Xin mời chúng ta đọc truyện 1 vị thiền sư Trung Hoa, đệ tử của ngài Mã Tổ Đạo Nhất, là ngài
ĐẠI MAI PHÁP THƯỜNG: (752- 839)
Sư nguyên họ Trịnh, quê ở Tương Dương, xuất gia từ nhỏ, theo Thầy ở chùa Ngọc Tuyền, Kinh Châu.
Ban sơ đến tham vấn Mã Tổ. Sư hỏi Tổ: "Thế nào là Phật?"
Tổ đáp: "Tâm là Phật."
Nhân đây sư đại ngộ.
Sau khi được truyền tâm ấn, sư đến núi Đại Mai kết cỏ làm am, ẩn túc trong rừng mai suốt 30 năm.
Trong hội Diêm Quan (chỗ giáo hóa của Thiền sư Tề An) có vị tăng vào núi tìm cây gậy, lạc đường đến am sư.
Vị tăng hỏi: "Hòa thượng ở núi này được bao lâu?"
Sư đáp: "Chỉ thấy núi xanh lại vàng bốn lần như thế."
Vị tăng hỏi: "Ra núi đi đường nào?"
Sư nói: "Đi theo dòng suối."
Vị tăng về thuật lại cho Thiền sư Tề An nghe, Tề An nói: "Ta hồi ở chỗ Mã Tổ từng thấy một vị tăng, sau này không biết tin tức gì, có phải là vị tăng này chăng?" Tề An bèn sai vị tăng ấy đi thỉnh sư xuống núi. Sư có bài kệ:
"Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâm
Kỷ độ phùng xuân bất biến tâm
Tiều khách ngộ chi du bất cố
Dĩnh nhơn na đắc khổ truy tầm."
Tạm dịch:
Cây khô gãy mục tựa rừng xanh
Mấy độ xuân về chẳng đổi lòng
Tiều phu trông thấy nào đoái nghĩ
Dĩnh khách thôi thì chớ kiếm tìm.
Mã Tổ nghe sư ở núi bèn sai một vị tăng đến thăm dò. Tăng đến hỏi Sư:
"Hòa thượng gặp Mã Tổ đã được cái gì, về ở núi này?"
Sư đáp: "Mã Tổ nói với tôi: Tức tâm tức Phật, tôi bèn đến ở núi này."
Tăng lại nói: "Gần đây Mã Tổ lại nói: Phi tâm phi Phật."
Sư đáp: "Ông già mê hoặc người chưa có ngày xong, mặc ông phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết tức tâm là Phật."
Vị Tăng trở về thuật lại cho Mã Tổ. Tổ nói: "Đại chúng! Trái mai đã chín!". Từ đó nhiều vị thiền khách tìm đến tham vấn sư.
Sư thượng đường dạy đồ đệ:
"Tất cả các ngươi mỗi người tự xoay tâm lại tận nơi gốc, chớ theo ngọn của nó. Chỉ được gốc thì ngọn tự đến. Nếu muốn biết gốc cần rõ tâm mình. Tâm này nguyên là cội nguồn tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, tâm sinh thì các thứ pháp sinh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt. Tâm chẳng tựa tất cả thiện ác, mà sinh muôn pháp vốn tự như như."
Một hôm, sư chợt gọi đồ đệ đến bảo: "Đến không thể giữ, đi không thể tìm." Sư ngừng một lúc, khi nghe tiếng sóc kêu, sư nói: "Chính là vật này không phải vật khác, các ngươi phải khéo giữ gìn. Nay ta đi đây." Nói xong sư thị tịch (839), thọ 88 tuổi.
Hôm nay cô đổi chủ đề, xem như chúng ta bước qua khảo sát về Thiền sử, học về “hành trạng” của thiền sư thời xưa. Đọc xong tiểu sử ngài Đại Mai, chúng ta nhận ra điều gì, có “thấy” được điều gì hay hay, ngài Đại Mai truyền dạy chúng ta như thế nào, qua cuộc đời của chính ngài, hay qua lời giảng pháp. Mình có thể xem ngài Đại Mai như tiêu biểu cho lối sống và trí tuệ của thiền sư hay không? Cốt lõi của Thiền là sao? Kho báu trí tuệ của mình ở đâu? Sống Thiền là thế nào? Chúng ta có thể ứng dụng như thế nào cho chính mình?
10- 8- 2020
TN
Cốt lõi của giác ngộ ở đây (điều Ngài Đại Mai muốn dạy),tất cả chỉ là trạng thái tâm GỐC, biết nguyên vẹn,không bị sanh,hoàn toàn trống rỗng ,thênh thang, không tên. Nên nói“ Tức tâm là Phật” “Phi tâm phi Phật” đều đúng.
Muốn nóiTỨC TÂM LÀ PHẬT cũng được.Hay nói CHẲNG PHẢI TÂM,CHẲNG PHẢI PHẬT CŨNG KHÔNG SAI. Nên Mã tổ thì nói trái mai đã chín.
Ngài Đại Mai thật sự nắm được cốt lõi củaTHẦY MÃ TỔ muốn diễn đạt dù là tâm hay phi tâm tùy lúc. Cũng chính chỗ nầy mà Ngài Đại Mai đã thốt ra"Ông già mê hoặc người chưa có ngày xong, mặc ông phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết tức tâm là Phật."
Tại sao tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt?
Nếu không có tâm biết thì cái gì biết nói hay biết ra các pháp sanh với các pháp diệt !
Vã lại, như đức Phật đã dạy : nhân duyên sở sanh pháp.Vô số nhân duyên.ngàn đời nương tựa qua lại lẫn nhau làm thành ra cả thế gian nầy .Cái nầy có,cái kia có,cái nầy không, cái kia không.
Thành kính. Con. KH."
Được đọc bài của Ni Sư và ý kiến thầy KH và các bạn Tắc Thiệt được hiểu biết thêm nhiều.Tắc Thiệt xin góp ý nhỏ: Trọng tâm của chuyện nằm ở câu "tức tâm tức Phật ".
"Phi tâm phi Phật " chỉ là một hệ luận để dẫn dắt hoặc ấn chứng."Tức tâm..." là yếu chỉ của hệ phát triển tương đương với yếu chỉ"trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật ".
Một khi ngộ được yếu chỉ còn phải tu học tu hành 30 năm mới công thành.
Kính trình
TTh
Khi đọc bài dạy của Ngài Đại Mai, con liên tưởng đến câu nói của tổ Bồ Đề Đạt Ma " Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật". Các tổ đều dạy các đệ tử phải quay về tâm mình để hiểu rỏ tâm mình và hiểu rỏ cội nguồn của tất cả các pháp. Với hàng đệ tử tại gia như chúng con đây, còn vướng bận trần thế, nên luôn phóng tâm ra ngoài và lắm lúc quên hẵng nhìn vào tâm mình. Có lúc nhớ quay lại tâm nhưng được một lúc lại bị trần cảnh cuốn theo và lại hành sử theo bản năng của một phàm phu.
Trong nhiều năm qua, chúng con đã được học lý thuyết nhiều từ Thầy và Cô, phần còn lại là thực hành. Mà muốn luôn quay về cái gốc của tâm mỉnh, theo cái thấy thiển cận của con, thì điều kiện phải xuất gia hay ẩn cư. Ngài Đại Mai cũng như Lục T̀ổ Huệ Năng đã phải ẩn cư một thời gian rất dài sau khi đại ngộ để có được "trái Mai đã chín".
Thành kính. Con NH
“ Tức tâm tức Phật” là gì?
“Phi tâm phi Phật” là gì?
Hai câu này đều đúng. Tại sao?
Tại sao ngài Đại Mai là đệ tử mà không giảng dạy y hệt thầy Mã Tổ của mình?
Tại sao ngài Mã Tổ lại khen: “Trái mai đã chín”.
Ngài Đại Mai dạy đệ tử điều gì? Tại sao tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt?
Ni Sư kính mến,
Cốt lõi của giác ngộ ở đây (điều Ngài Đại Mai muốn dạy),tất cả chỉ là trạng thái tâm GỐC, biết nguyên vẹn,không bị sanh,hoàn toàn trống rỗng ,thênh thang, không tên. Nên nói“ Tức tâm tức Phật” “Phi tâm phi Phật” đều đúng.
Muốn nóiTỨC TÂM LÀ PHẬT cũng được.Hay nói CHẲNG PHẢI TÂM,CHẲNG PHẢI PHẬT CŨNG KHÔNG SAI.
Ngài Đại Mai thật sự nắm được Ý củaTHẦY MÃ TỔ.Cũng chính chỗ nầy mà Ngài Đại Mai đã thốt ra"Ông già mê hoặc người chưa có ngày xong, mặc ông phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết tức tâm là Phật."
Tại sao tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt?
Nếu không có tâm biết được sanh thì cái gì biết nói hay biết ra các pháp sanh với các pháp diệt !
Thành kính. Con. KH.
Đọc đi đọc lại bài này nhiều lần, ấn tượng nhất đối với con vẫn là hình ảnh "xuất gia từ nhỏ", "đại ngộ", "được truyền tâm ấn" rồi "sư đến núi Đại Mai kết cỏ làm am, ẩn túc trong rừng mai suốt 30 năm".
Con thật ngưỡng mộ hình ảnh vị tăng trẻ, đạt đạo, tự mình kết cỏ làm am, an nhiên với hạnh độc cư suôt 30 năm!
Con tưởng tượng hình ảnh "ẩn túc" trong rừng mai suốt 30 năm của vị tu sĩ đã ngộ đạo thật là an nhiên tự tại; nó không giống như các hình ảnh ẩn cư thông thường vì yếm thế, vì chán chường thế sự...
Con thật thích hình ảnh này.
Con,
Tâm Sơn
Ni Sư viết:
“Mình có thể xem ngài Đại Mai như tiêu biểu cho lối sống và trí tuệ của thiền sư ? Cốt lõi của Thiền là sao? Kho báu trí tuệ của mình ở đâu?
Sống Thiền là thế nào? Chúng ta có thể ứng dụng như thế nào cho chính mình?”
Đọc xong tiểu sử ngài Đại Mai, chúng ta nhận ra điều gì, có “thấy” được điều gì hay hay, hay qua lời giảng pháp.
Ngài Đại Mai truyền dạy chúng ta như thế nào, qua cuộc đời của chính ngài,
Môi người tự xoay tâm lại tận nơi gốc chớ theo ngọn của nó . Muốn biết gốc cần rõ tâm mình.Tâm là cội nguồn của tất cả các pháp.
Tâm chẳng tựa tất cả thiện ác, mà sinh muôn pháp vốn tự như như."
Ngài đã độc hành ,độc bộ ,tìm nơi tỉnh vắng sống ẩn cư.Suốt 30 năm quán xét cho tháu đáo cái chỗ tâm ngộ TỨC TÂM TỨC PHẬT được Mã tổ khai thị cho.Vỡ thấu nghĩa NHƯ của tâm mình
Mặc ông phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết tức tâm là Phật.
Lời phát biểu không hề xem thường Thầy,trái lại chỉ nói lên cái sức mạnh có được từ một nhận thức sâu sắc về chân tâm cái cốt lõi của sự chứng ngộ. "Tất cả các ngươi mỗi người tự xoay tâm lại tận nơi gốc
.Có khác gì bài học PHẢN QUANG TỰ KỸ, QUAY VÀO THƯỜNG BIẾT TÂM MÌNH chúng con được học ngày hôm nay
Cốt lõi của Thiền là sao? Kho báu trí tuệ của mình ở đâu?
Chúng ta có thể ứng dụng như thế nào cho chính mình? Sống Thiền là thế nào?
Nhận ra được chân tâm, chỗ mấu chốt của tất cả pháp thê gian, và xuất thế gian là giác ngộ, thoát khổ khỏi ám ngại đè nặng và giới hạn của thân tứ đại. và giải thoát khỏi khổ luân hồi sanh tử.Ngài cũng nhấn mạnh::
Tâm chẳng tựa tất cả thiện ác, mà sinh muôn pháp vốn tự như như."
Quả thật kiến giải của bậc chứng ngộ như tánh của tâm , siêu vượt nhị nguyên đối đãi, mà chiều sâu của tánh như nầy chính là kho báu của mỗi người trong chúng ta khi tu tập có kết quả.
Phương pháp thiền quán của thiền sư quan sát Tâm, mình cũng thấy cái Biết rõ ràng mà yên lặng. Là nó đang trống rỗng, thênh thang. Thì cũng là
Thấy trong chánh niệm, cũng là
Thấy như thực,
Thấy cái đang là, cũng là
Thấy như vậy.
Từ cái Tự Nhận Biết (không lời) (Self-Awareness) đi tới cái
Tự Nhận Thức(Self- Cognition). (không lời), cũng là một tiến trình thực tập Định lâu dài. (quan sát tâm).
.Sống thiền là đi ,đứng ngồi nằm mở rộng bốn tánh thấy, nghe,xúc chạm và nhận thức đều trong tỉnh thức nghĩa là luôn thấy biết trống rỗng ,thênh thang.Như lời thiền sư đã dạy Tâm chẳng tựa tất cả thiện ác, mà sinh muôn pháp.Tâm vốn tự như như."
Biết không lời chiều sâu hun hút
Dọn trống đường trí não tịch nhiên
Vào không lời
sắc- không hòa một
Quá khứ- vị lai vắng bóng hoàntoàn . . Bây giờ- ở đây: gom tóm lại
Đất- trời không đối đãi,
Đường đi không hai bờ,
Còn chỉ đáy mắt xanh
Tuệ tri và an trú
Vạn lời, Như không nói
Một thoáng Đời mong manh
Thành kính.Con.KH.
Sống thiển là sống trong Bát Chánh Đạo . Ứng dụng cho bản thân tu Huệ : thiền sư đốn ngộ qua tham vấn , quay vào trong chuyển hoá tâm để thoát khổ và nếu có thể giải thoát luân hồi , Thưa ni sư
. Mình có thể xem ngài Đại Mai như tiêu biểu cho lối sống và trí tuệ của thiền sư. . Cốt lõi của Thiền là sao? Kho báu trí tuệ của mình ở đâu? Sống Thiền là thế nào? Chúng ta có thể ứng dụng như thế nào cho chính mình?
Biết không lời chiều sâu hun hút
Dọn trống đường cho trí não tịch nhiên
Vào không lời sắc- không hòa một
Quá khứ vị lai vắng bóng hoàn toàn
Gom tóm lại: bây giờ- ở đây.
Đất- trời không đối đãi,
Còn chỉ đáy mắt xanh
Vạn lời, Như không nói
Một thoáng nhìn mong manh.
Thành kính.Con.KH.