Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 78
VƯỢT BIỂN
Bước xuống biển đời.
Lao xao chơi vơi,
Cuồng phong bão tố.
Một chiếc thuyền nan,
Vượt trên biển tâm,
Phăng phăng lướt sóng,
Không tâm, không động.
3- 4- 1999
Bài thơ nhỏ này cô đã làm từ 20 năm trước. Hai chữ “không tâm”, mãi sau này mới thấy cái chiều sâu của nó. Cô tính sẽ viết về nó trong bài thứ 100 rồi chấm hết luôn. Tuy vậy cô tự hỏi mình có viết tới bài thứ 100 hay không mà để dành? Thôi thì viết tới đâu hay tới đó. Ai có duyên đọc hay không, mình cũng không hối tiếc sau này.
Ngày xưa, sao cô hay mở đầu là ngày xưa, có nhiều cái ấn tượng trong nguồn cảm hứng bây giờ. Thuở đó, thường là ký ức trong khoảng 7 năm trung học và 3 năm đại học thôi, còn lúc quá nhỏ thì không có ấn tượng gì. Lúc đó, cô bắt đầu vào lớp đệ thất trường Gia Long, thì cô phải vào sống nội trú. Trường thì ở đường Phan Thanh Giản, Sàigòn. Nhà ba má cô thì ở đường Rừng Sác, về sau đổi tên là Nguyễn Thiện Thuật, gần chợ Bà Chiểu, Gia Định. Lúc đó cô mới 12 tuổi, mặc áo dài trắng đi học. Làm sao ba má dám cho cô đi học một mình, mặc dầu lúc đó cô biết đi xe đạp rồi. Trường Gia Long lúc đó là nữ trung học duy nhất có chế độ nội trú cho nữ sinh. Nên cô ở nội trú 4 năm. Sau khi đậu xong bằng trung học đệ nhất cấp rồi, lên đệ tam, cô mới được ra, về nhà ở và đi học bằng xe đạp, hay xe bus. Mỗi năm, tới kỳ nghỉ hè, ba má cô luôn luôn thưởng các con bằng một chuyến đi nghỉ mát ở Vũng Tàu. Cô rất thích biển, thích tắm biển, mặc dù không biết bơi, cũng không ai dạy mình bơi. Vui đùa lúc đó chỉ là nhảy sóng, ca hát, tắm nắng, đi dạo, ăn uống. Có thể đó là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người.
Kể lể dài dòng chỉ để nói đến một chi tiết thôi, đó là cô làm gì trong biển? Hồi nảy cô mới nói nhảy sóng, thì cũng là việc thường, làm sao để không bị uống nước. Ai cũng biết, thấy từ xa có một lượn sóng sắp chuyển tới, thì mình xoay ngang người, không cho sóng đánh mạnh vào lưng, hay đập thẳng vào mặt. Khi lượn sóng tới, mình chỉ nhún chân nhẹ là lượn sóng nâng người mình lên cao. Rồi khi lượn sóng hạ xuống thì mình cũng hạ xuống cùng nhịp, mình không bị uống nước. Rồi khi mặt biển chỉ lăn tăn, không có sóng to, cô nằm dài trên mặt biển, thảnh thơi, ngắm trời mây. Muốn tới thì hai tay cùng dơ lên đẩy nước ra sau thì lướt đi tới, không mệt nhọc chút nào. Đó, bài này cô chỉ muốn nói tới việc “thả nổi” trên biển. Không phí công sức, không cố gắng một chút nào, và kết quả là: thảnh thơi, mà không bị uống nước biển chút nào.
Có lẽ các em cũng đã có kinh nghiệm “thả nổi” trên biển chứ gì. Tuy vậy, có người không làm được. Một lần, một cô bạn muốn tập thả nổi, nhưng cô ấy không dám nằm trên mặt nước, gồng cứng thân, mặc dù hai tay cô đỡ dưới lưng. Càng sợ thì càng bị uống nước. Cô nói: “Xem như mình nằm xuống giường vậy, tự nhiên thoải mái nằm xuống! Hơi ngước cầm lên một chút thì thăng bằng, không uống nước”. Vẫn không làm được.
Cô muốn nói gì khi cô nhắc tới kinh nghiệm “thả nổi trên biển”?
Về sau, năm 1995, khi cô tình cờ trải nghiệm tiến trình kiến giải những điều không hiểu được trong kinh Hoa Nghiêm và trong các kinh Đại thừa, trạng thái thân và tâm lúc đó cũng tương tự khi “thả nổi trên biển”.
Lúc đó, cô nằm dài trên giường, chờ đợi giấc ngủ tới, không suy nghĩ gì hết. Thân thì thư giãn hoàn toàn, tâm cũng thư giãn. Có thể tâm đêm đó càng an lạc hơn, vì buổi sáng được nghe Thầy giảng pháp. Khi Thầy nói: “Nhìn cái bình hoa này, mình thấy cái bình hoa. Đâu phải cái bình hoa đi vào não bộ của mình. Mà chỉ là những xung lực điện tử truyền vào mắt, vào não bộ của mình khiến cho mình nhận biết nó”. Ngay khi đó, cô nhận ra “cái thất của ngài Duy ma Cật”. Tại sao kinh nói: cái thất của ngài Duy Ma Cật chứa bao nhiêu bồ tát cũng không chật, không đầy. Đó chỉ là ẩn dụ thôi, Phật tánh là cái kho chứa có bao giờ đầy. Mà chứa cái gì? Chỉ là những xung lực điện tử thôi, thì có bao giờ đầy. Niềm vui kéo dài cho tới đêm đó, lại càng nhân lên nhiều thêm sau khi nhận ra những chỗ bí ẩn trong kinh đại thừa. Lúc đó, cô chưa biết thực hành Thiền. Chưa học khóa căn bản.
Mãi sau này cô mới suy gẫm ra điều đó: thân phải hoàn toàn buông thả, tâm cũng trống không, không có chút cố gắng nào. Nói thì dễ, mà thực tế khó hơn. Vì cái thân nó cũng vi tế lắm, nó có khả năng tự phản ứng, mình ra lệnh có khi không được. Cái tâm cũng vậy, càng vi tế hơn. Rất khó điều khiển cái tâm, không thể giấu nó điều gì.
Thí dụ, nó đang lo, mình ra lệnh: “Đừng lo nữa,” chỉ là giả dối thôi, nó không nghe.
Vài năm trước đây, có một sự kiện, cô cũng tình cờ biết qua tin tức truyền thông. Chuyện thương tâm của vài vị tắm biển bị sóng cuốn. Có một vị sống sót, kể lại mình không biết bơi mà nhờ “thả nổi” trên biển, nên còn sống, trong khi có vị bơi giỏi, nhưng vẫn không thoát được. Chỉ một chi tiết nhỏ, có thể không ai để ý tới. Nhưng cô nắm ngay chi tiết này vì cô đã trải nghiệm trạng thái này. Kết quả mầu nhiệm của trạng thái “thân và tâm hoàn toàn trống rỗng, thảnh thơi”.
Trạng thái này như là cái “trạng thái nền”, là cái có sẵn rồi, không phải cái mình tạo ra, mình muốn có, không phải do mình rèn luyện, không phải do mình thực hành bằng một chủ đề nào đó mà được. Tới đây, cô mới hiểu, tại sao có bài kinh Nikàya nói rằng các tầng định của Phật đều là pháp hữu vi, đều phải bỏ đi, mới bước tới nữa được. Khi xưa đọc tới đây, cô hiểu lầm đây chắc là ngoại đạo thêm vào.
Bây giờ thì biết bài kinh đó nói tới chân lý tối hậu. Các tầng định là phương tiện, tương tự chiếc bè. Muốn bước vào nhà, phải bỏ bè lại. Cái nhà là vô tướng, vô nguyện, trống không. Tức là trở lại cái trạng thái nền, cái có sẵn của mình. Cho nên mới là “vô vi, vô tác, vô nguyện”. Còn mong muốn đạt tới, là tâm chưa dừng. Thì chưa đạt được.
Bởi vậy, con thuyền Bát nhã là con thuyền không có đáy, không chứa đựng một cái gì, mới lướt qua được biển sanh tử. Ai còn có một chút gì trong tâm, thì vẫn nặng chình chịch, không lên được con thuyền này. Làm sao tới bờ? Đó là “bí kiếp” của cô, “thả nổi” trên biển đời. Mà làm sao? Thầy ngày xưa thường hỏi mình: “How to do?”
“Ta bước vào đời, như bước vào cuộc chơi,
Thanh thản, thong dong, ta đi trong đời,
Mặc tình nắng mưa, mặc tình sương tuyết,
Khoác áo như huyễn vào, ta cứ rong chơi.”
Tổ Đình, 2- 11- 2020
TN
. Làm sao bơi trên biển mà không kiệt sức? rồi chìm đắm trong biển đời trở lại.
Vấn đề không phải là chống trả hay chạy trốn đau khổ ,phiền não, cho dẫu đến sự sống /chết đi nữa .Trái lại TÂM ta phải đến được với MỘT NHẬN THỨC RÕ RÀNG, ĐẦY ĐỦ về cái hiện hửu đang vây bủa mình mới là đủ cho mọi nhu cầu giải quyết êm xuôi để có thể cho có được tình trạng
“thân và tâm hoàn toàn trống rỗng, thảnh thơi”
<Nước con an ổn>. Con cảm nhận điều đó là nhờ pháp chỉ, nhiếp trì một niệm mà dừng các niêm, , từ nơi đây con kinh nghiệm được cái tâm trống rỗng và cái kinh nghiệm thấy mình nhẹ tênh.Nổi bên trên những gì đang xảy ra. Trong lần cấp cứu tại BV, khi đã ký giấy chấp thuận và nằm đơi bs cắt tỉnh mạch chủ ở khoan bụng kế cận đùi để thông tim giúp con thông cảm và nhận được có lẽ một chút xíu bí kiếp thả nỗi của cô,cũng như con bập bẹ hiểu câu an tâm tại vọng tình con gặp phải khi xem Pháp bảo Đàn trong bài chơn giả động tịnh kệ,một sư kiện mà trước đó con không làm sao hiểu nỗi.Trong cái tự nhận biết của TÁNH và của THỨC đều có khả năng phân tích nhưng khác với THỨC, TÁNH không có cảm xúc kèm theo, thấy như vậy có đúng không,thưa Ni Sư
Vì sao vậy?không nói như ngài Huyền Giác vô minh thật tánh là Phật tánh,mà ta lại thấy nếu tự tánh là phải xa lìa huyễn giả,thì Phật đã không nói chúng sanh có Phật tánh,”cái tâm không bị sanh” cho nên Lục tổ ngài nói:tự tánh chẳng lìa điều huyễn giả,một khi có hiểu biết là có sắc thái tâm biến đôi chỉ có cái tánh biết không đổi.’Cũng như nước chuyễn thể (sắc thái tâm) từ lỏng qua cứng đặc như đá hay qua trống rỗng như hơi nhưng tánh của nó cũng chỉ có một.Đó là tánh ướt .Nên Tổ nói Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động Trong lúc động mà tánh chẳng lay,Nhưng mà biết biệt phân thông suốt các tướng đá ,hơi, lỏng…Trường hợp Ni Sư là kịp thời nhận ra lúc sóng lên ,xuống ,lúc lặng yên không nhầm lẫn mà kịp thời tương tác đẫy nước xuống để lướt tới cách ung dung không nhọc mõi,Đồng thời không bị uống nước mà lại còn có thể ngắm trời mây… Đó mới là nghĩa lý cao tột của cái quả tu bất động.Chứ không phải cái kiểu nói bất động là ròng bất động là cứ trơ trơ như cây,như đá nếu thế thì từ bi ,trí tuệ làm sao có được.Quán thấy như thế,ta đem áp dụng trong đời sống thì thấy một con người có tình thương nhưng đối với vợ ,với con ,với anh với chị tương ứng thì cái tâm thương yêu mỗi mỗi cũng khác như nước lỏng, đá cứng, hơi rỗng trống… Cứ như thế áp dụng ra những tâm, những thái độ cử chỉ gọi “Có tình hiểu biết đương nhiên động
Không động là loài không có tình
Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động
Trong lúc động mà tánh chẳng lay”
Như thế mới gọi là HÒA CÙNG VỚI ĐẠO MẶC DÙ RONG CHƠI Mà hòng thả nổi giữa BIỂN ĐỜI
Đó là những điều con quán xét nhận ra sau khi xem bài TTVN số 78 của Ni Sư và đọc được cái mà Lục Tổ nói AN TÂM TẠI VỌNG TÌNH
…
Tự tánh chẳng lìa điều huyễn giả,
Tâm mình chẳng chánh chỗ nao chơn?
Có tình hiểu biết đương nhiên động
Không động là loài không có tình
Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động
Trong lúc động mà tánh chẳng lay
Chẳng động thiệt ròng tâm chẳng động
Không tình đâu có giống Như Lai !
Biệt phân các tướng đều thông suốt
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu
Hiểu thấu lý mầu như thế ấy
Tức là diệu dụng của Chân Như
….(Lục tổ Đàn kinh HT TUYÊN HÓA p548-549. )
…..
Thành kính .con KH.
vấn đề không phải là chống trả hay chạy trốn đau khổ ,phiền não, cho dẫu đến sự sống /chết đi nữa .Trái lại phải đến. đượ là đủ cho nhu cầu giải quyết có thể êm xuôi để cho
“thân và tâm hoàn toàn trống rỗng, thảnh thơi”
Trạng thái này như là cái “trạng thái nền”,
Là cái có sẵn rồi, không phải cái mình tạo ra, mình muốn có, không phải do mình rèn luyện, không phải do mình thực hành bằng một chủ đề nào đó mà được
“ Hiểu thấu lý mầu như thế ấy
Tức là diệu dụng của Chân Như “
Theo bài kệ dưới đây con còn nhận ra thêm một điều:Ngay trong cuộc sống nầy,HG biết truy cầu tánh BIẾT ĐỦ, sống không xa rời tánh giác ,thường vận dụng năng lực TỰ NHẬN BIẾT của tánh giác mà kham nhẫn và xác định vị trí cái ý là lấy trí huệ làm sự nghiệp…Thì lo gì khổ não hay trôi lăng Tự tánh vốn không nhiễm ô đối với nó không có sự lìa hay cần xa rời huyễn giả hay vọng tình, cho nên Nó chính là một thứ không động giữa động chuyển, thường hằng giữa vô thường biến đổi , một đức sáng,một sức minh triết giữa biển u mê.Giữa chỗ mê động mà muốn tìm cái thiệt tâm không động, giữa cảnh ròng bất động muốn cầu tìm linh động sáng suốt thì còn đâu hơn được nó. HG chúng ta vì thói quen hư hỏng, xấu ác mà dính chìm trong vọng nghiêp trói buộc ,trôi lăng,Nay được Phật tổ khai thi chỗ quang minh,vĩnh hằng sao không quyết tâm ,quyết chí mà an tru nơi đây,cái có sẵn cái mà cho dù không động nhưng năng lực biệt phân rất tinh tường , khỏi hoài công trèo non vượt suối tận mãi đâu ,mà nhào nặn ,tim tòi,tu luyện.
….Tự tánh chẳng lìa điều huyễn giả,
Tâm mình chẳng chánh chỗ nào chơn ?
Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động
Trong lúc động mà tánh chẳng lay
Biệt phân các tướng đều thông suốt
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu
Hiểu thấu lý mầu như thế ấy
Tức là diệu dụng của Chân Như…
(Lục tổ Đàn kinh lược giảng HT TUYÊN HÓA p548- 549)
Thành kính .con KH.
“Thả nổi” trên biển đời.
Sóng đẩy đưa mặc sóng,
Ta cứ nằm yên đây.
Sóng lên rồi sóng xuống,
Ta nghe đời nhẹ tênh.
Thật là:
Tâm mình chẳng chánh chỗ nao chơn?
Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động
Trong lúc động mà tánh chẳng lay
Biệt phân các tướng đều thông suốt
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu
(Pháp bảo Đàn)
<Nước con an ổn>. Con cảm nhận điều đó là nhờ pháp chỉ, nhiếp trì một niệm mà dừng các niêm, , từ nơi đây con kinh nghiệm được cái tâm trống rỗng và cái kinh nghiệm thấy mình nhẹ tênh.Nổi bên trên những gì đang xảy ra. Trong lần cấp cứu tại BV, khi đã ký giấy chấp thuận và nằm đơi bs cắt tỉnh mạch chủ ở khoan bụng kế cận đùi để thông tim giúp con thông cảm và nhận được có lẽ một chút xíu bí kiếp thả nỗi của cô,cũng như con bập bẹ hiểu câu an tâm tại vọng tình con gặp phải khi xem Pháp bảo Đàn trong bài chơn giả động tịnh kệ,một sư kiện mà trước đó con không làm sao hiểu nỗi.Trong cái tự nhận biết của TÁNH và của THỨC đều có khả năng phân tích nhưng khác với THỨC, TÁNH không có cảm xúc kèm theo, thấy như vậy có đúng không,thưa Ni Sư
…
Tự tánh chẳng lìa điều huyễn giả,
Tâm mình chẳng chánh chỗ nao chơn?
Có tình hiểu biết đương nhiên động
Không động là loài không có tình
Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động
Trong lúc động mà tánh chẳng lay
Chẳng động thiệt ròng tâm chẳng động
Không tình đâu có giống Như Lai !
Biệt phân các tướng đều thông suốt
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu
Hiểu thấu lý mầu như thế ấy
Tức là diệu dụng của Chân Như
….(Lục tổ Đàn kinh HT TUYÊN HÓA p548-549. )
Tâm mình chẳng chánh chỗ nao chơn?
Trong lúc động mà tánh chẳng lay
Biệt phân các tướng đều thông suốt
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu
Chân thành tri an Thiền TÁNH KHÔNG:HT Thiền chủ và Ni sư cho con được lãnh hội một GIÁO TRÌNH THIỀN THẬT PHONG PHÚ.
Thành kính .con KH.
Hôm nay con rớt vào tình trạng phải dùng tính nhẫn nhục.
Nhưng khi con nghĩ mình phải nhẫn nhục, thực ra thì không có nhẫn nhục, bồ tát nghịch hạnh thực ra cũng chẳng có bồ tát nghịch hạnh.
Chẳng qua đó là do mình tự đặt ra đây là bồ tát nghịch hạnh, kia là nhẫn nhục.
Thực ra trong sự kiện không có nhẫn nhục, cũng chẳng có bồ tát nghịch hạnh mà chỉ có vấn đề bao quanh quy luật " nhân quả" :
Làm tốt kết quả tốt, làm xấu, kết quả xấu.
Ngay lúc này con cũng nhận ra chỗ đứng "Trung Đạo " trong nhà phật.
Con đứng chỗ "Trung Đạo" thì mọi sự như đang diễn ra trước mắt:
Không giàu, không nghèo
Không tốt, không xấu
Không xa, không gần
Không hơn, không kém
Không thiện, không ác
Không phân biệt.
Mọi thứ lúc này đối với con sao cũng được, không tát y, không phân tích, không lý luận, không so đo, mọi sự kiện xung quanh.
Rồi trong lòng cảm thấy bình an, mọi sự việc cảm như lắng đọng lại .
Con.
NQ.