứng một bên. Đứng một bên, thiên thần ấy thưa Tôn giả Samiddhi:
- Này Tỳ kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
- Này Hiền giả (Friend), tôi không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Hiền giả có thọ trì ... không?
- Này Tỳ kheo, tôi cũng không...Nhưng này Tỳ kheo, Ngài có thọ trì bài kệ (the stanza) về NDHG không?
- Này Hiền giả, tôi không có...Nhưng này Hiền giả, Ngài có thọ trì bài kệ về NDHG không?
- Này Tỳ kheo, tôi không có thọ trì...Này Tỳ kheo hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về NDHG. Này Tỳ kheo hãy học cho thuần thục...hãy thọ trì...Vì rằng, này Tỳ kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về NDHG là liên hệ đến mục đích và căn bản của Phạm hạnh.
Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói như vậy, vị ấy biến mất (vanished at once) ở đây. Rồi Tôn giả Samiddhi sau khi đêm đã mãn, liền đi đến Thế Tôn...đảnh lễ (paying homage) Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên...Tôn giả Samiddhi bạch:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con thức dậy vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân...Sau khi lên khỏi (nước), con đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, sau khi đêm vừa mãn, một thiên thần ... (như trên) ......và là căn bản
Phạm hạnh.” Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói như vậy, vị ấy biến mất...Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết giảng cho tổng thuyết và biệt thuyết về NDHG!
- Vậy này, Tỳ kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
____________________
1. Tapoda: Tên suối nước nóng (The Hot Springs) và cũng là tên tinh xá.
2. Thiên thần: Pàli: Deva: Vị Trời sống chung trong cõi người = Deity
Tôn giả Samiddhi vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán (insight) chính ở đây.
Không động (immovable), không rung chuyển (unshakable)
Biết vậy, nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, Thiện Thệ (Sublime One) từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá.
Rồi các Tỳ Kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền suy nghĩ: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi thuyết giảng phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên) ...
Xứng gọi Nhứt dạ hiền
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi.”
Rồi các Tỳ kheo suy nghĩ như sau: “Tôn giả Mahakaccana (Đại Ca Chiên Diên) này đã được Thế Tôn tán thán (praised) và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng (and esteemed by his wise companions in the holy life), Tôn giả Mahakaccana có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến, chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này.”
Rồi các Tỳ Kheo ấy đi đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến nói lên với Tôn giả Mahakaccana những lời chào đón, hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỳ kheo ấy thưa với Tôn giả Mahakaccana:
- Thưa Hiền giả Kaccana, Thế Tôn sau khi đọc tổng thuyết này, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên) ...
Xứng gọi Nhứt dạ hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Rồi này Hiền giả Kaccana, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Tôn giả Mahakaccana này đã được Thế Tôn tán thán... (như trên) ...chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này.” Tôn giả Mahakaccana hãy giải thích cho.
- Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây (the pith), tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây... Cũng vậy, là việc làm của chư Tôn giả...Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt (he is vision/he has become vision), bậc Trí giả (he is knowledge/he has become knowledge), bậc pháp giả (he is the Dhamma), bậc Phạm thiên (he is the Holy One/the Brahma), bậc Thuyết giả (the expounder), bậc dẫn đến mục đích (the propounder/the elucidator of meaning), bậc đem cho bất tử (the giver of the Deathless), bậc Pháp chủ (the lord of the Dhamma), bậc Như Lai (the Tathàgata). Nay đã đến thời chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.
- Thưa Hiền giả Kaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết... (như trên)... Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahakaccana giải thích cho nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức (without finding it troublesome).
- Vậy chư Hiền hãy nghe và suy nghiệm cho kỹ, tôi sẽ nói.
- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỳ kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana nói như sau:
- Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên) ...
Xứng gọi Nhứt dạ hiền
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Về phần tổng thuyết này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi, này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:
Này chư Hiền, thế nào là truy tìm (follow after/revive) quá khứ?
“Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy.” Các sắc pháp (material shapes) là như vậy, và thức ở đây bị ái và dục trói chặt. Vì thức (one’s consciousness) bị dục (lòng khát khao = desire) và ái (sự thèm khát = lust) trói chặt (bound up), vị ấy hân hoan (delights) trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ. “Tai của tôi trong quá khứ là như vậy. Các tiếng là như vậy... (như trên) ... Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy... (như trên) ... Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy... (như trên) ... Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy... (như trên) ... Ý (mind) của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp (mental states/mind-objects) là như vậy.” Và thức ở đây, bị dục và ái trói chặt. Vì rằng thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là không truy tìm quá khứ?
“Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy.” Các sắc pháp là như vậy, và thức ở đây không bị ái và dục trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. “Tai của tôi trong quá khứ là như vậy. Các tiếng là như vậy... (như trên) ... Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy... (như trên) ... Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy ... (như trên) ... Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy ... (như trên) ... Ý của tôi trong quá khứ là như vậy. Các pháp là như vậy.” Và thức ở đây, không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là ước vọng tương lai?
“Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy. Các sắc pháp là như vậy.” Và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được (bends his thoughts to the acquisition of what is not yet acquired). Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. “Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy. Các tiếng là như vậy...(như trên)...Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy...(như trên)...Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy...(như trên)...Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy...(như trên)...Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy. Các pháp là như vậy.” Và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền là ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là không ước vọng tương lai?
“Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy. Các sắc pháp là như vậy” Vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vị ấy không có ước vọng tương lai. “Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy. Các tiếng là như vậy ... (như trên) ... Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy ... (như trên) ... Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy ... (như trên) ... Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy ... (như trên) ... Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy. Các pháp là như vậy.” Vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại (vanquished in regard to/drawn away among present things)?
Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng ... (như trên) ... nếu mũi và các hương ... (như trên) ...; nếu lưỡi và các vị ... (như trên) ... Này chư Hiền, nếu thân và các xúc ... (như trên ... Này chư Hiền, nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này chư Hiền, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại?
Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng ... (như trên) ... nếu mũi và các hương...(như trên)...; nếu lưỡi và các vị...(như trên)... Này chư Hiền, nếu thân và các xúc...(như trên...Này chư Hiền, nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên) ...
Xứng gọi Nhứt dạ hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu chư Tôn giả muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích các Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
Rồi các Tỳ kheo ấy, sau khi hoan hỉ tín thọ lời Tôn giả Mahakaccana giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỳ kheo ấy bạch Thế Tôn:
Ở Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên) ...
Xứng gọi Nhứt dạ hiền
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Ở Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: “Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên) ...
Xứng gọi Nhứt dạ hiền
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi.”
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn giả Mahakaccana (Đại Ca Chiên Diên) này ... như trên) ... chúng ta hãy hỏi tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này.” Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những (chữ) ấy đã được Tôn giả Mahakaccana giải thích cho chúng con với những phương pháp này, với những câu này, với những chữ này.
Ở Này các Tỳ kheo, Mahakaccana là bậc hiền trí (wise). Này các Tỳ kheo, Mahakaccana là bậc Đại Trí tuệ (great wisdom). Này các Tỳ kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các Ông như vậy, như Mahakaccana đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là như vậy, các Ông hãy thọ trì như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỳ kheo hoan hỉ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
KINH MAHAKACCANABHADDEKARATTA, THỨ 133
Trọng điểm của bài kinh, đức Phật dạy:
1. Cắt đứt đám rối tư duy và ngã-thức (cái ta ý thức) để đạt được sự không dính mắc với các pháp quá khứ, tương lai và hiện tại.
2. Muốn chấm dứt 3 thứ tâm trong 3 thời: Ý thức không đối tượng, tức là ý thức không dính mắc vào đối tượng trong 3 thời quá khứ, tương lai và hiện tại.
3. Đây là Phật dạy cách thực hành thẳng vào Tánh Biết hay Tánh Giác. Vì chỉ có tánh giác mới ở trạng thái "không động, không rung chuyển."
Yêu cầu giải thích và chỉ cách thực hành:
1. Bạn hiểu thế nào về sự dạy của đức Phật đối với tâm hiện tại?
a) Có tập chú vào đối tượng không?
b) Có duyên theo đối tượng không?
2. Ý thức không đối tượng là gì?
3. Cái gì không động, không rung chuyển? Làm thế nào để đạt được tâm không động, không rung chuyển?
4. Giải thích ý nghĩa "Bậc an tịnh, trầm lặng" Làm thế nào để đạt an tịnh, trầm lặng?
5. Chỉ rõ sự liên quan của bài kinh NDHG đến sự thực hành Thiền trong pháp Đạt Được Tánh Giác.
6. Làm thế nào để đạt được không hân hoan?
7. Thực hành như thế nào để đạt được “không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại”?
8. Bài kinh này có liên hệ đến sự thực hành của đức Phật trước khi thành đạo không? Xin giải thích.
9. Giải thích vì sao gọi là "Sự Dính Mắc May Mắn?"
Chú thích:
Ma Ha Ca Chiên Diên là một trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật. Ông nổi danh về nghị luận đệ nhất. Ông vốn gốc Bàlamôn, cha là quốc sư vua nước Avanti (Nam Ấn). Cậu ruột của ông là A Tư Đà, vốn là vị thầy đã tiên đoán thái tử Tất Đạt Đa sẽ xuất gia tu thành Phật, khi vua Tịnh Phạn nhờ ông xem tướng thái tử Tất Đạt Đa. Ông đã theo học đạo với A Tư Đà từ thuở nhỏ. Trước khi từ trần, A Tư Đà dạy ông sau này nên theo đức Phật tu học.
Về sau do một nhơn duyên nhờ đức Phật giảng giải một bài kệ được ghi trong đá mà ông đã vâng lịnh vua nước Avanti để giải, nhưng ông giải không được. Ông phải tìm đến đức Phật nhờ giải nghĩa các câu trong bài kệ. Nhân đó, ông liền cãi đạo, theo tu với đức Phật, đắc quả A La Hán.
Bài kệ ghi trên đá, bằng một loại chữ đặc biệt mà cả nước Avanti không có người nào đọc được. Ông nhờ thuở nhỏ theo học với A Tư Đà nên đọc được loại chữ đặc biệt này, nhưng không giải nghĩa được ý nghĩa từng câu. Đây là lý do ông phải tìm đến đức Phật để nhờ giải nghĩa. Bài kệ như sau:
Ai là vua trong các vua?
Ai là thánh trong các bậc thánh?
Thế nào là người ngu?
Thế nào là bậc trí?
Làm sao để lìa cấu uế?
Làm sao để đạt được Niết Bàn?
Ai là kẻ chìm trong biển sanh tử?
Ai là người tiêu diêu nơi cõi nước giải thoát?
Đức Phật giải bài kệ như sau:
Vua trong các vua là vua cõi trời thứ sáu.
Thánh trong các thánh là đức Phật đại giác.
Bị vô minh nhiễm ô gọi là kẻ ngu.
Hay diệt hết các phiền não là bậc trí.
Tu đạo, trừ tham sân si tức là lìa cấu uế.
Hoàn thành giới, định, huệ tức chứng Niết Bàn.
Người chấp trước nơi ngã, pháp chìm trong biển sanh tử.
Người chứng được pháp tánh duyên khởi, dạo chơi trong các cõi giải thoát.
Sau đó Ca Chiên Diên trở về triều vua, giải thích ý nghĩa từng câu trong bài kệ. Rồi ông tuyên bố quy y theo Phật.