THIỀN SƯ NI DIỆU NHÂN
Chúng ta cùng đọc truyện một vị thiền sư ni Việt Nam, trích trong sách <Dạo Bước Vườn Thiền> là 333 truyện Thiền, Đỗ Đình Đồng biên soạn.
Ni sư Diệu Nhân, tên thế tục là Ngọc Kiều, là con gái của Phụng Loát Vương. Lúc còn nhỏ, bà được vua Lê Thánh Tông nuôi trong hoàng cung. Lớn lên gả cho nhà họ Lê. Khi chồng mất, bà không tái giá. Một hôm bà than:
- Ta xem tất cả pháp trong thế gian như giấc mộng, huyễn ảo, huống là các thứ phù vinh mà đáng trông cậy sao?
Rồi bà đem tất cả tư trang ra bố thí, cạo tóc xuất gia. Sau khi đắc pháp với Thiền sư Chân Không, bà làm trụ trì Ni Viện Hương Hải ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du Bắc Việt.
Có người đến cầu học, ni sư dạy:
- Chỉ tánh mình trở về nguồn, nhanh chậm liền tùy đó mà vào.
Thường ngày, ni sư chỉ thích ngồi lặng lẽ, có bệnh kỵ âm thanh và màu sắc. Có người học hỏi:
- Tất cả chúng sanh bệnh nên ta bệnh, tại sao lại kỵ thanh sắc?
Ni sư dùng mấy câu kinh Kim Cang trả lời:
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh tìm ta,
Người ấy hành tà đạo,
Không thể thấy Như Lai .
- Tại sao ngồi yên ?
- Xưa nay không đi .
- Thế nào chẳng nói ?
- Đạo vốn không lời .
Một hôm (vào năm 1113), ni sư có bệnh, nói kệ dạy chúng:
Sanh già bệnh chết
Xưa nay lẽ thường.
Muốn cầu thoát ra
Mở trói thêm ràng.
Mê đó tìm Phật
Lầm đó cầu Thiền.
Thiền, Phật chẳng cầu,
Uổng miệng không lời .
Nói kệ xong, ni sư cạo tóc, tắm rửa, ngồi kiết già viên tịch.
(Thiền Sư Việt Nam)
Đọc tiểu sử của Thiền sư ni Diệu Nhân, chúng ta có cảm nghĩ gì?
- Trong sách sử Thiền, hầu hết đều là các vị Thiền sư, rất hiếm mới có một vị Ni được ghi lại trong sử liệu. Đây là sử của chúng ta. Nhìn qua Thiền sử Trung Hoa, hầu như không có vị nữ nào được ghi chép đầy đủ. Trong thực tế không phải là không có người nữ giỏi trong Thiền. Như chuyện Bà lão đốt am, như chuyện Bà lão bán bánh bao và ngài Chu Kim Cang, như chuyện Bà lão có tha tâm thông biết tâm của chư vị tỳ kheo đến trọ chỗ của bà. Đây là những bà lão không tên tuổi, không phải là người xuất gia, mà còn giỏi như vậy.
- Chúng ta nhận biết con đường tu của mình khế hợp với những lời dạy của thiền sư ni Diệu Nhân:
+ Đạo vốn không lời: tâm không lời, trống rỗng, lặng yên, thì ngay đó là nhận ra chân lý, nhận ra Phật, nhận ra bản tâm.
+ Không cần tới hình sắc, hay âm thanh, Vì hình sắc hay âm thanh là bên ngoài <chỗ đó>.
+ Sanh, già, bệnh, chết là luật tiến hóa tự nhiên. Khởi tâm muốn thoát ra, lại là thêm tự trói chặt.
+ Đi tìm Phật bên ngoài là mê. Đi cầu Thiền từ bên ngoài là lầm. Ta quay lại nhận ra bản tâm mình vốn trong sáng sạch trơn. Thì không uổng công.
+ <Xưa nay không đi>, tức là không có đến thì không có đi, không có sanh ra, cũng không có chết đi. Lúc nào cũng trụ yên. Trụ ở đâu? Niết bàn, không đến không đi, chỗ vô tướng, chỗ vô nguyện, chỗ trống không, chỗ bất động, chỗ thênh thang khắp cả pháp giới. Mình nhớ tronh kinh Bát nhã ba la mật, Phật nói: Như Lai không đến không đi, không sắc tướng, không âm thanh, không ba đời v.v...
+ Sanh tử tự tại: thiền sư ni Diệu Nhân ngồi kiết già viên tịch. Ra đi trong tỉnh thức, tức là trong Định, tức là nhập niết bàn. Trên đời có mấy ai ra đi như thế? Tất cả các vị thiền sư xưa đều ra đi tự tại. Sống thì tỉnh thức, ra đi cũng tỉnh thức, an nhiên, nhẹ nhàng, như chiếc lá vàng khô rồi rụng theo cơn gió thoảng.
Cuộc đời của thiền sư, như đóa hoa quỳnh, trong trắng nở tròn đầy trong đêm tối, hương tỏa phảng phất. Nhưng trên đời có mấy ai hay, biết thưởng thức hương sắc đóa hoa quỳnh. Khi mặt trời lên, đời nhìn thấy đóa hoa quỳnh, thì hoa đã phai tàn, rũ cánh, giã từ trần gian. Để lại cho ai nỗi niềm ngơ ngẩn?
CẢM ĐỀ
Lợi ích cho đời,
Đúng thời mới nở,
Trăm năm một thuở,
Như đóa vô ưu.
Đêm tối một mình,
Tỏa hương thơm phức,
Mấy ai thưởng thức,
Như đóa hoa quỳnh.
Như cánh chim bay,
Không lưu dấu lại.
Huy hoàng lộng lẫy,
Như ráng chiều nay.
Giữa biển bùn đen,
Vươn lên như sen.
Thiền sư một đời,
Chiếc nhạn ngang trời.
9- 6- 2020
TN
Ni Sư kính mến,
Nguyễn L. vẫn không quên lời Ni sư thường nhắc nhở NGƯỜI TU LÀ ĐỘC HÀNH ĐỘC BỘ.Thú thật với Ni Sư,lúc đầu , mới nghe NgL.liền cảm nhận bàn hoàn, và như ngợp thở với cái cảm nghĩ phàm phu lẽ loi,đơn độc.Nhưng may thay lúc đó còn có BỬU PHÁP BIẾT KHÔNG LỜI thực hành hơi lâu rồi cứu giá.
Con thấy chỉ có Tâm BIẾT KHÔNG LỜI thì kẻ phàm phu như chúng con có được con đường tốt dẫn tới cái hạnh phúc “HẾT Ý”,không thể nghĩ bàn kia.
Hạnh phúc tỉnh lặng thanh cao.
. Một thứ bình an, hạnh phúc Không thể dùng lời,lẽ để hiểu ,để suy nghĩ và bàn luận gì được.
Giữa một đêm khuya trong một căn liều rách nát bên vệ đường dưới ánh trăng,vị thiền sư đang tọa ở một góc nhà. Sau khi cởi ra và trao chiếc y duy nhất trên ngừời cho tên trộm đang dáo dát tìm kiếm một cách vô vọng và cuối cùng hắn tính bỏ đi.Ngài nói với hắn, tay vừa chỉ lên mặt trăng tỏa sáng êm dịu trên bầu trời lấp lánh sao :Ta còn một thứ nữa vô cùng quý giá ,xinh đẹp đang đóng cheo leo trên cao kia, con biết cách lấy ,hãy nhận luôn đi !Nhưng tên trộm ngẫn ngơ tay ôm chiếc y vội vàng bước đi …
HỒN NHIÊN:
“ Đóa hoa dại bên đường,Kiếp sống thoảng mây bay,Sắc hướng tròn trọn hiến.Mười phương mây tan tụ,Bóng chừ trụ nơi mô ?.Con đường không hai bờ,Giữa đất trời thênh thang,tuệ tri và an trú.Thiền,thiền đẹp hồn nhiên.Nụ cười tỉnh mê tình”.Vô thường thật bi tráng !
Thưa Ní Sư,
Con, NgL.vẫn không quên lời Ni sư thường nhắc nhở NGƯỜI TU LÀ ĐỘC HÀNH ĐỘC BỘ.Thú thật với Ni Sư,lúc đầu mới nghe NgL.liền cảm nhận bàn hoàn, ngợp thở.Nhưng may thay còn có BỬU PHÁP BIẾT KHÔNG LỜI đang thực hành khá lâu rồi cứu khỏi nỗi thống khổ do đối đãi.
NgL.thấy chỉ có nương Tâm BIẾT KHÔNG LỜI thì kẻ phàm phu như chúng con chút Ít cũng có ngay cái hạnh phúc "ngoài lời "kia
Hạnh phúc tỉnh lặng .
. Một thứ bình an, hạnh phúc Không thể dùng lời,lẽ nghĩ bàn được.
Giữa một đêm khuya trong một căn liều rách nát bên vệ đường dưới ánh trăng,vị thiền sư đang tọa thiền như một pho tượng ở một góc nhà.Trong khi có một tên trộm có lẽ đang dáo dát lục lội tìm kím một cách vô vọng .Và cuối cùng,sau khi cởi ra và trao chiếc y duy nhất khoát trên ngừời cho tên trộm.Ngài ôn tồn nói với hắn, tay vừa chỉ lên mặt trăng tỏa sáng êm dịu trên bầu trời lấp lánh sao :Ta còn một thứ nữa vô cùng quý giá ,xinh đẹp đang đóng cheo leo trên cao kia, con biết cách lấy , con hãy nhận luôn đi !Nhưng tên trộm ngẫn ngơ , dường như không hiểu lắm.Tay hắn ôm chiếc y vội vàng bước đi khỏi lều…
HỒN NHIÊN.
“Đóa hoa dại bên đường,Kiếp sống thoảng mây bay,Sắc hướng tròn trọn hiến.Mười phương mây tan tụ,Bóng chừ trụ nơi mô ?.Con đường không hai bờ,Giữa đất trời thênh thang,Tuệ tri và phóng khoáng.Thiền,thiền đẹp hồn nhiên.Nụ cười giữa mê tình .Vô thường đẹp bi tráng“ !N
“Khi mặt trời lên, đời nhìn thấy đóa hoa quỳnh, thì hoa đã phai tàn, rũ cánh, giã từ trần gian. Để lại cho ai nỗi niềm ngơ ngẩn?”
KH vẫn không quên lời Ni sư thường nhắc nhở NGƯỜI TU LÀ ĐỘC HÀNH ĐỘC BỘ.Thú thật với Ni Sư,lúc đầu mới nghe NgL.liền cảm nhận bàn hoàn, ngợp thở.Nhưng may thay còn có BỬU PHÁP BIẾT KHÔNG LỜI cứu giá.
Ng.Lap thấy chỉ có nỗ lực thực hành Tâm BIẾT KHÔNG LỜI thì kẻ phàm phu như con mới car gan dám kỳ vọng mon men mà nhóng tới cái hạnh phúc “HẾT Ý” nọ.
Giữa một đêm khuya trong một căn liều rách nát bên vệ đường dưới ánh trăng,vị thiền sư đang tọa ở một góc nhà. Sau khi cởi ra và trao chiếc y duy nhất trên ngừời cho tên trộm đang dáo dát tìm kiếm một cách vô vọng và cuối cùng hắn tính bỏ đi.Ngài nói với hắn, tay vừa chỉ lên mặt trăng tỏa sáng êm dịu trên bầu trời lấp lánh sao :Ta còn một thứ nữa vô cùng quý giá ,xinh đẹp đang đóng cheo leo trên cao kia, con biết cách lấy ,hãy nhận luôn đi !
Đóa hoa dại bên đường,Kiếp sống thoảng mây bay,Sắc hướng tròn trọn hiến.Mười phương mây tan tụ,Bóng chừ trụ nơi mô ?.Con đường không hai bờ,Giữa đất trời thênh thang,Tuệ tri và phóng khoáng.Thiền,thiền đẹp hồn nhiên.Nụ cười giữa mê tình !
Con thành kinh tri ân Ni Sư.Nguyễn Lập.